(Tuần 2: Những đồ chơi quen thuộc, gần gũi với trẻ )
Từ ngày: 03/11 đến ngày 07/11/2014)
Đón trẻ – Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh
2-Hoạt động ngoài trời :
-Quan sát đồ chơi ngoài trời: Quan sát đu quay.
– Trò chơi vận động :Nu na nu nống .
-Trẻ chơi tự do.
YÊU CẦU :
-Trẻ nhận biết, chỉ đúng và nói đúng :Tên của đồ chơi ? Công dụng của đồ chơi mầm non? Cách sử dụng…?
-Kết hợp cùng cô cùng bạn chơi trò chơi :Nu na nu nống..
CHUẨN BỊ ;
-Đầu tóc quần áo cô và trẻ gọn gàng sạch sẽ.
– Sân tập thoáng mát, sạch sẽ. Đảm bảo an toàn cho trẻ.
HƯỚNG DẪN :
- – quan sát có mục đích : -Quan sát đồ chơi ngoài trời: Quan sát đu quay.
– Cô dẫn trẻ xuống sân đến địa điểm cần quan sát : Đố trẻ: đây là cái gì? Dùng để làm gì? Cô hướng dẫn trẻ cách trèo và ngồi lên đu quay. Giáo dục trẻ khi đu quay hoạt động, ngồi trên đu quay phải ngồi im, tay nắm chặt vào thành đu quay.
b- Trò chơi vận động : Nu na nu nống .
– Cô nhắc tên trò chơi, luật chơi – Luyện tập cho trẻ chơi vài lần.
c.Trẻ chơi tự do .
-Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ.
3-Hoạt động chung :
I- YÊU CẦU :
*Kiến thức:
-Trẻ tập theo cô các động tác của bài Tập với đá nhỏ.
– Trẻ biết bước cao chân qua vật cản, không chạm vào vật cản.
– Trẻ biết kết hợp cùng bạn chơi trò chơi “Kéo cưa, lừa xẻ”.
*Kỹ năng:
-Rèn luyện kỹ năng và hoàn thiện vững chắc bước đi cho trẻ khi bước qua vật cản không chạm vật cản.
*Giáo dục:
-Trẻ chú ý tập bài tập “Tập với đá nhỏ” theo cô.
-Trẻ đi lên khi nghe cô gọi tên và nhẹ nhàng bước qua vật cản không chạm vật cản.
II- CHUẨN BỊ :
* Đồ dùng dạy học :
(vạch chuẩn cách xa vật cản 100-cm)
– Đá nhỏ đủ cho cô và trẻ mỗi người hai viên.
-Vật cản: Gối dài đường kính 20-25cm dài 80-100cm.
* Nội dung tích hợp :
– Môi trường xung quanh:Trò chuyện về : Những đồ chơi quen thuộc với bé…
– Văn học: Thơ “ Cùng chơi”.
III- HƯỚNG DẪN :
* Ổn định : Thơ “ Cùng chơi”
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về những đồ chơi quen thuộc…
Hoạt động 1: Khởi động :
-Trẻ làm các động tác khởi động : Đi bình thường-chạy nhanh dần –nhanh –chậm dần –lấy đá đứng lại thành vòng tròn.
Hoạt động 2 : Trọng động
A – BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG :TẬP VỚI ĐÁ NHỎ
Động tác: Hô hấp :
*Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên hai tay thả xuôi:
1- Giơ tay thẳng lên cao trên đầu và hít vào thật sâu và từ từ thở ra.
2-Về tư thế chuẩn bị.
“Tập 2-3 lần”
– Động tác 1: Tay
*Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên hai tay cầm đá thả xuôi .
1- Hai tay đưa thẳng về phía trước, và gõ hai viên đá vào nhau.
2-Về tư thế chuẩn bị.
“Tập 2 lần”
– Động tác 2:Lưng bụng
*Tư thế chuẩn bị:như động tác 1
1- Cúi gập người về phía trước, gõ hai viên đá vào nhau.
2-Về tư thế chuẩn bị .
“Tập 2 lần”
–Động tác 3: Chân
+Đặt hai viên đá trước mặt, nhảy qua, rồi quay nhảy trở lại.
“Tập 4 lần”
B –VẬN ĐỘNG CƠ BẢN : BƯỚC QUA VẬT CẢN
-Cô giới thiệu tên bài…
-cô vận động mẫu: 2 lần.
+Lần 1: Vận động đúng các động tác của bài.
