Giáo án lớp mầm Cháu đi mẫu giáo – Tiết 1
Day hát: Cháu đi mẫu giáo
Nghe hát: Vui đến trường.
VDTN: Vỗ tay theo phách.
TCAN: Gà gáy,vịt kêu.
I. Mục đích, yêu cầu
1. Dạy hát:
– Trẻ hát tự nhiên thoải mái. Trẻ hát được cùng cô cả bài, phát âm chính xác và hát rõ lời bài hát.
2.Vận động:
– Trẻ vỗ tay theo phách được theo bài hát ” Cháu đi mẫu giáo”.
3. Nghe hát:
– Trẻ chú ý nghe cô hát từ đầu đến cuối, phát triển tai nghe âm nhạc.
4. Trò chơi âm nhạc:
– Tích cực tham gia trò chơi, trẻ hiểu cách chơi và chơi được cùng cô.
II.Phương pháp- Biện pháp:
1. Dạy hát:
– Phương pháp: Biểu diễn diễn cảm.
– Biện pháp: sửa sai, luyện tập.
2. Vận động:
– Phương pháp: luyện tập.
– Biện pháp: sửa sai.
3. Nghe hát:
– Phương pháp: Biểu diễn diễn cảm .
– Biện pháp: giải thích.
4. Trò chơi âm nhạc:
– Phương pháp: thực hành.
III. Chuẩn bị:
– Cô hát tốt bài hát .
– Trống lắc, mũ gà, mũ vịt.
– Cho làm quen bài hát ngoài giờ.
IV. Tiến trình:
1. Dạy hát:
– Cho trẻ nghe nhạc vào chỗ ngồi.
– Cho trẻ chơi trò chơi nhỏ: ” Bắp cải xanh”,… trời sáng, trời sáng.
– Các con nhìn xem cô có tranh gì nè?(Đưa tranh vẽ ngôi trường Mẫu giáo cho trẻ xem ).
– Cô cũng có một bài hát nói về những em bé đi học mẫu giáo. Bây giờ các con hãy lắng nghe cô hát nha!
– Cô hát lần 1 .
– Cô vừa hát cho các con nghe bài hát ” Cháu đi mẫu giáo” của chú Thanh Hưng.
– Bây giờ các con muốn hát cùng cô bài hát này không?
– Trẻ tập hát với cô vài lần.
– Mời tổ hát + sửa sai.
– Mời 1, 2 trẻ khá hát cho cả lớp nghe.
– Sau đó cả lớp hát lần nữa ( nếu còn thời gian)
2. Vận động:
– Khi trẻ đã hát đúng, cô sẽ sử dụng trống lắc vỗ đệm theo phách bài hát và khuyến khích trẻ vỗ cùng cô.
– Dạy cách vỗ, đầu tiên các con vỗ đều cho cô, cô đếm 1-1-1 khi vào bài hát thì các con vào phách mạnh đó là chữ “Cháu”.
– Gọi từng tổ thực hiện + sửa sai.
– Cả lớp thực hiện.
3. Nghe hát: “vui đến trường”
– Hôm nay cô thấy lớp mình học giỏi cô sẽ thưởng cho các con nghe một bài hát rất là hay (cô hát vui tươi phấn khởi).
– Sau đó giới thiệu tên bài hát + tác giả.
– Cô hát lần 2 và hỏi trẻ tên bài hát.
– Giáo dục: Giáo dục trẻ ham thích đến trường để gặp lại cô, lại bạn, giáo dục trẻ yêu thương trường lớp của mình.
4. Trò chơi âm nhạc:
– Cho trẻ đi chơi (tập hợp thành vòng tròn và cho trẻ chơi trò chơi ).
– Hôm nay cô thưởng cho các con trò chơi “Gà gáy vịt kêu”.
-> Tiếng gà gáy cao hơn tiếng vịt kêu. Cho trẻ khum tay lên miệng, giả làm gà gáy ò ó o và úp tay lại làm tiếng vịt kêu cạp cạp cạp.
-> Giải thích cho trẻ hiểu tiếng gà gáy có âm thanh cao hơn tiếng vịt kêu.
– Hoặc: Cô giả làm tiếng gà gáy, trẻ giả làm tiếng vịt kêu đáp lại.
5. Nhận xét, tuyên dương
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Dạy hát:
– Trẻ hát thành thạo và thuộc bài hát.
– Hát đúng giai điệu và rõ lời.
2. Nghe hát:
– Trẻ chú ý nghe cô hát từ đầu đến cuối. Giáo dục trẻ yêu thích đến trường.
3. Dạy vận động theo nhạc:
– Trẻ vận động tốt bài “Cháu đi mẫu giáo”.
4. Trò chơi âm nhạc:
– Trẻ chơi thành thạo trò chơi, chơi hào hứng, vui vẻ.
II. Phương pháp – Biện pháp:
1. Dạy hát:
– Phương pháp: Luyện tập.
– Biện pháp: Sửa sai.
2. Dạy vận động theo nhạc:
– Phương pháp: Luyện tập.
– Biện pháp: Sửa sai.
3. Nghe hát:
– Phương pháp: BDDC.
– Biện pháp: Giải thích.
4. Trò chơi âm nhạc:
– Phương pháp: Luyện tập.
III. Chuẩn bị:
– Đàn, trống lắc, phách tre, mũ gà, vịt.
IV. Tiến hành:
1. Dạy hát:
– Cô đàn một đoạn bài hát, gợi nhớ tên bài hát.
– Mời trẻ nhắc lại tên bài hát + tác giả.
– Cô và trẻ cùng hát vài lần.
– Mời từng tổ + nhóm bạn trai + bạn gái.
– Mời cá nhân hát tốt.
– Sau đó cho cả lớp hát.
2. Ôn vận động theo nhạc:
– Mời một trẻ vận động vỗ tay tốt vỗ mẫu cho lớp xem.
– Bạn vừa vỗ tay theo tiết tấu gì? Như vậy vỗ tay theo phách là vỗ như thế nào?
– Mời thêm một trẻ vỗ lại.
– Trẻ nào giỏi nói cho cô biết bắt đầu vỗ sẽ vỗ vào như thế nào?
– Cô vỗ mẫu cho cả lớp xem.
– Cả lớp hát + vỗ tay.
– Mời tổ + nhóm.
– Cá nhân hát + vỗ tay.
3. Trò chơi âm nhạc:
– Hôm nay cô thấy các con học giỏi, bây giờ các con xem cô sẽ thưởng gì cho các con nhe!
– Đố bạn? Đố bạn? -> Đố gì? Đố gì?
– Cô giả tiếng gà gáy ò ó o.. và hỏi con gì gáy.
– Cô giả tiếng vịt kêu “Cạp cạp” và hỏi con gì kêu.
– Cô nhắc lại luật chơi.
4. Nghe hát:
– Lắng nghe, lắng nghe.
– Cô đàn 1 đoạn -> Trẻ đoán tên bài hát.
– Cô hát lần 1.
– Cô hát lần 2 + minh hoạ.
– Cô giáo ở trường giống như người mẹ thứ hai của con vậy, cô giáo yêu thương và chăm sóc các con từng bữa ăn giấc ngủ như mẹ của các con ở nhà. Vì vậy các con phải yêu thương và quí trọng cô giáo của mình.
– Mở máy cho trẻ nghe lần 3.
* Giáo dục: Các con ơi, đến trường học, lớp học có cô giáo bạn bè luôn yêu thương vui đùa cùng nhau thật là vui, nên chúng ta phải luôn yêu thương thích đến trường lớp nha!
5. Nhận xét – tuyên dương.
Th510
0