Th428
nghiên cứu khoa học sư phạm mầm non
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài :
Làm quen với chữ cái là một trong những hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục phát triển toàn diện ở trẻ mầm non. Làm quen với chữ cái là cơ hội tốt để sớm hình thành cho trẻ những năng lực hoạt động ngôn ngữ , thái độ , phát triển trí tuệ . Qua đó giáo dục tình cảm , phát triển tư duy, mở rộng vốn hiểu biết của trẻ góp phần chuẩn bị cho trẻ một hành trang tiếng việt vững chắc để trẻ bước vào lớp 1.
Như chúng ta đã biết ở trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo , trẻ chơi mà học , học mà chơi.Vì thế để nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức cho trẻ làm quen với chữ cái chúng ta cần tổ chức thông qua các trò chơi nhằm giúp trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động.
Thật vậy, muốn trẻ hứng thú , chơi một cách tích cực , hào hứng thì trước hết đồ chơi phải đẹp, hấp dẫn và thu hút trẻ. Nhưng trong thực tế khi tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với chữ cái giáo viên thường lên tiết rập khuôn, lý thuyết chưa biết tận dụng , đưa đồ dùng đồ chơi vào tiết dạy , nếu có cũng chỉ là những đồ chơi đơn giản , chưa thu hút được trẻ dẫn đến việc nhận biết một số chữ cái của trẻ còn nhiều hạn chế.
Mặc khác bản thân tôi nhiều năm dạy ở các độ tuổi khác nhau nên việc tận dụng sáng tạo và sưu tầm những đồ dùng đồ chơi cho hoạt động làm quen với chữ cái còn nhiều hạn chế. Năm học XXX tôi đảm nhận dạy lớp lá ở độ tuổi 5-6 tuổi, vào đầu năm khảo sát cháu tôi thấy việc tổ chức hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ lớp lá theo nhiều hình thức như trò chơi, dồ dùng dạy học để trẻ có hứng thú , tích cực tham gia và ghi nhớ sâu sắc, giúp trẻ có kiến thức cơ bản về hoạt động làm quen với chữ cái làm hành trang để trẻ bước vào trường tiểu học, đặc biệt đối với trẻ sở tại. Chính vì thế tôi đã chọn đề tài : “ Sử dụng và sưu tầm ,làm đồ dùng đồ chơi để nâng cao hiệu quả trong hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ 5 tuổi”
2.Thực trạng khi thực hiện đề tài:
Trường mầm non Phong Lan được xây dựng vào tháng 09 năm XXX. Đến nay đã trải qua 9 năm tồn tại và phát triển. Trường nằm tại xã XXX – huyện XXX – tỉnh XXX.
a. Thuận lợi:
– Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường đầu tư về cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho tôi có điều kiện được trực tiếp đứng lớp đúng độ tuổi mà tôi đang nghiên cứu, được dự giờ nhận xét các tiết dạy của đồng nghiệp để học hỏi thêm về chuyên môn.
– Trường đã thực hiện chương trình đổi mới được 4 năm do đó giáo viên nắm vững phương pháp lên tiết cũng như có nhiều kinh nghiệm hơn các trường bạn trong việc sử dụng và làm đồ chơi phục vụ cho tiết dạy và đồ chơi từ vật liệu mở
– Trong lớp có 2 giáo viên nên dễ dàng trong việc trao đổi công tác chuyên môn cũng như học hỏi về kinh nghiệm làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi.
– Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em, phối hợp thường xuyên với giáo viên, đóng góp những vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
– Bản thân tôi là giáo viên được nhà trường phân công đứng lớp lá 2 năm liền , năm đầu tiên tôi đã rất bỡ ngỡ nhưng sang năm thứ 2 tôi đã rút ra rất nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với chữ cái cũng như làm các đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho môn học này
2/ Hạn chế:
– Do đặc thù của công việc bận rộn rất nhiều nên không có nhiều thời gian đầu tư cho việc làm đồ dùng, đồ chơi để đưa vào các tiết dạy.
