Môi trường xung quanh đề tài chú bướm dẽ thương
GIÁO ÁN
Môi Trường Xung Quanh
Đề tài : Chú Bướm Dễ Thương
I/. Mục đích yêu cầu:
– Phát triển nhận thức cho trẻ: Trẻ hiểu về sự phát triển của con bướm: Từ trứng nở thành sâu, sâu thành kén nhộng, nhộng thành bướm. Biết ích lợi của bướm, làm quen cới một số loài bướm.
– Phát triển trí tưởng tượng cho trẻ, phát triển thẩm mỹ trong họat động thể hiện vòng đời của con bướm và tạo ra con bướm.
– Phát trểin ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong việc sử dụng từ ngữ để diễn đạt sự hiểu biết của mình về loài bướm.
v Nội dung tích hợp:
– Tạo hình
– Âm nhạc nhạc không lời.
– LQVL.
II/. CHUẨN BỊ:
– Máy tính.
– 2 bộ trnh vẽ về vòng đời của con bướm, thẻ số: 1 – 6, bảng nỉ.
– Bút màu, màu nước, giấy, bàn, khăn ướt…
– Máy + Băng nhạc…
HỌAT ĐỘNG CÔ
*HoẠT động 1:
– Cô nhỏ 3 chấm màu lên giấy, sau đó gấp đôi tờ giấy lại và cho trẻ đoán sẽ tạo ra hình gì. (hình con bướm).
– Trò chuyện với trẻ về con bướm: Là côn trùng biết bay, có nhiều màu sắc, nhiều loài khác nhau, lợi ích của bướm…
– Cả lớp cùng hát vận động bài gọi bướm.
* Họat động 2:
– Chia trẻ làm 2 nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm xếp tranh về vòng đời cua 3 bướm theo thứ tự sau đó kể về những bức tranh của nhóm mình vừa xếp.
– Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện “Chú bướm xinh đẹp” trên máy vi tính sau đó cùng đàm thọai với trẻ về nội dung câu truyện.
– Gợi ý cho trẻ sau khi nghe cô kể câu chuyện “ Chú bướm dễ thương” trẻe sẽ so sánh với trang của trẻ đã xếp có giống với nội dung câu truyện cô đã kể.
* Hoạt động 3:
– Cho trẻ xem các loài bướm trên máy vi tính: Cô vừa cho trẻ xem vừa trò chuyện về một số loài bướm: Màu sắc, những hoa văn giống nhau trên 2 cánh của bướm.
– Cô gợi ý cho trẻ tạo hình con bướm, dùng làm mũ đội đầu.
– Cô hướng dẫn trẻ cách tạo ra một con bướm bằng cách: Gấp đôi 1 tờ giấy -> vẽ 2 nửa vòng tròn: nửa to – nửa nhỏ ở bên mép giấy đã gấp. Sau đó dùng kéo cắt theo đường đã vẽ – Mở tờ giấy ra -> Được một con bướm (Giới thiệu cho trẻ cách gấp giấy đối xứng để tạo ra một con bướm có 2 cánh giống nhau)
– Gợi ý cho trẻ có thể sáng tạo khi trang trí cánh bướm bằng cách: Nhỏ, vẽ, chấm…lên một cánh bướm, sau đó gấp cánh bướm còn lại lên cánh bướm vừa vẽ màu nước -> tạo ra một con bướm có đôi cánh giống nhau…
– Cho trẻ về bàn cùng đi lấy giấy, màu nước, màu sáp… cùng tạo hình con bướm.
-> Cô gợi ý trẻ dán sản phẩm lên tường và cùng trò chuyện về những sản phẩm của trẻ.
– Gợi ý cho trẻ nghe 1 đọan nhạc và làm các động tác thể hiện các giai đọan phát triển của bướm.
HOẠT ĐỘNG TRẺ
– Trẻ quan sát cô thực hiện và đóan theo sự tưởng tượng của trẻ.
– trẻ trò chuyện cùng cô những hiểu biết của trẻ về con bướm.
– Trẻ quan sát và trò chuyện cùng cô.
– Trẻ chia làm 2 nhóm cùng thực hiện theo yêu cầu của cô.
– trẻ chú ý nghe cô kể chuyện và đàm thọai cùng cô.
– Trẻ chú ý quan sát cô thực hiện
– Trẻ cùng về bàn tạo hình con bướm.
– Trẻ cùng sáng tạo động tác theo nhạc.
Th518
0