Giáo án Ngày nhà giáo việt nam trọn bộ
CHỦ ĐỀ 2: BẢN THÂN – NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20-10
Thời gian thực hiện 04 tuần
Từ ngày 29 tháng 09 đến ngày 24 tháng 10 năm 2014
- I. MỤC TIÊU GIÁO DỤC
- Phát triển thể chất
* Phát triển vận động
– Cầm bút đúng cách, ngồi đúng tư thế khi tô vẽ tranh
– Phối hợp các cơ trên cơ thể để thực hiện nhịp nhàng các vận động cơ bản: Đi nối bàn chân tiến lùi, đi theo đường dích dắc, đi trên ván kê dốc.
– Thực hiện các vận động:
+ Đập và bắt bóng.
+ Bật liên tục vào vòng.
+ Bò bằng bàn tay và bàn chân 4- 5 m.
– Chơi các trò chơi vận động: Thi đi nhanh, tung bóng, ai nhanh nhất, chuyền bóng.
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
– Nhận ra và không chơi ở những nơi nguy hiểm.
– Biết phân loại thực phẩm theo 4 nhóm.
– Đi lại nhẹ nhàng, vui chơi đoàn kết với bạn
– Biết sử dụng các đồ dùng vệ sinh cá nhân, hướng dẫn trẻ xếp hàng rửa tay, rửa mặt, đúng kỹ năng.
– Biết giúp cô chuẩn bị bàn ăn, lấy đĩa khăn, đĩa cơm rơi.
– Biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ chất dinh dưỡng
– Trẻ biết một số kĩ năng đúng trong khi ăn uống: ngồi ngay ngắn, cầm thìa tay phải, tay trái giữ bát, tránh làm rơi vãi thức ăn.
– Trẻ tự mời ăn, ăn hết suất và ăn đa dạng các loại thức ăn.
- Phát triển nhận thức
– Trẻ biết chia nhóm có 6 đối tượng thành 2 phần, Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 6
– Biết xác định vị trí của bản thân cũng như của người khác trong không gian ( trên dưới, trước sau, phải trái).
– Hiểu biết và kể tên các giác quan trên cơ thể, chức năng, hoạt động và cách vệ sinh các cơ quan đó.
– Có hiểu biết về ngày phụ nữ 20-10
– Nhận biết được 4 nhóm thực phẩm và phân loại 4 nhóm thực phẩm.
– Phân biệt bạn gái, bạn trai. So sánh số bạn trai – bạn gái trong lớp
– Hiểu biết về đặc điểm cơ thể bé.
– Nhận ra sự thay đổi của thời tiết.
– Loại một đối tượng không cùng nhóm với đối tượng còn lại.
– Đếm đến 7, nhận biết các nhóm có 7 đối tượng, nhận biết số 7 , Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 7
– Nhận biết, phân biệt đồ dùng trang phục bạn trai, bạn gái.
– Phân biệt các giác quan cơ thể theo chức năng hoạt động.
- Phát triển ngôn ngữ
– Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân rõ ràng, dễ hiểu.
– Trả lời được câu hỏi của người khác.
– Làm quen với sách truyện, giữ gìn bảo vệ sách.
– Đọc diễn cảm bài thơ: Đôi mắt của em. Thể hiện được giọng của một số nhân vật khác nhau trong truyện: Câu chuyện của tay phải tay trái, truyện của dê con.
– Phát âm rõ ràng, tròn tiếng các chữ a – ă – â.
- Phát triển tình cảm xã hội
– Mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến với cô và các bạn.
– Tự tin vào bản thân. Biết trao đổi, giao lưu cùng các bạn, chơi cùng nhóm đoàn kết nhường nhịn lẫn nhau.
– Biết tự lựa chọn các trò chơi, vai chơi, bạn chơi theo ý thích của mình.
– Giáo dục trẻ cố gắng thực hiện công việc được giao.
– Có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, sách vở các sản phẩm tạo hình do chính mình và các bạn làm ra.
– Nhận biết trạng thái cảm xúc (vui buồn, sợ hãi, …).
