GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT TẬP NÓI
Giáo viên trên lớp đã tích lũy được thêm nhiều kiến thức và phương pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn và có hiệu quả hơn.
Hoạt động nhận biết tập nói
Đề tài: Một số đồ dùng để ăn
Chủ đề: Mẹ và những người thân yêu của bé
Đối tượng: Nhà trẻ 24- 36 tháng.
5 trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.
Loại trẻ: Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.
Thời gian: 15-18 phút.
Số trẻ: 16- 18 trẻ
Ngày dạy: 03/05/2014
- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1.Yêu cầu chung :
– Kiến thức:
+ Trẻ biết tên một số đặc điểm đặc trưng của đồ dùng để ăn như: Cái bát, cái đĩa, cái thìa.
– Kỹ năng:
+ Trẻ trả lời được câu hỏi cô nêu.
+ Trẻ trả lời câu hỏi to, rõ ràng, nói được câu 3- 4 tiếng.
– Thái độ:
+ Trẻ ngoan chú ý quan sát, hứng thú học.
+ Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
2.Yêu cầu riêng:
– Kiến thức:
+ Trẻ biết 2 đặc điểm của đồ dùng để ăn: đựng, xúc
– Kỹ năng:
+ Trẻ nói được 1-2 từ.
– Thái độ: Trẻ biết làm theo hành động giống bạn.
- CHUẨN BỊ:
- Địa điểm, đội hình
– Địa điểm: Trong lớp
– Đội hình: Ngòi chiếu hình vòng cung
- Đồ dùng:
- Đồ dùng của cô:
– Ti vi, đầu đĩa, máy vi tính
– Nhạc bài hát: “Mời bạn ăn”
– 1 bát, 1 thìa, 1 đĩa bằng inox
- Đồ dùng đồ chơi ngoài trời mầm non của trẻ:
– Mỗi trẻ 1 rổ đựng 1 bát nhựa màu đỏ, 1 thìa màu xanh, 1 đĩa nhựa.
- Đồ dùng của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ:
– Mỗi trẻ 1 rổ đựng: bát nhựa màu đỏ, thìa màu xanh.
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ | Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ |
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:– Cô và trẻ hát bài hát: “ Mời bạn ăn”
– Trò chuyện về nội dung của bài hát: 2. Nội dung chính: * Trò chuyện về một số đồ dùng để ăn. a.NBTN: Cái bát – Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “trốn cô” – Cô có cái gì đây? – Cô giới thiệu về cái bát + Cô chỉ vào miệng bát và hỏi trẻ, miệng bát có dạng hình gì? + Cô chỉ vào thân bát và hỏi trẻ? +Cô chỉ vào đáy bát và hỏi trẻ? + Cái bát này dùng để làm gì? – Cô củng cố lại đặc điểm của cái bát. b. NBTN: Cái thìa – Cho trẻ chơi trò chơi: “Trời tối, trời sáng” – Cô có gì đây? – Cô chỉ vào cái thìa và giới thiệu cho trẻ biết. + Cô chỉ vào cán thìa và hỏi trẻ. => Cô củng cố lại. – Cái thìa dùng để làm gì? – Cô củng cố lại đặc điểm của cái thìa. * Liên hệ: Thế hàng ngày ở lớp, ở nhà các con dùng dụng cụ gì để ăn? * Cô nhận xét và củng cố lại cho trẻ. * Mở rộng: Cô cho trẻ xem một số đồ dùng để ăn khác. c. Giáo dục: Biết giữ gìn đồ dùng. 3.Luyện tập: – TC1: Thi xem ai giỏi. – TC2: Phân loại đồ dùng. => Cô nhận xét trẻ chơi và củng cố lại. *Kết thúc: – Cô nhận xét trẻ. |
– Trẻ hát cùng cô- Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe và trả lời các câu hỏi của cô.
– Trẻ trả lời. – Trẻ lắng nghe.
– Cả lớp, cá nhân trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe.
– Trẻ chơi.
– Trẻ trả lời. – Trẻ lắng nghe.
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe
– Trẻ chú ý quan sát.
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ thực hiện. – Trẻ chơi.
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ lắng nghe. |
Trẻ lắc lư theo nhạc.
-Trẻ trả lời: Bạn ăn. -Trẻ kể: Thịt, cá, đậu.
-Trẻ trả lời: Cái bát.
– Trẻ trả lời: Ăn.
– Trẻ thực hiện giống các bạn.
– Trẻ trả lời: Thìa.
– Trẻ trả lời: Xúc.
– Trẻ trả lời: Thìa.
– Trẻ quan sát.
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ tìm được cái bát màu đỏ, cái thìa màu xanh. – Trẻ cất bát và thìa vào rổ. – Trẻ lắng nghe |
Xem thêm tại: https://thietbimamnonhavu.com/giao-duc-tre-cham-phat-trien-ngon-ngu-lop-nha-tre.html
Kết quả:
– Trẻ lớp tôi rất thích tham gia vào hoạt động chơi tập có chủ đích, ngôn ngữ của trẻ tăng lên rõ rệt, trẻ sử dụng ngôn ngữ đối với một số đồ vật mà trẻ chưa biết tên gọi, trẻ tự đặt ra một từ mới, trẻ sử dụng nhiều câu trong giao tiếp.
– Giáo viên trên lớp đã tích lũy được thêm nhiều kiến thức và phương pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn và có hiệu quả hơn.
- Biện pháp 5: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động mọi lúc, mọi nơi.