+Lần 2: Cô vận động mẫu và phân tích động tác :Tư thế chuẩn bị: Cô đứng tự nhiên ngay vạch chuẩn, nghe hiệu lệnh đi lên bước cao chân qua vật cản. Không chạm vật cản. Xong cô đi sau lưng bạn về chỗ của mình.
-Mời lần lượt 2 trẻ một lên bước.
-Mời lần lượt từng cá nhân trẻ lên bước qua vật cản.“Cô sửa sai cho trẻ ,khuyến khích trẻ bước qua vật cản không chạm vật cản.” ‘”Cho trẻ bước 2 lần”( Lưu ý trẻ bước đổi chân)
-Hỏi trẻ tên bài vận động?.
C- TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG : KÉO CƯA, LỪA XẺ.
-Cô nhắc luật chơi, cách chơi.
-Từng đôi trẻ nắm tay nhau và kéo cưa lừa xẻ vài lượt.
– Hoạt động 3 : Hồi tĩnh :
– Trẻ nhẹ nhàng trong phòng tập khoảng 1 phút
* Kết thúc : Trẻ nghỉ đi vệ sinh ,uống nước .Chuyển hoạt động .
4- Hoạt động góc :
I- Yêu cầu :
-Cô dạy trẻ cách sắp xếp cửa hàng đồ chơi sao cho phù hợp và đẹp mắt, hướng dẫn trẻ cách bán hàng…
– Trẻ xếp cổng, đường đi vào công viên theo cô hướng dẫn .
– Trẻ xem và giở tranh không rách, trẻ nhận biết và nói tên một số đồ chơi trong tranh.
– Trẻ ngồi ngay ngắn, cầm viết chì sáp đúng cách, vẽ đường cong liền nét thành hình giống bóng bay.
II – Chuẩn bị :
–Góc phân vai: Một số đồ chơi quen thuộc: (Đồ chơi nấu ăn “ Đồ chơi gia đình: Nồi, xoong, bát, thìa, giường, tủ, bóng, vòng…”Để trẻ bán hàng.
– Góc xây dựng: Một số gạch, gỗ, cây xanh để trẻ hoạt động.
-Góc học tập: Chuẩn bị một số tranh, lô tô có vẽ những hình ảnh về một số đồ chơi quen thuộc, gần gũi với bé…
-Góc nghệ thuật:Chuẩn bị bàn ghế, viết chì sáp màu, giấy A4 để trẻ vẽ bóng bay.
III –Hướng dẫn :
– Góc phân vai: Bán hàng ( Cửa hàng bán đồ chơi quen thuộc, gần gũi với bé…)
– Góc xây dựng : Xếp cổng, đường đi công viên.
– Góc học tập: Xem tranh lô tô có vẽ một số đồ chơi gần gũi, quen thuộc với bé.
– Góc nghệ thuật: Vẽ bóng bay.
5 – Vệ sinh – Ăn trưa
6- Ngủ trưa .
7 – Vệ sinh – quà xế .
8- Sinh hoạt chiều : GD trẻ ngoan “Đến lớp chào cô, về nhà chào ông bà, cha, mẹ…”
*Yêu cầu: Trẻ đã được thay quần, áo sạch sẽ, cô cho trẻ ngồi hình vòng cung.
*Hướng dẫn:
-Trẻ hát bài Cả nhà thương nhau.
-Cô đố trẻ “Bài hát đó tên gì:” )Trẻ chưa biết cô gợi ý)
-Cô hỏi trẻ các câu hỏi: “ Nhà bạn có mấy người?” … “Là những ai?” “Đi học bạn có chào ai không?” “Đến lớp bạn chào ai?”… GD trẻ đi học thưa ông, bà, cha mẹ …Đến lớp chào cô giáo…
*Kết thúc hát bài hát “ Cháu yêu bà”.
9 – Trả trẻ.
1-Đón trẻ – Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh
2-Hoạt động ngoài trời :
-Quan sát cầu tuột.
– Trò chơi vận động :Bóng tròn to.
-Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ.
I.Yêu cầu :
-Trẻ biết tên và công dụng của cầu tuột.
-Trẻ nắm chặt tay nhau thành vòng tròn chơi trò chơi vận động: Bóng tròn to.
-Trẻ nghe lời cô khi dạo chơi ngoài trời.
II.Chuẩn bị :
– Đầu tóc, quần áo, giầy dép cô và trẻ gọn gàng sạch sẽ.
