GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI THỰC VẬT Khám phá củ cà rốt
ĐỀ TÀI: BÉ VỚI CỦ CÀ RỐT
I/ Mục đích yêu cầu:
1/ Kiến thức:
– Trẻ biết được tên gọi của một số loại rau, củ, quả.
Trẻ nhận biết được hình dạng, mùi vị, màu sắc, …của củ cà rốt, Trẻ được trải nghiệm như: cầm, sờ, nếm củ cà rốt.
Biết được cà rốt là một loại rau ăn củ dùng để nấu canh, xào, …và dùng làm thức uống bổ dưỡng.
2/ Kỹ năng:
Rèn kỹ năng quan sát, đàm thoại, diễn đạt bằng lời của trẻ.
Phát triển vốn từ cho trẻ : củ cà rốt, cái cuống, lõi tròn, …
Rèn thao tác vui chơi nhanh nhẹn, khéo léo.
3/ Giáo dục:
Giáo dục trẻ biết ăn nhiều các loại rau ,củ, quả để cơ thể phát triển tốt.
II/ Chuẩn bị:
: – Củ cà rốt cho cô và trẻ.
– Một số củ, quả nhựa.
– Câu đố, trò chơi về một số loại củ, quả.
– Giáo án, máy vi tính.
– Rổ đựng, dao thớt, ly đựng nước ép cà rốt
III/ Tiến hành các hoạt động:
1/ Hoạt động 1:
Trẻ chơi trò chơi dân gian: Đúc cây dừa.
Cô cùng trẻ quan sát và trò chuyện về một số loại rau, củ, quả cần thiết cho cơ thể.
Giáo dục trẻ nên ăn nhiều loại rau, củ, quả cho da dẻ hồng hào, trắng, mịn, trước khi ăn phải gọt vỏ, rửa sạch, …
2/ Hoạt động trọng tâm:
– Cô cùng trẻ chơi trò chơi: Con thỏ.
Cô kể cho trẻ nghe chuyện về 2 chú thỏ: Trong một ngôi nhà nhỏ ở cạnh bìa rừng có 2 anh em thỏ con rất hiền lành và chăm chỉ. Ngày nào 2 anh em thỏ cũng ra vườn gốc đất trồng rau, bắt sâu, nhổ cỏ cho rau. Vườn của nhà thỏ ngoài những bông hoa tươi đẹp, anh em thỏ còn trồng rất nhiều loại rau đấy c/c như rau xà lách, rau lang, củ cà rốt, ….
+ Thế c/c biết thỏ trồng rau để làm gì không?
+ Đúng rồi đấy c/c, thỏ rất thích ăn các loại rau củ, nhưng đặc biệt thỏ thích ăn nhất là củ gì? ( Củ cà rốt ). Và 2 anh em thỏ đã trồng một vườn cà rốt thật ngon đấy c/c.
– C/c ơi không những thỏ thích ăn cà rốt mà con người chúng ta cũng thích ăn nữa đấy. Để biết được hình dạng và mùi vị củ cà rốt như thế nào, bây giờ cô cháu ta cùng khám khá về củ cà rốt nhé!
Trẻ cùng cô hát và vận động bài hát “ Em yêu cây xanh”
– C/C nhìn xem trên tay cô cầm củ gì nào? ( Củ cà rốt )
– Củ cà rốt có màu gì?, C/c hãy quan sát và cho biết hình dạng củ cà rốt như thế nào?
– Đúng rồi đấy c/c, củ cà rốt có màu cam, hình dạng nó dài, có 1 đầu nhọn và nhỏ, một đầu to tròn, có cuống. Vậy c/c cầm củ cà rốt và chỉ ra phần cuống cho cô xem nào?
– C/c hãy sờ vào củ cà rốt và cho biết vỏ củ cà rốt như thế nào? ( Vỏ lán, mịn, …)
– Cô cắt củ cà rốt cho trẻ quan sát phần bên trong, trẻ nêu nhận xét.
– Cô nói: Bên trong củ cà rốt cũng có màu cam, phần giữa củ có một lõi tròn..
– Ở nhà các con có thường ăn cà rốt không? Cô có một đĩa cà rốt đã cắt sẵn, bây giờ cô mời vài bạn lên ăn thử và cho cô biết khi ăn cà rốt sống các con thấy thế nào? ( Giòn và ngọt)
– Đúng rồi đấy c/c cà rốt có thể ăn sống hoặc ăn chín, khi ăn sống thì cảm thấy giòn và ngọt.
Cô cho một và trẻ ném thử nước ép cà rốt, Khi ném thử nước cà rốt c/c thấy có mùi vị gì? ( có mùi thơm, vị ngọt)
Thế hàng ngày mẹ dùng củ cà rốt để chế biến những món ăn gì ? ( trẻ trả lời…..)
Cô cho trẻ quan sát một số món ăn được chế biến từ củ cà rốt ( Món ca ri, xào, trộn, …)
C/c biết không, củ cà rốt được dùng để chế biến nhiều món ăn rất ngon như ca ri, xào, trộn, .. và làm thức uống rất bổ dưỡng nữa đấy. Củ cà rốt chứa rất nhiều vitamin rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt giúp cho
Th424
0