– Biết thể hiện tình cảm của mình đối với người thân, các bạn, cô giáo trong các ngày lễ ( Gói quà tặng bạn 20-10, làm bưu thiếp tặng mẹ…)
5 Phát triển thẩm mĩ
– In hình bàn tay, bàn chân.
– Xé dán trang trí khuôn mặt bằng lá cây.
– Làm quen với nhạc cụ biểu diễn.
– Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo bài hát, biết vận động theo lời các bài hát: Cái mũi, mời bạn ăn… Thể hiện cảm xúc qua các bài hát đó.
– Tô màu tranh không chờm ra ngoài đường viền hình vẽ.
– Sử dụng các kỹ năng vẽ thành bức tranh hoàn chỉnh.
– Sử dụng các kĩ năng lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt để tạo thành sản phẩm nặn.
* CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
– Lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ. Trang trí lớp theo chủ đề Bản thân – Ngày 20-10.
– Soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ
– Chuẩn bị văn nghệ chào mừng ngày 20-10..
– Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để chăm sóc sức khoẻ trẻ trong những tháng giao mùa. Giúp trẻ rèn luyện nề nếp vệ sinh cá nhân ở trường và nhà thong qua tuyên truyền. Giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của ngày 20 – 10.
– Sưu tầm và vận động trẻ làm tranh ảnh về chủ đề Bản thân – Ngày 20-10.
– Chuẩn bị tranh ảnh tại góc tuyên truyền, các bài thơ , bài hát , câu chuyện trong chủ đề.
KẾ HOẠCH TUẦN I
Chủ đề nhánh 1: Bé là ai?
( Từ ngày 29 tháng 09 đến ngày 3 tháng 10 năm 2014)
* Yêu cầu trẻ cần đạt
– Trẻ đi lại nhẹ nhàng, vui chơi đoàn kết với bạn.
– Biết đập bóng và bắt bóng tại chỗ theo đúng kĩ năng.
– Biết chia nhóm có 6 đối tượng thành 2 phần
– Phân biệt đồ dùng, trang phục của bạn trai, bạn gái.
– Hiểu nội bài thơ, thuộc bài thơ, đọc diễn tả điệu bộ qua nội dung của bài.
– Hát các bài hát đúng nhạc, thể hiện cảm xúc của bài.
– Biết cách sử dụng giấy, bút vẽ, đất nặn tạo ra sản phẩm
-Trẻ yêu quý bản thân và những người xung quanh, biết thể hiện cảm xúc của mình. Hào hứng tham gia vào các trò chơi vận động, trò chơi dân gian.
* Kế hoạch tuần:
II . HOẠT ĐỘNG GÓC
* Góc xây dựng: Khu công viên giải trí của bé.
* Góc phân vai: Bán hàng, nấu ăn, bác sỹ.
* Góc tạo hình: Vẽ bạn trai, bạn gái.
* Góc âm nhạc: Hát, múa các bài hát chủ đề bản thân.
* Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh
- Mục đích yêu cầu
– Trẻ biết lựa chọn góc chơi, vai chơi phù hợp với mình. Biết tự thỏa thuận với nhau về vai chơi và thực hiện đúng hành động của vai mình đã nhận.
– Biết sử dụng các đồ dùng – đồ chơi, các nguyên vật liệu để tạo thành sản phẩm.
– Cầm bút đúng cách, ngồi đúng tư thế khi tô vẽ tranh
– Biết giao tiếp có văn hoá với bạn chơi, đoàn kết, nhường bạn cùng chơi
– Có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong nhóm.
– Biết chăm sóc cây cối ở góc thiên nhiên.
- Chuẩn bị
– Đồ chơi tại các góc: Đồ dùng bác sỹ, gạch, đồ lắp ghép, mô hình cây cối, dụng cụ âm nhạc, đất nặn, đồ dùng góc thiên thiên.
– Ảnh góc.
- Tổ chức hoạt động
*Hoạt động 1: Thoả thuận chơi
– Trò chuyện về chủ đề đang học.
