Giáo án nhà trẻ Tìm hiểu về rau
I. Mục đích – yêu cầu:
– Dạy trẻ gọi được tên, nhận xét được một vài đặc điểm nổi bật của các loại rau và biết lợi ích của chúng.
– Rèn luyện:
+ Góc giác quan.
+ Cách phát âm.
+ Vốn từ.
II. Chuẩn bị:
– Cho trẻ thăm vườn rau (nếu có), làm quen với các loại rau trong cuộc sống hằng ngày.
– Cho trẻ đọc câu đố hay các bài thơ về các loại rau.
– 3-4 loại rau tươi (bắp cải, cà rốt, bí…)
– 3-4 loại tranh về các loại rau tươi.
III. Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Ổn định – giới thiệu:
– Chơi “Trời nắng – trời mưa” 2. Lắng nghe, lắng nghe. Câu đố: Củ gì? màu gì? Thỏ rất thích ăn. – Đưa củ cà rốt ra hỏi Củ gì đây? Màu gi? Dùng để làm gì? – Cô cùng trẻ đọc bài thơ: “Bắp cải xanh” – Lớp mình vừa đọc thơ gì đấy? – Đưa bắp cải ra và hỏi trẻ: – Đây là cái gì? – Lá bắp cải như thế nào? – Búp cải non nằm ở đâu? – Bắp cải dùng để làm gì? – Các con đã ăn rau bắp cải chưa? – Cô đưa cho trẻ tranh cà rốt và bắp cải cho trẻ xem và hỏi. – Đây là rau gì? – Màu gì? – Dùng để làm gì? 3. Chò chơi “trốn cô” rồi cô đặt qủa bí lên bàn: Cô có gì đây? – Thế trái bì này dùng để làm gì? 4. Củng cố: – Thi kể được nhiều tên loại rau nhất. – Chơi trò chơi “Cái gì biến mất” cho trẻ nhìn kỹ các loại rau trên bàn, cô lần lượt nhấn mạnh để trẻ ghi nhớ các loại rau đó. Cô cho trẻ nhắm mắt và nói nhanh xem cái gì biến mất. Cuối cùng để lại tranh cà rốt hay củ tươi. – Các chú thỏ có thích ăn loại rau này không? – Nếu thích thì chúng mình làm bầy thỏ đi kiếm củ cà rốt nhé. – Cô và trẻ vừa đọc thơ “Trời nắng, trời nắng, thỏ đi tắm nắng” |
– Chơi cùng cô – Nghe gì? Nghe gì?– Thưa cô, củ cà rốt.- Củ cà rốt – Màu đỏ – Để ăn- Bắp cải xanh- Cây bắp cải – Màu xanh – Ở giữa – Để làm rau ăn – Dạ rồi – Củ cà rốt – Chơi 3-4 lần – Dạ thích
|
Một số loại rau củ
I. Mục đích – yêu cầu:
– Gọi đúng và phát âm rõ ràng tên gọi, lợi ích của một số loại rau củ.
– Rèn luyên khả năng nhạy cảm của xúc giác.
– Hình thành và rèn luyện thao tác so sánh một vài đăc điểm khác nhau của 2 đối tượng.
– Giáo dục trẻ biết giá trị của một số loại rau trong đời sống con người và động vật.
II. Chuẩn bị:
– Một cái túi vải đựng: cà chua, cà rốt, đậu cô ve, su hào.
III. Hướng dẫn:
1. Để túi “bí mật” trên bàn cô, yêu cầu trẻ đoán xem trong túi có gì.
2. Yêu cầu từng trẻ em lên thò tay vào túi, nói tên vật, sau đó lấy vật ra, giơ cao cho cả lớp xem.
– Đối với các loại rau, yêu cầu tất cả trẻ em nhắc lại tên gọi khoảng 2 lần.
– Yêu cầu trẻ kể tên tất cả các loại rau ở trên bàn, cô giải thích: tất cả các thứ ấy đều có tên gọi chung là “rau củ”. Hỏi trẻ xem rau dùng để làm gì.
– So sánh một vài đặc điểm khác nhau của rau lá và rau củ.
3. Cô kể chuyện “Nhổ củ cải”.
Một số loại rau lá
I. Mục đích – yêu cầu:
– Gọi đúng và phát âm rõ ràng tên gọi, lợi ích của một số loại rau lá.
– Rèn luyên khả năng nhạy cảm của xúc giác.
– Hình thành và rèn luyện thao tác so sánh một vài đăc điểm khác nhau của 2 đối tượng.
– Giáo dục trẻ biết giá trị của một số loại rau trong đời sống con người và động vật.
II. Chuẩn bị:
– Một cái túi vải đựng: bắp cải, rau cải xanh…
III. Hướng dẫn:
1. Để túi “bí mật” trên bàn cô, yêu cầu trẻ đoán xem trong túi có gì.
2. Yêu cầu từng trẻ em lên thò tay vào túi, nói tên vật, sau đó lấy vật ra, giơ cao cho cả lớp xem.
– Đối với các loại rau, yêu cầu tất cả trẻ em nhắc lại tên gọi khoảng 2 lần.
– Yêu cầu trẻ kể tên tất cả các loại rau ở trên bàn, cô giải thích: tất cả các thứ ấy đều có tên gọi chung là “rau lá”. Hỏi trẻ xem rau dùng để làm gì.
– So sánh một vài đặc điểm khác nhau của bắp cải và rau cải xanh.
– Đọc cho trẻ nghe bài thơ “Bắp cải xanh”
“Bắp cải xanh
Xanh mát mắt
Lá cải sắp
Sắp vòng tròn
Búp cải non
Nằm ở giữa”.
3. Cô và trẻ cầm những cây rau, vừa đi về lớp học vừa hát bài “Đàn vịt con”.
Th423
0