III. Hướng dẫn :
a- Quan sát có mục đích : quan sát cầu tuột.Cho trẻ đứng gần cầu tuột và hỏi : “Cái gì đây?” “Để làm gì?” “ Khi chơi cầu tuột các con phải làm sao?” … “ Giáo dục trẻ khi chơi cầu tuột phải trèo từ từ lên tới đỉnh, tuột xuống nhẹ nhàng, nếu có bạn đang tuột rồi thì mình đợi bạn tuột xong mình tuột. Không chen lấn, xô đẩy bạn gây tai nạn…”
-Kết hợp cùng cô cùng bạn chơi trò chơi :Bóng tròn to.
c- Trẻ chơi tự do .
-Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ .
3-Hoạt động chung :
I.YÊU CẦU :
*Kiến thức:
-Trẻ nói tên bài thơ,đọc thơ theo yêu cầu của cô.Tập cho trẻ đọc thơ to, rõ ràng.
-Rèn ngôn ngữ trẻ nói rõ ràng, mạch lạc.
*Kỹ năng:
– Rèn kỹ năng nghe và nói cho trẻ.
*Giáo dục:
-Trẻ chú ý nghe cô đọc thơ. Đọc theo cô.
-Giáo dục trẻ khi chơi rủ bạn cùng chơi, đoàn kết với bạn. Khi chơi có bạn chơi chung thì rất vui…
– II.CHUẨN BỊ :
* Đồ dùng dạy học :
*bài giảng điện tử.
* Nội dung tích hợp :
– Môi trường xung quanh : Trò chuyện với trẻ về :Những đồ chơi gần gũi quen thuộc với bé…
– Giáo dục âm nhạc : hát bài “ Em tập lái ô tô”.
III.HƯỚNG DẪN:
* Ổn định : Hát bài : “ Em đi chơi thuyền”.
* Trò chuyện với trẻ về: Những đồ chơi gần gũi quen thuộc với bé…
Hoạt động 1: Cô đọc thơ cho trẻ nghe.
-Cô nói tên bài thơ, đọc diễn cảm bài thơ “Cùng chơi”cho trẻ nghe vài lượt” Kèm hình ảnh minh họa.( Giải thích từ khó như: Tha thẩn: Cho trẻ hình dung được là bé đang chơi có một mình, rất buồn, không có bạn… Mái nhà chung: Chỉ trường mầm non tất cả các bé cùng tới học, vui chơi, đoàn kết coi nhau như anh em một nhà)
-Hoạt động 2 : đàm thoại .
“-Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?”
“Trong bài thơ nói một mình bé đang làm gì ?”
“Bé có rủ bạn ra không?”
“ Trường mầm non mái nhà gì?”
“Chúng mình phải làm sao mới vui?” “Tại sao phải đoàn kết với bạn?”
– Cô mời lần lượt các trẻ trả lời . “Yêu cầu trẻ nói được tên bài thơ và trẻ trả lời các câu hỏi theo nội dung bài thơ”.Tập cho trẻ nói rõ ràng, rành mạch, tròn câu, đủ ý.
-Hoạt động 3 : Trẻ đọc thơ
– Mời lớp đọc thơ 2-3 lần.
-Cô mời từng nhóm 3-4 trẻ lên đọc thơ.
– Mời lần lượt từng trẻ lên đọc thơ. “ Cô sửa khi trẻ đọc thơ sai, luyện tập nói cho những trẻ nói ngọng, đớt, tập cho trẻ nói đúng rõ ràng.”
– Cả lớp đọc 1-2 lần nữa .
– Hỏi trẻ tên bài thơ ?
-Giáo dục trẻ khi chơi rủ bạn cùng chơi, đoàn kết với bạn. Khi chơi có bạn chơi chung thì rất vui…
* Kết thúc : Trẻ chơi trò chơi “bóng tròn to” vài lượt. Trẻ nghỉ đi vệ sinh, uống nước..Chuyển hoạt động.
4- Hoạt động góc :
Yêu cầu :
– Trẻ biết sắp xếp cửa hàng đồ chơi gọn gàng và đẹp mắt, trẻ biết tên món hàng mình bán, giá tiền của món hàng đó…
– Trẻ xếp được cổng và đường đi vào công viên như yêu cầu của hoạt động.
– Trẻ biết giở sách, nhận biết và nói tên một số đồ chơi trong tranh. Đồ chơi đó dùng để làm gì?( Dùng để nấu ăn, hay dùng để cho em búp bê ngồi…)
– Trẻ ngồi ngay ngắn, cầm viết chì sáp đúng cách, vẽ những đường cong liền nét thành hình giống bóng bay. Trẻ có thể vẽ nhiều bóng bay.