– Trò chuyện về góc chơi của trẻ đã lựa chọn, phân công vai chơi trong nhóm.
– Cho trẻ nhẹ nhàng về các góc chơi .
* Hoạt động 2: Quá trình chơi
– Trẻ lấy đồ chơi và bắt đầu làm những công việc trong vai chơi của mình.
– Trẻ chơi cô đến các góc theo dõi, quan sát, giúp đỡ, gợi ý cho trẻ.
– Cô đóng vai chơi cùng trẻ, tạo tình huống cho trẻ giao lưu với nhóm khác
* Hoạt đông 3: Kết thúc chơi
– Cô đến kết thúc từng nhóm chơi
– Mời trẻ ở các góc đến góc tạo hình
+ Cô gợi ý để trẻ nhận xét các tác phẩm tại góc tạo hình
+ Cô nhận xét chung cả lớp
– Cả lớp hát bài “Em vẽ”
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* Quan sát thời tiết trong ngày
* Vận động tập thể:
– TCVĐ: Tung bóng
– TCDG: Rồng rắn lên mây
* Chơi theo ý thích: Vẽ phấn trên sân trường, chơi đồ chơi
- Mục đích yêu cầu
– Giúp trẻ rèn luyện khả năng ghi nhớ, quan sát có chủ đích.
– Có những hiểu biết nhất định về thời tiết và cách ăn mặc phù hợp theo thời tiết, theo mùa.
– Tập xếp hàng khi ra sân, biết chờ đến lượt mình không chen nhau.
– Hứng thú tham gia hoạt động vui chơi tập thể.
- Chuẩn bị
– Địa điểm quan sát.
– Cho trẻ ăn mặc gọn gàng khi ra sân
– Phấn vẽ
- Tổ chức hoạt động
* Hoạt động 1: Quan sát thời tiết trong ngày
– Cho trẻ xếp hàng kiểm tra sĩ số trẻ và ra vị trí đứng quan sát
– Cô đặt một số câu hỏi để trẻ trả lời
+ Hôm nay con thấy thời tiết như thế nào?
+ Con có thích thời tiết như thế này không? Vì sao?
+ Nếu có sự thay đổi về thời tiết con sẽ thích thời tiết như thế nào?
+ Vì sao con thích thời tiết như vậy?
+ Bây giờ là mùa gì? Với thời tiết mùa thu, khi đi học chúng mình phải mặc trang phục như thế nào?
* Hoạt động 2: Chơi vận động tập thể
– Cô giới thiệu trò chơi vận động: Tung bóng
+ Cô nói luật chơi, cách chơi
+ Cho trẻ chơi 3 – 4 lần
– Cô giới thiệu trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây.
– Giới thiệu luật chơi, cách chơi
– Cho trẻ chơi 3 – 4 lần, sau mỗi lần cô nhận xét và đổi bạn chơi.
* Hoạt động 3: Chơi theo ý thích
– Cô phát phấn cho trẻ và hướng trẻ vẽ theo ý thích của mình ở trên sân trường.
– Cho trẻ chơi đồ chơi ngoài trời
Cô quan sát trẻ vẽ để đảm bảo an toàn cho trẻ.
– Hết giờ cô tập trung trẻ kiểm tra sĩ số và về lớp vệ sinh cá nhân.
- HOẠT ĐỘNG CHIỀU
– Vận động chống mệt mỏi sau ngủ dậy: Tập theo bài hát “ Lớp chúng mình đoàn kết”
– Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè
– Trẻ đọc đồng dao: Xỉa cá mè, nu na nu nống.
* Trả trẻ
– Vệ sinh thân thể cho trẻ.
– Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe và học tập của trẻ trong ngày
– Vận động phụ huynh ủng hộ truyện cho trẻ phục vụ chủ đề.
– Nhắc trẻ đi học sớm để tham gia các hoạt động của buổi sáng
- ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Nhấn vào đây để tải về : http://www.mediafire.com/download/q8i9hjh4n4mqkdl/chu+de+ban+than.doc
Th1010
0