Thực hiện Đề án làm đồ chơi sáng tạo từ phế liệu “Phát triển trang thiết bị dậy học tự làm giáo dục mầm non giai đoạn 2020 – 2021”. Phong giáo dục mầm non thành phố đang phát triển phong trào tự làm đồ chơi sáng tạo từ phế liệu, đồ dùng dạy học trong các trường mầm non. Đặc biệt, là việc tận dụng những nguyên vật liệu phế thải từ thiên nhiên đã được đánh giá cao và áp dụng rộng rãi.
Phong trào thi đua tự làm đồ dùng đồ chơi từ phế liệu đã tạo thành làn sóng lan rộng khắp các nhà trường. Rất nhiều sản phẩm đồ dùng đồ chơi được kết tinh bởi sự khéo léo, sáng tạo của giáo viên mầm non. Phụ huynh học sinh và bản thân trẻ được trải nghiệm với cơ hội học tập khác nhau khi tham gia hoạt động này.
Nhiều đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải bền, đẹp, có tính sư phạm tốt. Có giá trị sử dụng cao được nhân rộng cách làm trong đội ngũ giáo viên mầm non, làm phương tiện hỗ trợ nâng cao chất lượng học tập, vui chơi cho trẻ trong trường mầm non.
Tạo cơ hội cho giáo viên mầm non phát huy khả năng, sáng tạo trong nghiên cứu. Cải tiến, tự làm đồ dùng, đồ chơi mầm non cho trẻ phục vụ thiết thực việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo chương trình giáo dục mầm non mới.
Biến “phế liệu” thành đồ dùng dạy học mầm non
Bằng lòng nhiệt huyết, yêu nghề cùng với bàn tay khéo léo của các cô đã tạo ra được nhiều sản phẩm đồ dùng đồ chơi độc đáo và có giá trị sử dụng. Từ những nguyên vật liệu phế thải tưởng như đã vứt đi như: Các loại vỏ chai nước giải khát, các lọ dầu gội đầu, lọ comfor, vỏ hộp sữa, vỏ hộp C, chai dầu nhớt, chai nước mắm nam ngư, vỏ chai nước rửa chén, xốp vụn, các que kem, thìa sữa chua, các túi ni lông, vải vụn, len vụn, vỏ hộp sữa chua, vỏ hộp bánh, vỏ ngao, cát mịn, ống hút… Các cô đã thu lượm, góp nhặt, không những giúp bảo vệ môi trường mà có thể tái sử dụng để sáng tạo ra các đồ dùng đồ chơi thật ngộ ngĩnh và phục vụ cho chính các hoạt động giáo dục.
Trong phong trào làm đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải, tập thể giáo viên của trường rất năng động và khéo léo. Từ những vỏ hộp sữa chua, các cô giáo có thể tạo ra bộ bàn ghế mầm non, từ vỏ chai nước ngọt được chế tác cho ra đời mô hình chiếc máy xay sinh tố, từ hộp đựng bánh quy cho ra đời chiếc trống, hay từ những chiếc vỏ ngao, vỏ trai được các cô gắn kết khéo léo thành con rùa, tôm, cua… để dạy cho các con làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng, học âm nhạc, nhận biết môi trường sống xung quanh…
Tất cả các mô hình đều sống động và đẹp mắt.
Tái chế chai nhựa thành đồ dùng học tập không chỉ mang tới lợi ích cho việc học tập của trẻ mầm non mà còn góp phần hình thành ý thức bảo vệ môi trường sống cho trẻ ngay từ tuổi mầm non”.
Qua thực tế chúng tôi thấy rằng, thời gian đầu, phụ huynh chưa hiểu hết công dụng và lợi ích của các nguyên vật liệu phế tải để làm đồ chơi, đồ dùng làm từ phế liệu dạy học và cho rằng sẽ không an toàn đối với trẻ. Nhưng sau khi các giáo viên của trường làm đồ chơi sáng tạo từ phế liệu cho phụ huynh xem và trưng bày ở mỗi lớp.
Phụ huynh nhìn thấy trẻ học tập và vui chơi rất an toàn trong các hoạt động ở lớp và đạt hiệu quả cao trong giảng dạy nên dần chấp nhận và hưởng ứng nhiệt tình. Nhiều phụ huynh còn giúp giáo viên sưu tầm và đóng góp vật liệu cho giáo viên làm đồ chơi, đồ dùng dạy học. Một phụ huynh tâm sự: “các phụ huynh luôn sẵn sàng đóng góp, chia sẻ với các cô giáo khó khăn trong quá trình làm các đồ dùng, đồ chơi cho các cháu.