– Đội ngũ giáo viên trong trường năng khiếu làm đồ dùng đồ chơi cũng còn nhiều hạn chế.
– Kinh phí của trường còn hạn chế nên việc đầu tư đồ dùng đồ chơi cũng như việc trang bị thêm cho giáo viên kiến thức làm đồ dùng đồ chơi tự tạo còn hạn chế. Đa số là giáo viên tự mày mò học hỏi chứ chưa được tham gia một lớp hướng dẫn làm đồ dùng nào.
– Đa số cháu trong lớp là cháu sở tại ( 21/29 cháu) chưa thông thạo tiếng kinh nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhận biết và phát âm các chữ cái.
– Một số phụ huynh nôn nóng trong việc học chữ của con em mình nên đã bày dạy trước cho trẻ ở nhà dẫn đến tình trạng trẻ biết rồi nên không chú ý trong giờ học , mặc khác còn gây nên sự chênh lệch trong việc tiếp thu bài của trẻ trong lớp.
Xuất phát từ những lí do trên để khắc phục những khó khăn trong quá trình công tác cũng như để giúp trẻ tích cực, hứng thú trong hoạt động làm quen với chữ cái tôi đã đưa ra đề tài nghiên cứu của mình là “Sử dụng và sưu tầm, làm đồ dùng đồ chơi để nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ 5 tuổi”
B. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Như chúng ta đã biết trẻ em là một thực thể nghiên cứu giáo dục . Trẻ là trung tâm của mọi hoạt động , muốn đạt được mục tiêu đó trước tiên tôi phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ . Mà trẻ ở đây sự tập trung chú ý chưa bền vững , trẻ thích những cái đẹp , mới lạ, có sự hấp dẫn cao nên việc gây hứng thú ở bộ môn làm quen với chữ cái lại càng quan trọng hơn bởi tính cứng nhắc và khô khan của nó. Vậy nên nếu chúng ta cứ ép buộc trẻ ngồi học như học sinh tiểu học hoặc một tiết học không sáng tạo , rập khuôn, chưa có hình thức đổi mới dẫn đến trẻ uể oải, phân tán tư tưởng trong tiết học, mặc khác trẻ mẫu giáo lớn trẻ suy nghĩ bằng hình thức tư duy trực quan hình tượng gắn liền với tình cảm. Vì thế để thu hút trẻ trước hết là phải chuẩn bị đồ dùng cho cả cô và trẻ đầy đủ , phong phú.
Cụ thể vào đầu năm tôi đã khảo sát chất lượng cháu như sau:
Nội dung | % trẻ đạt được |
-Trẻ biết cách phát âm 29 chữ cái rõ ràng | 45% |
-Trẻ nhận biết đúng mặt 29 chữ cái | 50% |
– Trẻ tô viết trùng khít lên dấu chấm mờ đúng thứ tự các nét. | 40% |
- Để nâng cao chất lượng cho trẻ hoạt động làm quen với chữ cái trong quá trình nghiên cứu tôi đã đưa ra một số đồ dùng đồ chơi có thể sử dụng để tổ chức cho trẻ hoạt động như sau:
e. Hiệu quả sử dụng:
– 85% trẻ phân biệt được các chữ cái giống nhau
– 90% trẻ phát âm đúng các chữ cái
II. Đề tài 2: Trò chơi : “ Vòng quay kỳ diệu”
a. Mục đích
– Giúp trẻ ghi nhớ các chữ cái chính xác , phát âm đúng các chữ cái .
– Giúp trẻ hứng thú khi học chữ.
b. Chuẩn bị:
– Bìa catton hoặc gỗ, 4 thanh gỗ dài khoảng 20 cm , 1 trục sắt và 1 ốc vít để làm trục quay.
– Các thẻ chữ cái đã học, tranh ảnh một số phương tiện giao thông.
c. Cách làm:
– Đóng 4 thanh gỗ làm chân .
