Một số biện pháp chế biến món ăn ngon cho trẻ
Một số biện pháp chế biến món ăn ngon cho trẻ cách chế biến món ăn ngon cách chế biến món ăn ngon mùa hè cách chế biến món ăn ngon từ thịt lợn cách chế biến món ăn ngon hàng ngày chế biến các món ăn ngon cách chế biến các món ăn ngon từ cá chế biến món ăn từ rau chùm ngây chế biến món ăn từ vịt
Mỗi lần đi thăm nhà trẻ, gặp gỡ các cô nuôi dạy trẻ Bác thường nhắc nhở “ Phải giữ vệ sinh cho các cháu, các cô phải học hành tốt, nuôi dạy các cháu ngoan và khỏe”. Bác đã chỉ thị cho ngành giáo dục Mầm non “ Muốn cho người mẹ sản xuất tốt, cần tổ chức tốt những nơi giữ trẻ”. Trường Mầm non là nơi Chăm sóc – Nuôi dưỡng – Giáo dục trẻ ngay từ 18 tháng đến 72 tháng. Chính vì vậy, để đạt được mục tiêu phát triển toàn diện thì phải kết hợp hài hòa giữa nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Trong đó, nuôi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng của quá trình chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. Nuôi dưỡng đảm bảo chất lượng có tác dụng tăng cường và bảo vệ sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ phát triển tốt tạo điều kiện để thực hiện nội dung giáo dục toàn diện.
Muốn có chất lượng nuôi dưỡng tốt, trước hết là cô nuôi cần phải làm tốt việc chế biến món ăn cho trẻ, thực hiện tốt quy chế nuôi dạy trẻ, đặc biệt phải luôn tìm tòi cách chế biến món ăn ngon, sáng tạo để nâng cao chất lượng chế biến món ăn cho trẻ.
Bởi thực tế, trẻ 24 – 36 tháng đã ăn được cơm nát và ăn nhiều loại thức ăn hơn nhưng trẻ rất dễ bị chớ, nôn và khó ăn vì vậy cần có cách chế biến riêng: Chú ý tới thức ăn mềm, nghiền nát, nấu nhừ xay nhỏ. Trẻ mẫu giáo (3 – 6 tuổi), trẻ có nhu cầu ăn ngon hơn và tiêu hóa được nhiều loại thức ăn hơn, thích lựa chọn các món ăn hấp dẫn với trẻ. Mặt khác, trẻ lại mau chán ăn và ít tập trung vào bữa ăn.
Hiện nay ở một số trường mầm non chưa thực sự chú ý đến chế biến món ăn cho trẻ nhà trẻ (thường cho trẻ ăn như trẻ mẫu giáo) và việc cách chế biến món ăn ngon hàng ngày cho trẻ ít thay đổi, cải tiến, chưa quan tâm đến kỹ thuật chế biến chủ yếu nấu đủ lượng vừa ăn.
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi đã đầu tư suy nghĩ, phối hợp trong tổ nuôi nghiên cứu tìm cách chế biến món ăn ngon, lạ miệng đối với trẻ vì vậy tôi đã chọn và viết đề tài “Một số biện pháp chế biến món ăn ngon cho trẻ tại trường mầm non”.
PHẦN II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khát vọng lớn nhất của các bậc cha mẹ là nhìn thấy con mình khôn lớn, khỏe mạnh từng ngày. Ngay từ khi mới sinh, cha mẹ đã dành sự chăm sóc tốt nhất cho con, điều lo lắng của tất cả các ông bố bà mẹ là mình đã chăm con theo phương pháp tốt nhất chưa? Và quan trọng hơn là họ luôn mong muốn con mình khi trưởng thành sẽ được phát triển cơ thể cân đối, cao lớn như các bạn cùng trang lứa.
Trẻ ở lứa tuổi mầm non còn rất non nớt, cơ thể đang phát triển mạnh về thể lực và trí tuệ do vậy khi gửi con đến trường mầm non cha mẹ trẻ luôn muốn con mình được các cô giáo chăm sóc dậy dỗ chu đáo, cho con mình được ăn no, ăn ngon, ăn đủ chất. Với kinh nghiệm chế biến các món ăn ngon ba năm công tác ở tổ nuôi, công việc chính là chế biến thức ăn cho trẻ. Tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để chế biến các món ăn ngon nhất, đủ chất, đủ lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng sự tin tưởng của phụ huynh khi gửi con đến trường chúng tôi.
- CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trường mầm non B xã Vạn Phúc nằm ở cuối huyện Thanh Trì, trường được xây dựng khang trang, có 1 khu, đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 và nhiều năm liền đạt danh hiệu “Trường tiên tiến” cấp huyện.