Khi tham gia các hoạt động của lớp trẻ được phát triển ngôn ngữ rất nhanh. Hình thức hoạt động phong phú giúp trẻ thích thú và tập trung chú ý, những kiến thức được lồng vào các hoạt động được lặp đi lặp lại những điều đã học dưới các hình thức khác nhau giúp trẻ ôn lại những điều đã học mà không thấy nhàn chán. Việc làm này giúp trẻ khắc phục hạn chế trong việc ghi nhớ để diễn đạt; trong tất cả các hoạt động đều nhằm mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ để giúp trẻ có đầy đủ khả năng hòa nhập vào lớp bình thường. Vậy tổ chức các hoạt động như thế nào để đạt được hiệu quả đó. Tôi đã lựa chọn một số hoạt động như sau:
a, Thông qua hoạt động đón – trả trẻ:
Thời gian đón – trả trẻ ở trường mầm non được diễn ra thường nhật, lặp đi lặp lại qua các ngày trong tuần. Trong thời gian này, tôi và trẻ được trò chuyện với nhau rất nhiều về: Các chủ đề mà trẻ đang học, những điều vừa diễn ra tại gia đình trẻ, hay những điều đã xảy ra tại lớp trong ngày. Vì vậy đây là cơ hội tốt để trẻ được giao lưu, trò chuyện bên cô và bạn. Với mỗi chủ đề tôi lại lựa chọn những cách trò chuyện khác nhau cho phù hợp với sự phát triển của trẻ.
* Với chủ đề: “Mẹ và những người thân yêu của bé”
– Giờ đón trẻ:
+ Tôi trò chuyện với trẻ về tên bố, tên mẹ, công việc hàng ngày của mẹ, tôi đã dùng các câu hỏi:
+ Bố cháu tên là gì?
+ Mẹ cháu tên là gì?
+ Ở nhà mẹ thường làm gì?
– Giờ trả trẻ:
+ Tôi lại hỏi trẻ về gia đình trẻ và cô kể cho trẻ nghe câu chuyện Gà mái hoa mơ để trẻ hiểu hơn về gia đình
* Với chủ đề: “Bé đi khắp nơi bằng phương tiện gì?”
– Giờ đón trẻ: Cô trò chuyện với trẻ:
+ Hôm nay ai đưa cháu đi học?
+ Mẹ cháu đưa đi học bằng xe gì?
+ Cô nào đón cháu vào lớp?
– Giờ trả trẻ:
+ Cho trẻ xem tranh về các phương tiện giao thông như: Xe đạp, xe máy, ô tô, xích lô….
+ Cho trẻ nghe âm thanh của một số phương tiện giao thông để trẻ đoán tên phương tiện đó.
+ Cho trẻ được hát và vận động theo nhạc bài hát: “Em tập lái ô tô”. “Một đoàn tàu”.
b, Thông qua hoạt động góc:
Hoạt động ở các góc là hình thức tổ chức quan trọng để thực hiện mục tiêu và nội dung giáo dục mầm non. Hoạt động góc tạo điều kiện cho trẻ được cung cấp, củng cố những khái niệm và kỹ năng đã học, đặc biệt trẻ được giao tiếp nhiều hơn với cô và với bạn. Việc tổ chức cho trẻ vui chơi cùng nhau có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thông qua hoạt động vui chơi, ngôn ngữ của trẻ dần được hình thành và phát triển. Trẻ nhận thức được thế giới xung quanh, trao đổi ý đồ chơi, giao lưu tình cảm trong lúc chơi, phát triển khả năng tư duy và trí tưởng tượng của trẻ. Tôi đã lựa chọn một số góc chơi như sau:
– Góc chơi “Bé chơi với búp bê”:
Tôi trang trí hình ảnh các bé đang chơi với búp bê như: Mặc quần áo cho búp bê, cho búp bê ăn, ru búp bê ngủ. Với các nguyên vật liệu phế thải như: chai nhựa, hộp sữa, xốp…tôi đã làm ra được một số đồ dùng như: cái làn đi chợ, cái túi, cái mũ, cái xe đạp…và một số món ăn như: trứng rán, bánh gối, bánh ngọt, nem…trẻ rất thích thú tham gia chơi theo ý muốn của mình như là làm mẹ đi chợ, làm người bán hàng…Lúc đầu trẻ chơi còn nhút nhát nhưng sau khi được cô chơi cùng trẻ đã mạnh dạn hơn và giao tiếp với bạn chơi, với đồ vật chơi được tốt hơn rất nhiều.
Ví dụ: Trò chơi sáng tạo “Bế em”, tôi nhập vai làm mẹ búp bê cho búp bê bú sữa bình, cho búp bê ăn, cho búp bê ngủ. Trẻ sẽ bắt chước những từ tôi nói như: Con của mẹ ngoan quá! Ôi con ăn giỏi quá!…. Ôi em bé khóc rồi, nín đi nào em đừng khóc nữa! Ôi em búp bê buồn ngủ rồi, Hát ru cho em ngủ thôi! Và cháu Dung cũng đã nói được theo cô: “Búp bê ngoan”. Cháu Bảo Ngọc cũng nói được theo cô như: “Ôi! Em búp bê nín đi”!
Cứ như vậy trẻ biết hát ru “à ơi”, biết cho em bé ngủ biết nói lời nựng em. Từ đó vốn từ của trẻ cũng được phát triển theo.
nguồn: Giáo án nhá trẻ 24-36 tháng
Th507
0