Giáo án mầm non lớp 4 tuổi
Dạy hát : Hoa bé ngoan.
Dạy VĐTN : Vỗ tay theo phách
Nghe : Em mơ gặp Bác Hồ.
TCân : Ai đoán giỏi
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Dạy hát:
– Dạy trẻ biết hát giọng vui tươi, tự nhiên, đúng lời, rõ lời.
– Trẻ hát được cùng cô, nhớ tên bài, hiểu nội dung bài.
2. Vận động theo nhạc:
– Trẻ nhớ tên vận động, biết cách vỗ kết hợp bài hát.
3. Nghe hát:
– Trẻ thích nghe cô hát và nhớ tên bài hát, hiểu nội dung.
4. Trò chơi âm nhạc:
– Trẻ chơi, hứng thú, nhớ tên trò chơi, luật chơi.
5. Phát triển :
– Tai nghe âm nhạc, chú ý, trí nhớ, phát âm.
6. Giáo dục :
– Dạy trẻ ngoan, để trở thành “hoa bé ngoan”
– Đàn, máy casset, băng, trống lắc, phách tre.
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
I.Dạy hát :
– TC “Gieo hạt” – Bạn nào kể cho cô và các bạn nghe những loại hoa nào con biết? – Có 1 loại hoa tên là “Hoa bé ngoan” Ồ! Lạ quá nhỉ có bạn nào thấy chưa? Vậy thì các con hãy lắng nghe cô hát để biết hoa bé ngoan là hoa như thế nào nhé! – Cô hát diễn cảm + Đàn nhịp nhàng – Cô vừa hát xong bài “Hoa bé ngoan” – Hoa bé ngoan là hoa dành cho những bạn nào biết vâng lời mẹ, cô giáo chăm học, chăm làm. – Cô hát diễn cảm + đàn lần 2 – Đàm thoại. * Cô vừa hát bài hát tên gì? 1. Bài hát nói về điều gì? 2. Bạn nào muốn trở thành “Hoa bé ngoan” . Vậy thì các con phải làm sao? – Trẻ hát theo cô vài lần. – Cô mời tổ + nhóm + cá nhân. – Cả lớp hát vài lần. II. Vận động minh hoạ : – Hôm nay cô sẽ dạy các con vỗ tay theo phách. – Cô làm mẫu lần 1 (không nhạc) – Giải thích : vỗ tay theo phách là vỗ liên tục – Cô làm mẫu và ráp nhạc hát. – Cô mời cá nhân khá lên thực hiện cô đi sửa sai. – Cô mời tổ + nhóm + cá nhân kém. – Cả lớp hát + vỗ vài lần. III. Nghe : – Các con nhìn xem trên tường lớp mình có treo ảnh của ai vậy? À! Em bé đó được Bác Hồ ôm hôn nên tối về em nằm mơ. Các con có biết em bé nằm mơ thấy gì không? – Các con lắng nghe cô hát bài hát này sẽ rõ nhé! – Cô hát diễn cảm + đàn lần 1 – Cô vừa hát cho các con nghe bài hát “Em mơ gặp Bác Hồ” – Giảng giải nội dụng – Bài hát nói về 1 giấc mơ của em bé được gặp Bác Hồ râu bác dài còn mái tóc thì bạc phơ. Em bé rất là vui sướng, chạy đến hôn vào má Bác. Bác Hồ khen em bé rất ngoan. – Cô hát diễn cảm + đàn lần 2 * Đàm thoại : – Cô vừa hát bài hát tên gì? – Bài hát nói về ai? – Bác Hồ là người như thế nào? – Em bé có yêu Bác Hồ không? 5. Bác Hồ nói gì với em bé. * Giáo dục : – Bác Hồ rất là yêu các cháu thiếu nhi nào ngoan, học giỏi các con có muốn được làm cháu ngoan Bác Hồ không? Vậy các con phải như thế nào? – Các con rất là giỏi. Các con lắng nghe xem. – Cô mở máy cho trẻ nghe + làm động tác minh hoạ IV. Trò chơi âm nhạc : – Hôm nay cô cho các con chơi TC “Ai đoán giỏi” mình chơi quen rồi. Vậy bạn nào giỏi nói thử xem mình đoán gì? – Cô nhắc sơ lại luật chơi. – Cho trẻ chơi vài lần. Mỗi lần thay đổi người và nâng cao yêu cầu. |
– Trẻ chơi. – Trẻ nghe. – Hoa bé ngoan. – Lớp nghe. – Ảnh Bác Hồ và em bé. – Bác Hồ. – Dạ muốn. – Trẻ nói (nếu không thì cô nói) |
VĐTn: Vỗ tay theo phách.