Năm học 2011 – 2012 tổng số trẻ toàn trường là 320 trẻ nhưng đến năm học 2012 – 2013 tổng số trẻ toàn trường là 435 trẻ.
Trong đó có 10 lớp 2 lớp nhà trẻ ( 24 – 36 tháng) với số cháu là 90 cháu và 8 lớp mẫu giáo: 345 cháu.
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 44 đồng chí.
- Trong đó: Ban giám hiệu 3, giáo viên 29, cô nuôi 7, nhân viên 6.
- 100% trẻ ăn bán trú tại trường.
- Thuận lợi
Trường mầm non B xã Vạn Phúc đạt chuẩn Quốc Gia mức độ 1 và luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và đào tạo, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì.
Trường rộng rãi, khang trang, có đồ dùng phục vụ công tác chăm só nuôi dưỡng trẻ, bếp ăn được xây dựng một chiều, đảm bảo vệ sinh (100% đồ dùng ăn uống cho trẻ được trang bị bằng inox).
7/ 7 cô nuôi có bằng kỹ thuật nấu ăn.
Học sinh đi học đều, chuyên cần đúng giờ.
Nhà trường ký hợp đồng thực phẩm với các chủ hàng là phụ huynh, các công ty cung cấp thực phẩm có đủ tư cách pháp nhân: Yêu cầu các chủ hàng có đầy đủ cam kết an toàn vệ sinh thực phẩm và đưa đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, giá cả hợp lý (thấp hơn giá thị trường 1- 2 giá).
- Khó khăn
Hiện nay giá cả các mặt hàng thực phẩm tăng nhanh, nên số tiền ăn của trẻ (15.000 đồng/ ngày) chưa đủ đáp ứng nhu cầu ăn uống cho trẻ.
Thời tiết thay đổi dẫn đến nhiều dịch bệnh xảy ra như: dịch bệnh tiêu chảy, thủy đậu, cúm H9N7, lở mồm long móng, lợn tai xanh…xảy ra thường xuyên.
Phụ huynh đa số làm nghề nông và buôn bán nên họ vẫn chưa có nhiều thời gian quan tâm đến việc chăn sóc và giáo dục trẻ ở nhà cũng như ở trường.
Thời tiết thay đổi bất thường, giá cả thực phẩm biến động theo ngày, do đó việc thay đổi thực đơn cân đối khẩu phần và chế biến món ăn cho trẻ gặp nhiều khó khăn.
Nhiều trẻ lớp bé kén ăn, ăn chậm, nhiều trẻ được gia đình quá nuông chiều thường xúc cho trẻ ăn, cho trẻ ăn dong…..
III. CÁC HÌNH THỨC VÀ BIỆN PHÁP
Biện pháp 1: Tham mưu, phối hợp với Ban giám hiệu, kế toán xây dựng thực đơn phong phú, tìm món ăn mới
Xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn cho trẻ là một việc làm quan trọng mang tính khoa học, nhằm mục đích sử dụng tiền ăn đạt hiệu quả cao. Trước đây trường tôi thường ít thay đổi thực đơn cho trẻ, hoặc chỉ thay đổi một số loại thực phẩm thông thường và tỷ lệ calo, các chất chưa cân đối, chưa chú trọng trong việc chế biến món ăn cho trẻ. Năm học 2012 – 2013 được sự quan tâm chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì đã tổ chức cho cô nuôi được tham gia các buổi học tập xây dựng thực đơn và kiến tập nuôi dưỡng tại các trường trong huyện. Qua đó, tôi cùng với tổ nuôi đã tham mưu với hiệu phó nuôi, kế toán xây dựng thực đơn theo mùa, theo tuần và thường xuyên thay đổi cách chế biến, tìm các món ăn lạ miệng, hấp dẫn đảm bảo tỷ lệ calo, cân đối các chất cho trẻ như: Tôm thịt sốt chua ngọt, trứng đúc tôm thịt nấm hương, cháo lươn, cháo gà, cháo tôm, tôm thịt sốt cà chua, gà xào ngũ sắc, thịt bò hầm khoai tây cà rốt…
Sau khi thực đơn mới được áp dụng tại trường, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu thực đơn đã có trước đây, tham khảo các món trên sách báo, trên mạng iternet và trực tiếp theo dõi đánh giá khẩu vị của trẻ: Trẻ thích (không thích) ăn món gì? Mùa hè, mùa đông món ăn nào trẻ thích ăn? Vì sao trẻ thích hoặc không thích ăn món đó? Do hợp khẩu vị, do chế biến ngon, chưa hấp dẫn hoặc món ăn đó mới lạ miệng với trẻ…
Các món ăn cách chế biến món ăn ngon từ thịt lợn, khi chế biến tôi thường phối hợp với các loại rau củ quả có màu sắc đẹp để thu hút, lôi cuốn tạo cảm giác hứng thú thích ăn cho trẻ.