5 – Vệ sinh – Ăn trưa
6- Ngủ trưa .
7 – Vệ sinh – quà xế .
8- Sinh hoạt chiều : GD trẻ sử dụng tiết kiệm điện hiệu quả.
*Yêu cầu: Trẻ đã được thay quần, áo, rửa mặt, mũi chân, tay sạch sẽ.
*Hướng dẫn:Cô giáo dục trẻ khi đi rửa tay nhớ vặn vòi nước lại. Không tự ý mở ti vi, đầu đĩa, không lại gần, không thò tay vào cánh quạt…
-Kết thúc cho trẻ hát bài “Đi học về”
9 – Trả trẻ .
- Đón trẻ – Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh .
- Hoạt động ngoài trời :
-Quan sát: Hạt và dây.
– Trò chơi vận động : Dung dăng dung dẻ.
-Trẻ chơi tự do.
I.YÊU CẦU :
-Trẻ nhận biết và tập nói được tên của đồ chơi? Công dụng?…
-Kết hợp cùng cô cùng bạn chơi trò chơi : Dung dăng dung dẻ.
II.CHUẨN BỊ ;
-Đầu tóc, quần áo, giày dép cô và trẻ gọn gàng sạch sẽ .
– Sân tập thoáng mát .
III. HƯỚNG DẪN :
a – quan sát có mục đích :Quan sát hột, hạt và dây.
-Cô dẫn trẻ đến địa điểm cần quan sát :đố trẻ “Đây là cái gì?” “ Dùng để làm gì?”. Cô hướng dẫn trẻ cách cầm dây và xâu hạt…Cách bảo quản đồ chơi…
b- Trò chơi vận động : Dung dăng, dung dẻ.
– Cô nhắc tên trò chơi ,luật chơi – Luyện tập cho trẻ chơi được thành thạo
c -Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ
3-Hoạt động chung:
- YÊU CẦU :
*Kiến thức:
-Trẻ nhận biết và nói đúng tên của đồ chơi? Một số đặc điểm nổi bật: VD: Màu sắc của đồ chơi? Và một số chi tiết của đồ chơi…
*Kỹ năng:
– Rèn kỹ năng quan sát, nghe, luyện ngôn ngữ cho trẻ nói rõ ràng.
*Giáo dục:
-Trẻ chú ý nghe cô hướng dẫn.
-Giáo dục trẻ: Khi hoạt động với đồ chơi không tranh giành đồ chơi với bạn. Chơi xong phải cất đồ chơi nhẹ nhàng, gọn vào nơi qui định.
II .CHUẨN BỊ :
* Đồ dùng dạy học :
.*Bài giảng điện tử. Trống lắc, bóng tròn, khối gỗ vuông.
-Một số tranh lô tô có vẽ hình :Trống lắc, bóng nhỏ….Đủ trẻ hoạt động.
*Nội dung tích hợp :
-Văn học : Thơ “ Cùng chơi”
III. HƯỚNG DẪN :
* Ổn định: Chơi trò chơi “ Trời tối, trời sáng”
*Trò chuyện với trẻ về những đồ chơi gần gũi, quen thuộc với bé…
Hoạt động 1: Trẻ quan sát một số đồ chơi gần gũi, quen thuộc: Trống lắc, Bóng tròn.
-Cô lần lượt đưa đồ chơi ra cho lớp quan sát và nói được đúng tên của đồ chơi đó.
Hoạt động 2: Trẻ nhận biết, tập nói.
– Cô đưa từng đồ chơi ra. Mời từng trẻ lên nhận biết và tập nói: “Yêu cầu trẻ chỉ và nói đúng tên của đồ chơi? Màu sắc? Công dụng của đồ chơi đó…?”
+Cô yêu cầu trẻ chỉ và nói chi tiết của đồ chơi? Đặc điểm đặc trưng VD: Như “ Trống lắc phát ra âm thanh khi nào?” , Bóng có dạng hình gì ? Đặc điểm của quả bóng ?“Bóng có đặc điểm là lăn được…” .“ Trẻ chưa biết cô gợi ý cho trẻ ” … ( Xong cô cất đồ chơi đi, đưa ra đồ chơi khác, mời trẻ khác lên nhận biết tập nói tương tự như trên…) Cô cho trẻ quan sát thêm một số đồ chơi khác để mở rộng kiến thức và rèn ngôn ngữ cho trẻ :Búp bê, Ô tô…
*Cho trẻ so sánh: Khối gỗ vuông và quả bóng tròn. Sự khác và giống nhau…
-Trẻ nào cũng được nhận biết và tập nói. “Cô sửa sai ngọng đớt cho trẻ, yêu cầu trẻ nói rõ ràng rành mạch, tròn câu đủ ý.”