– Cắt bìa cacton hoặc miếng gỗ thành vòng
Ví dụ: khi đến chủ điểm động vật chúng ta thay thế hình ảnh các phương tiện giao thông bằng hình ảnh các con vật mà trẻ đang học…
e. Hiệu quả sử dụng
– 100% trẻ thích chơi trò chơi này
– 90% trẻ phát âm đúng các chữ cái trẻ quay được.
III. Đề tài 3: Trò chơi “ Tổ ong thần kỳ”
a. Mục đích :
– Giúp trẻ ghi nhớ các chữ cái đã học.
b. Chuẩn bị:
– Bìa cacton hoặc miếng gỗ mỏng, các thanh gỗ nhỏ hoặc chân bàn xếp bị hỏng
Giấy rôky, các chữ số cắt sẵn, chữ cái cắt sẵn, sốp bistis vụn, các que tre nhỏ,
e. hiệu quả sử dụng:
– 75 % trẻ chơi được trò chơi
– Trẻ phát âm và nhận biết được các chữ cái đã học.
V. Đề tài 5: Trò chơi : “ Ném booling”
a. Mục đích:
– Rèn cách phát âm chữ cái đã học cho trẻ.
– Giúp trẻ nhận biết các chữ cái đã học.
b. Chuẩn bị:
– Vỏ chai nước rửa chén , chai trà xanh không độ … bên trên có dán chữ cái
– Băng keo màu dán dưới nền làm các làn đường cho bóng chạy.
– Bóng cho trẻ chơi.
– Bóng nhỏ có gắng chữ cái.
c. Cách làm :
– Đóng các thanh gỗ lên bàn gỗ để
làm rào chắn bóng.
– Khoét 4 vòng tròn ở 4 góc bịt lưới
lại để bóng rơi xuống.
– Sơn màu lên bàn gỗ cho thẫm mĩ.
d. Cách chơi:
– Cho lần lượt từng trẻ sẽ chơi thụt
các quả bóng sao cho rơi vào 4 lỗ ở 4
góc . sau mỗi lần chơi xong trẻ phải phát âm đúng tất cả các chữ cái trên các quả bóng mà mình làm rơi xuống lưới. sau đó mới tới bạn khác chơi.
Nội dung | Sau khi áp dụng |
-Trẻ biết cách phát âm 29 chữ cái rõ ràng | 90% |
-Trẻ nhạn biết đúng mặt 29 chữ cái | 90% |
– Trẻ tô viết trùng khít lên dấu chấm mờ đúng thứ tự các nét. | 85% |
IX/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Để có thể sử dụng và làm một số đồ dùng đồ chơi trong hoạt động làm quen với chữ cái một cách tốt nhất thì :
– Thứ nhất giáo viên phải nắm vững phương pháp, nội dung khi tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật của từng giai đoạn để lựa chọn và sử dụng đồ dùng một cách hợp lý.
– Thứ 2 cần tích cực tham khảo tài liệu trong và ngoài chương trình, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như sưu tầm thêm các cách làm đồ dùng từ vật liệu mở. Thứ 3 tích cực tìm tòi, sáng tạo, chịu khó để có thể tạo ra được nhiều sản phẩm phong phú đa dạng cho trẻ hoạt động.
– Thứ 4 sưu tầm nhiều nguyên vật liệu khác nhau tạo nên sự phong phú đa dạng cho sản phẩm giúp trẻ khỏi nhàm chán khi chơi.
– Khi tạo ra sản phẩm cần chú ý các yêu cầu về:
+ Tính thẩm mỹ : đẹp, hấp dẫn với trẻ.
+ Tính sử dụng: có thể sử dụng trong nhiều hoạt động , sử dụng lâu dài, ít hư hỏng.
+ Tính an toàn: đảm bảo an toàn cho trẻ khi sử dụng, không nhọn, sắc, không gây độc hại…
+ Phù hợp với khả năng, đặc điểm nhận thức và nhu cầu hứng thú của trẻ.