Chúng tôi đã lựa chọn những lương thực, thực phẩm giàu Protein như tôm đồng, cá, gà, cua, lạc, đậu đỗ và các loại rau sẵn có theo mùa tại địa phương hoặc nguồn rau sạch trồng được tại trường để xây dựng vào các món ăn trong thực đơn của trẻ.
Để trẻ ăn ngon, hết suất, thức ăn phải có mùi vị thơm ngon hấp dẫn tôi đã phối hợp trong tổ nuôi để thường xuyên thay đổi cách chế biến trong quá trình nấu nướng biết cách phối hợp từng món ăn để tạo nên mùi vị đặc trưng hơn và trẻ ăn rất ngon miệng.
Kết Quả
Cùng với sự tham mưu của tổ nuôi chúng tôi, nhà trường đã xây dựng được thực đơn theo mùa hè, mùa đông, theo tuần chẵn, tuần lẻ đa dạng, phong phú, phù hợp với khả năng ăn của trẻ, trẻ rất thích ăn và ngon miệng. Khẩu phần ăn của trẻ cân đối luôn đảm bảo tỷ lệ các chất theo yêu cầu như: P: 14 – 16%, L: 24-26, G: 60 – 62%, canxi: 250 – 300mg, B1: 0.3 mg, đảm bảo phân phối tiền ăn hợp lý giữa các món ăn
Biện pháp 2: Thực hiện tốt công tác tiếp phẩm và giao nhận thực phẩm.
Món ăn ngon là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao khi món ăn đó được làm từ những thực phẩm tươi, ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó hàng ngày tôi và các cô nuôi luôn nghiêm túc thực hiện đúng lịch phân công giao nhận thực phẩm Ban giám hiệu đã xây dựng. Trường chúng tôi đã ký kết hợp đồng với các chủ hàng là các công ty, phụ huynh… những nơi có đầy đủ giấy phép kinh doanh, thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm do trung tâm tế huyện cấp.
Khi tiếp nhận thực phẩm hàng ngày chúng tôi luôn nghiêm túc ghi chép vào sổ giao nhận thực phẩm đầy đủ số lượng và tình trạng thực phẩm, các thực phẩm không đảm bảo không tiếp nhận. Khi giao nhận thực phẩm cô nuôi và chủ hàng phải ký nhận thực phẩm cùng chứng kiến của Ban giám hiệu nhà trường và đại diện giáo viên. Khâu bảo quản tại kho của nhà bếp phải đảm bảo vệ sinh, không để thực phẩm quá hạn, ẩm mốc, kém chất lượng.
Ví dụ: Rau xanh khi nhận vào phải tươi ngon, không dập nát, héo úa và kiểm tra kỹ tránh các loại rau có dư lượng thuốc trừ sâu.
Các loại thịt gia súc, thịt, cách chế biến các món ăn ngon từ cá trứng gia cầm khi nhập chúng tôi kiểm tra kỹ bề mặt thực phẩm bằng mắt và dùng tay ấn thử vào thịt nếu thịt có độ dàn hồi tốt (khi buông ra không để lại vết lại vết lõm tay), thịt có màu hồng sáng, thớ thịt săn, ráo mùi vị bình thường. Với cá, tôm nhận loại tươi sống, vẩy sáng trong, mang cá màu đỏ tươi….để đánh giá chất lượng thực phẩm. Nếu thực phẩm tươi, ngon mới tiến hành cân, nhận số lượng. Nếu thực phẩm có dấu hiệu lạ, không an toàn chúng tôi báo cáo ngay với ban giám hiệu không sử dụng và đổi lấy thực phẩm ngon, sạch. Kiên quyết không nhận thực phẩm không đảm bảo chất lượng vào bếp ăn.
Chúng tôi luôn tận dụng các loại quả sẵn có của địa phương tại các trang trại xung quanh để lấy các loại quả như: Bưởi ngọt, chuối tiêu, đu đủ, hồng xiêm, xoài…để cho trẻ ăn. Đây là nguồn thực phẩm đáng tin cậy và đảm bảo tươi, ngon, vệ sinh để chế biến các món ăn ngon.
Nếu thực phẩm có dấu hiệu lạ, không an toàn chúng tôi báo cáo ngay với ban giám hiệu không sử dụng và đổi lấy thực phẩm ngon, sạch.
Đọc thêm: sáng kiến kinh nghiệm mầm non
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/monanngonchotre
in SKKN mầm non
Th515
0