Nghe: Em mơ gặp Bác Hồ.
TCÂN: Ai đoán giỏi.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Dạy hát:
– Trẻ hát rõ lời, đúng nhịp, thuộc lời.
2. Ôn vận động:
– Trẻ vỗ tay theo phách thành thạo kết hợp bài hát, nhớ tên vận động.
3. Nghe hát:
– Trẻ thích nghe cô hát và thể hiện cảm xúa, nhớ tên bài hát, nội dung.
– Phát triển: Chú ý tai nghe âm nhạc, trí nhớ, phát âm ngôn ngữ.
– Giáo dục trẻ vâng lời người lớn.
II. Chuẩn bị:
– Đàn, trống lắc, phách tre, mũ chóp lán.
III. Tiến trình:
1. Dạy hát:
– Cô đàn một đoạn bài hát.
– Đố các con cô vừa đàn bài hát gì ? ( Hoa bé ngoan)
– Các con giỏi lắm! Thế bài hát “Hoa bé ngoan ” sẽ được cô hát lại cho các con nghe nhé!
– Cô hát diễn cảm lần 1 + đàn.
– Đàm thoại:
+ Bài hát nói về điều gì ? ( Ai ngoan sẽ là Hoa bé ngoan).
+ Vậy các con phải ngoan như thế nào? ( Vâng lời nguời lớn)
– Cô bắt nhịp cho cả lớp hát vài lần, đoạn một thuộc mới chuyển sang đoạn 2.
– Mời tổ- nhóm- cá nhân hát dưới hình thức biểu diễn văn nghệ.
2. Ôn vận động:
– Cô đố các con vỗ tay như thế này là vỗ tay theo gì?(cô làm mẫu) ( Thưa cô vỗ tay theo phách)
– Vậy cả lớp cùng vỗ tay theo phách cho cô xem nào? ( cả lớp vỗ tay).
– Vỗ tay theo phách là vỗ tay làm sao? ( Thưa cô vỗ tay liên tục)
– Cô bắt nhịp cho cả lớp hát ” Hoa bé ngoan” và vỗ tay theo phách vài lần ( cô quan sát sửa sai).
3. Nghe hát:
– Cô đàn 1 đoạn giai điệu bài hát và đố trẻ cô vừa đàn bài hát gì ( Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ).
– Cô hát + đàn lần 1.
– Đàm thoại.
+ Bài hát nói về ai? ( Bác Hồ)
+ Bác Hồ là ai? ( Bác Hồ là người yêu thương các cháu thiếu nhi ngoan)
+ Vậy các con có muốn được Bác Hồ yêu thương không? ( Dạ có)
+ Vậy các con phải làm gì? ( Phải ngoan)
– Cô mở máy cho trẻ nghe đồng thời múa minh hoạ.
4. Trò chơi âm nhạc:
– Bạn nào giỏi nói cho cô và các bạn nghe cô có cái mũ chóp kín để chơi trò gì? ( Ai đoán giỏi).
– Luật chơi như thế nào? ( Cô gọi trẻ khá).
– Cô nói sơ lại luật chơi nếu trẻ nói chưa rõ.
– Cho trẻ chơi vài lần, mỗi lần thay đổi người và bài hát. Nâng cao yêu cầu mỗi lần chơi.
* Kết thúc tiết học.
– Nhận xét trò chơi.
– Nhận xét chung giờ học- tuyên dươn
Searches related to giáo an mâm non 4 tuổi
giáo án mầm non lớp 4 tuổi
giáo án mầm non 3 tuổi
giáo án mầm non 5 tuổi
Th424
0