Giáo án văn học thơ hoa kết trái
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đồ dùng đồ chơi:
- Phương pháp:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
|
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
|
* Tổ chức lớp:
– Cô cùng trẻ hát vận động” màu hoa” .
– Cô hỏi trẻ :
+ Con vừa hát bài gì?
+Bài hát nói về những màu hoa gì?
– Có một bài thơ nói về vẻ đẹp của các loài hoa kết thành quả, đó là bài thơ: hoa kết trái của tác giả Thu Hà .
* Nội dung:
1. Bé nghe cô đọc thơ:
– Cô đọc lần 1: đọc diễn cảm.
– Bài thơ có tên là gì?
– Bài thơ do ai sáng tác.?
– Khi nghe tên bài thơ’’ hoa kết trái’’ các con liên tưởng đến điều gì?
– Bài thơ hoa kết trải nói về mọt số loại hoa kết thành quả, Miền Nam gọi là trái , miền Bác gọi là quả nên tác giả Thu Hà đặt tên bài thơ là hoa kết trái.
– Cô đọc lần 2: kết hợp với hình ảnh minh họa bài thơ trên máy tính.
2. Bé tìm hiểu bài thơ:
– Trong bài thơ có những hoa gì?
– Cô cho trẻ nhắc lại tên các loại hoa đồng thờ cho trẻ xem hình ảnh trên máy chiếu.
– Cô đọc: Hoa cà tim tím .
– Hoa cà sẽ kết thành quả gì?
– Cô đưa quả cà ra cho trẻ quan sát.
– Con thấy quả cà như thế nào?
– Hoa gì trong bài thơ có màu vàng?
– Tác giả Thu Hà đã dùng từ vàng vàng để nói lên vẻ đẹp dịu dàng của hoa mướp.Hoa mướp sẽ phát triển thành quả gì?
– Hoa lựu chói chang được nhà thơ ví với gì?
– Hoa lựu cũng phát triển thành quả lựu, ăn rất ngon.
– Còn những loại hoa nào nữa.
– Cô giảng giải: Hoa mận rung rinh trước gió là sự chuyển động nhẹ nhàng của hoa mậm trong gió.
– Bài thơ hoa kết trái nói về các màu hoa khác nhau, các loài hoa đều kết thành quả. Mỗi loại hoa có một hương sắc khác nhau.Hoa không những đẹp mà còn cho ta những quả ăn ngon và bổ. Vì vậy ở hai câu cuối của bài thơ tác giả đã khuyên các bạn nhỏ điều gì?
– Giáo dục trẻ: không hái hoa , bẻ cành…
3. Bé đọc bài thơ:
– Cô dạy trẻ đọc bài thơ, nhắc trẻ đọc thể hiện đúng tình cảm của bài thơ và ngắt nghỉ đúng:
– Cô cho cả lớp đọc đồng thanh 2 – 3 lần.
– Cho trẻ đọc theo tiết tấu to nhỏ, nhanh chậm: Khi cô đánh tay cao trẻ đọc nhanh, khi cô đánh tay thấp trẻ đọc nhỏ, khi cô đánh tay ngang người trẻ đọc giọng điệu bình thường .
– Cô cho các tổ thi đua nhau đọc: cô đánh tay về phía tổ nào thì tổ đó đọc, khi cô đánh cả hai tay thì cả lớp cùng đọc.
– Cho các nhóm đọc bài thơ.
– Cô cho một vài cá nhân trẻ đọc bài thơ
– Cô nhận xét về cách đọc bài thơ của trẻ.
– Giáo dục trẻ thông nội dung bài thơ.
* Kết thúc:
– Củng cố nội dung bài học.
– Cô giáo dục trẻ.
– Cho trẻ hát bài: ra vườn hoa.
|
– Hát vận động.
– Lắng nghe
– Quan sát.
– Lắng nghe.
– Vâng ạ.
– Lắng nghe.
– Hoa cà, hoa mướp, hoa lựu, hoa mận, hoa đỗ, hoa vừng.
– Quả cà.
– Hoa mướp.
– Hoa lựu như đốm lửa.
– Không được hái hoa tươi.
– Lắng nghe.
– Đọc đồng thanh.
– Đọc theo tiết tấu.
– Đọc thơ.
– Lắng nghe.
– Hát vận động.
|
Th924
0