– Thứ 5 cần có sự kết hợp với phụ huynh một cách khéo léo, lôi cuốn phụ huynh để phụ huynh cùng đóng góp các vật liệu đã qua sử dụng.
– Ngoài ra trong quá trình thu gom, làm ra sản phẩm có thể khuyến khích trẻ cùng tham gia bằng những việc vừa sức để tạo hứng thú cho trẻ, đồng thời còn giúp trẻ có ý thức bảo vệ đồ dùng đồ chơi vì đó là những sản phẩm có phần “ công sức ” của trẻ.
X. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1/ Kết luận:
Qua kết quả đạt được trong quá trình thực hiện cho thấy sáng kiến kinh nghiệm có tính khả thi và cần thiết. Nếu chúng ta vận dụng nó vào công tác giảng dạy thì rất thuận lợi về nhiều mặt như :
– Về kinh tế: giúp cho nhà trường và bản thân giáo viên tiết kiệm được đáng kể chi phí cho việc mua sắm đầu tư đồ dùng cho hoạt động.
– Về công sức thời gian: đơn giản, dễ làm nên giáo viên không phải tốn nhiều thời gian, công sức cho việc làm đồ dùng phục vụ cho các tiết dạy.
– Về chất lượng:
+ Đồ dùng dễ làm ,dễ kiếm, dễ sử dụng.
+ Tính sử dụng lâu dài, ít bị hư hỏng trong qúa trình sử dụng.
+ Trẻ hứng thú, tích cực hơn trong hoạt động.
+ Tạo ra sự đa dạng, phong phú về đồ chơi trong lớp học.
+ Phát huy tính tích cực sáng tạo của giáo viên trong công tác.
2/ Kiến nghị:
– Để góp phần nâng cao chất lượng việc sử dụng , sưu tầm và làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động làm quen với chữ cái tôi xin đưa ra một số đề xuất sau:
– Về phía nhà trường:
+ Có kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên lâu dài để nâng cao trình độ sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi cho giáo viên như mở các lớp học bồi dưỡng, các chuyên đề về việc làm đồ dùng đồ chơi từ vật liệu mở, hay tổ chức các cuộc thi, triển lãm về đồ dùng đồ chơi .. cho các giáo viên tham gia.
+ Có chế độ khuyến khích, khen thưởng các giáo viên sử dụng và làm nhiều đồ dùng dạy học đạt kết quả cao trong năm học.
+ Tiếp tục đầu tư thêm cơ sở vật chất cho các lớp học như: Kệ trưng bày sản phẩm… cũng như nhà trường cần có phòng trưng bày đồ dùng để tránh tình trạng đồ dùng làm ra không có chỗ trưng bày sẽ bị hư hỏng
+ Tham mưu với các cấp lãnh đạo tổ chức các chuyên đề về làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho giáo viên tham gia và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp.
– Về phía giáo viên :
+ Tự tìm tòi, học hỏi các cách làm đồ dùng đồ chơi bằng vật liệu mở cho trẻ hoạt động.
+ Kiên trì, chịu khó, sáng tạo trong thiết kế làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
+ Tham gia các hội thi, các lớp học bồi dưỡng, chuyên đề về làm đồ dùng đồ chơi tự tạo để nâng cao tay nghề của bản thân.
+ Tạo mối liên hệ tốt giữa phụ huynh và giáo viên để vận động phụ huynh cùng tham gia vào việc làm đồ dùng đồ chơi cho con em mình.
Trên đây là toàn bộ nội dung sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân tôi đã nghiên cứu trong năm học 2014– 2015 xin đưa ra để mọi người cùng tham khảo. Do khoảng thời gian và phạm vi nghiên cứu còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo, chuyên môn nghành và các đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn, góp phần nâng cao hiểu quả khi tổ chức hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ 5 tuổi
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Bình luận
Trackbacks and pingbacks
No trackback or pingback available for this article.
hay Cac giao vien cân phai học hoi