-Trò chơi:Tìm nhanh theo yêu cầu: Trẻ để rổ tranh trước mặt , cô yêu cầu trẻ tìm nhanh đồ chơi theo yêu cầu của cô. Giơ lên, nói tên , để xuống theo hiệu lệnh.(Cho trẻ chơi vài lượt)
–Giáo dục trẻ: Khi hoạt động với đồ chơi không tranh giành đồ chơi với bạn. Chơi xong phải cất đồ chơi nhẹ nhàng, gọn vào nơi qui định.
* Kết thúc : trẻ đi vệ sinh, rửa tay, uống nước. “ khoảng 15 phút”
4 – Hoạt động góc :
Yêu cầu :
– Trẻ biết xếp đồ chơi gọn gàng theo từng loại, trẻ biết tên món hàng mình bán, giá tiền của món hàng đó, biết mời khách mua hàng…
– Trẻ xếp được cổng và đường đi vào công viên. Xếp thêm ghế đá, trồng thêm cây xanh cho đẹp và mát.
– Trẻ biết giở sách, nhận biết và nói tên một số đồ chơi trong tranh. Đồ chơi đó dùng để làm gì?( Dùng để nấu ăn, hay dùng để cho em búp bê ngồi…)Trẻ tìm và chọn đúng đồ chơi theo yêu cầu của cô.
– Trẻ ngồi ngay ngắn, cầm viết chì sáp đúng cách, vẽ những đường cong liền nét thành hình giống cuộn len. Trẻ có thể vẽ những cuộn len nhiều màu. Nói đúng tên tác phẩm của mình VD: Cuộn len màu đỏ.
- Vệ sinh – Ăn trưa .
- Ngủ trưa .
- Vệ sinh – Quà xế .
8- Sinh hoạt chiều: LQBM: Múa cho mẹ xem.
*Yêu cầu: Trẻ hát và làm các động tác minh họa theo cô.
*Hướng dẫn:
-Cô giới thiệu tên bài! Tên tác giả!
-Cô hát và múa minh họa theo lời bài hát từ 1-2 lần.
-Phân tích động tác cho trẻ xem.
-Mời lớp hát, múa cùng cô vài lần.
-mời tổ, nhóm, cá nhân.
(Cô sửa sai cho trẻ)
-Cho cả lớp hát, múa lần nữa.
-Giáo dục trẻ về nhà ngoan, chào ông, bà, cha, mẹ…
*Kết thúc cho trẻ chơi trò chơi Mưa rơi.
- Trả trẻ
- Đón trẻ – Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh
2-Hoạt động ngoài trời :
-Quan sát đồ chơi ngoài trời: “Quan sát xích đu con rồng”
– Trò chơi vận động : Bong bóng xà phòng.
-Trẻ chơi tự do.
- YÊU CẦU :
-Trẻ nhận biết và tập nói được tên: Xích đu con rồng…
– Trẻ hứng thú chơi trò chơi: Bong bóng xà phòng.
-Trẻ nghe lời cô khi dạo chơi ngoài trời.
- CHUẨN BỊ:
-Đầu tóc quần áo, giày dép cô và trẻ gọn gàng sạch sẽ .
– Sân tập thoáng mát .
III. HƯỚNG DẪN :
a- quan sát có mục đích: Quan sát xích đu con rồng.
-Cô dẫn trẻ đến gần xích đu và đố trẻ: Đây là cái gì? “Cô và hướng dẫn trẻ cách trèo lên ngồi chơi và giáo dục trẻ: Ngồi ngoan, thẳng người khi xích đu đưa qua lại, không đứng lên hoặc nghiêng người khi xích đu đang hoạt động. Không đánh nhau, không đùa giỡn dễ gây tai nạn.
b– Trò chơi vận động : Bong bóng xà phòng.
– Cô nhắc tên trò chơi vận động. Cô cùng trẻ vận động vài lần.
c- Trẻ chơi tự do .
Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ .
3– Hoạt động chung:
GIÁO DỤC ÂM NHẠC
-VĐTN: MÚA CHO MẸ XEM
-NGHE HÁT: CHIẾC KHĂN TAY.
Nhấn vào đây để tải về :
http://www.mediafire.com/download/rjdv9scqw79zs11/T+2%C4%90%E1%BB%92+CH%C6%A0I+C%E1%BB%A6A+B%C3%89.doc
Th1010
0