Thông qua các đồ dùng, đồ chơi tự tạo ở trường tôi thấy con mình hứng thú hơn khi đi học, lúc về nhà cháu hoạt bát, nhanh nhẹn, có sự tiến bộ về cả thể chất và trí tuệ. Điều này khiến tôi cũng như các bậc phụ huynh khác thấy yên tâm vì con em mình đang được học ở một môi trường giáo dục phù hợp”.
Có thể khẳng định, phong trào làm đồ chơi sáng tạo từ phế liệu cho trẻ ở trường mầm non đã hình thành ở giáo viên ý thức thường xuyên nghiên cứu tự làm đồ dùng dạy học, qua đó góp phần đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và đặc biệt hình thành ở trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường một cách bền vững.
Một số sản phẩm được làm từ các nguyên vật liệu phế thải
Giỏ đựng đồ chơi trang trí
Các bạn thú nhỏ đáng yêu quá phải không nào.
Thật giống một cửa hàng thời trang
Mô hình vườn rau của bé
Giáo viên hướng dẫn trẻ làm chú lợn con và sản phẩm
Cách làm đồ chơi nấu ăn từ vỏ hộp sữa chua
Giáo viên mầm non biến vật liệu phế thải thành đồ dùng đồ chơi dạy học
Giáo dục ý thức tiết kiệm và gìn giữ môi trường sống cho trẻ em ngay từ bậc học mầm non đã được ngành giáo dục các địa phương thực hiện với nhiều phương pháp khá hiệu quả. Bằng sự sáng tạo và khéo léo của các giáo viên mầm non, những vật dụng tưởng chừng bỏ đi đã được tái chế, đưa vào sử dụng trong các tiết học.
Cách làm cái nồi đồ chơi cho búp bê bằng lon bia cực dễ
How to make a cooking pot from cans of beer
Thực tế việc sử dụng các phế phẩm để làm nên đồ dùng dạy học ở bậc mầm non được ngành giáo dục duy trì từ nhiều năm qua. Trong điều kiện kinh phí còn hạn hẹp, đây là giải pháp giúp cho trẻ em ở các vùng miền được tiếp cận với thế giới muôn màu, tạo sự hứng thú trong tìm tòi học hỏi và sự tư duy tích cực.
Không chỉ làm phong phú thêm tủ đồ dùng dạy học, việc huy động các em nhỏ giúp cô giáo giữ lại những nắp nhựa, vỏ chai, hay những vỏ lon sữa để biến chúng thành những con vật, đồ dùng đẹp mắt là cách đưa những bài học về tiết kiệm và bảo vệ môi trường đi vào nhận thức của trẻ một cách gần gũi nhất. Đó cũng chính là cách giáo dục nhân cách sống cần được nhân rộng và chia sẻ.
Chọn đồ chơi, học liệu cho trẻ mầm non phải đáp ứng 3 tiêu chí
Theo dự thảo Thông tư Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tổ chức lấy ý kiến, thiết bị đồ chơi mầm non, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non phải nằm trong danh mục đồ dùng – đồ chơi mầm non do Bộ ban hành. Nếu không có trong danh mục đồ dùng – đồ chơi mầm non theo thông tư mới nhất, việc lựa chọn đồ chơi mầm non, học liệu bắt buộc phải bảo đảm ba tiêu chí: An toàn, thẩm mỹ và đáp ứng việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non.
Ảnh minh họa đồ chơi tự làm cho bé: Trường mầm non Nậm Mạ (Lai Châu)
Đối với đồ dùng đồ chơi tự tạo, phải được làm từ các nguyên liệu bảo đảm vệ sinh, an toàn, không được làm từ nhựa tái chế và hạn chế sử dụng đồ chơi tự làm từ sản phẩm nhựa dùng một lần.
Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý giáo dục, cha mẹ trẻ về việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong đơn vị mình. Có trách nhiệm kiểm tra theo định kỳ các đồ dùng đồ chơi mầm non, học liệu đang sử dụng, có biện pháp thay thế, khắc phục nếu cần thiết, nhằm bảo đảm an toàn cho trẻ.
Tổng hợp cách làm đồ chơi