XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐIỂM: TRƯỜNG TIỂU HỌC
CHỦ ĐỀ: “THAM QUAN TRƯỜNG TIỂU HỌC”
(Thời gian thực hiện: Từ ngày 5 đến ngày 9 Tháng 5 năm 2014)
MỞ CHỦ ĐIỂM: “THAM QUAN TRƯỜNG TIỂU HỌC”
*Thời gian thực hiện : 1 tuần
Giáo án lớp lá chủ điểm trường tiểu học
Từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 5 năm 2014
*Giới thiệu về chủ điểm trường tiểu học
– Cô trưng bày tranh ảnh về chủ điểm trường tiểu học
– Trò chuyện và đàm thoại cùng trẻ về nội dung chủ điểm
– Kết hợp chăm sóc và giáo dục trẻ bảo vệ môi trường ,vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và tiết kiệm năng lượng và bảo vệ biển đảo.
*Triển khai chủ điểm
-Cô lựa chọn các kiến thức phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, khuyến khích động viên trẻ phát huy được tư duy của trẻ
– Cho trẻ xem tranh về trường tiểu học
– Cô đưa ra những câu hỏi cho trẻ nói về quê hương Bác Hồ
– Cô cho trẻ tham gia các góc chơi
– Cô lựa chọn phương pháp hợp lý và gần gũi trẻ đề trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức mà cô đặt ra
* Đối với giáo viên
– Chuẩn bị kiến thức dạy cho trẻ
– Kế hoạch đã được phê duyệt
– Lên biểu bảng phù hợp chủ đề
– Thực hiện theo chế độ sinh hoạt 1 ngày của trẻ.
– Tranh về chủ đề trường tiểu học
– Nguyên vật liệu mở: lon, hộp sữa, giấy báo, …
– Sưu tầm tham khảo tài liệu về chủ đề.
– Trang trí trong và ngoài lớp theo chủ đề.
– Sưu tầm thơ truyện về chủ đề
* Đối với trẻ
– Đến lớp chuyên cần, đúng giờ
– Nguyên vật liệu mở: hộp sữa, bìa các tông, giấy màu…để trẻ tạo sản phẩm
– Tranh ảnh về chủ đề sưu tầm từ họa báo.
*Đối với phụ huynh
– Phối hợp với phụ huynh đóng góp các nguyên vật liễu có sẵn tại địa phương giúp trẻ thực hiện hoạt động trong chủ đề
– Chú ý đến chế độ ăn của trẻ.
CHỦ ĐỀ: “THAM QUAN TRƯỜNG TIỂU HỌC”
(Thời gian thực hiện 1 tuần)
- MỤC TIÊU CHUNG
- PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
– Trẻ thực hiện tự tin và khéo động tác “bật liên tục qua 4 – 5 chướng ngại vật”.
– Trẻ phối hợp nhịp nhàng tay chân nhằm rèn luyện sức dẻo dai của cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
– Trẻ biết thực hiện thao tác vệ sinh chải đầu (Chỉ số 18).
2. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
– Trẻ ôn nhận biết các hình và các khối (Chỉ số 107).
– Trẻ tham gia trò chuyện cùng cô về “Trường Tiểu Học”.
3. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
– Trẻ hiểu được nội dung bài thơ “Bé vào lớp 1”, dùng ngôn ngữ mạch lạc để trả lời câu hỏi của cô.
– Nhận biết và phát âm được các chữ cái đã học.
4. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
– Chơi tốt các trò chơi đóng vai (Gia đình, nấu ăn, xây dựng..) và trò chơi dân gian( Rồng rắn lên mây, chi chi chành chành, cướp cờ…).
5. PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
-Cảm nhận được cái đẹp trong thiên nhiên và thể hiện tình cảm yêu quê hương, đất nước qua các sản phẩm tạo hình, âm nhạc. Biết sử dụng các nguyên vật liệu khác để tạo ra các sản phẩm tạo hình cân đối, màu sắc hài hòa. Thích và biết chơi một số trò chơi dân gian, nghe các bản nhạc, trò chơi dân gian.
– Trẻ vẽ trường tiểu học đẹp
-Trẻ thể hiện đúng giai điệu các bài hát “Cháu vẫn nhớ trường mầm non”. Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc (Chỉ số 101).
KẾ HOẠCH MỘT NGÀY
Ngày thứ nhất: Thứ 2 ngày 5 tháng 5 năm 2014)
“TÌM HIỂU VỀ TRƯỜNG TIỂU HỌC”
I.MỤC TIÊU
-Trẻ biết tên trường học, địa chỉ và đặc điểm của trường cũng như các thầy cô và các bạn trong trường
– Biết một số hoạt động chính của lớp, trường tiểu học và một số nét đặc trưng khác với trường mầm non.
– Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp, chú ý trong giờ học
II.CHUẨN BỊ
-Tranh ảnh về trường tiểu học.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
HOẠT ĐỘNG 1. ĐẾN LỚP CÙNG CÔ
* Ngày đầu tuần của bé
– Cô đến lớp sớm dọn dẹp lớp học, vệ sinh ca cốc, khăn cho các cháu.
-Cô niềm nở đón cháu từ tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ đến lớp phải chào cô, cha mẹ và người lớn.
-Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, sức khỏe cũng như chế độ ăn uống của ở nhà trong những ngày cuối tuần.
– Trò chuyện cùng trẻ trò chuyện về trường tiểu học.
-Cho trẻ chơi ở các góc chơi.
* Bé chuyên cần: Cô cùng trẻ điểm danh xem hôm nay lớp mình vắng bạn nào, cô dùng sổ gọi tên đánh dấu bạn vắng vào sổ.
* Cơ thể khỏe mạnh:
HOẠT ĐỘNG 4: BÉ VÀO CÁC GÓC CHƠI (Giống kế hoạch của hoạt động góc)
HOẠT ĐỘNG 5: BÉ NÀO GIỎI
HĐ1: Xem tay ai sạch
Cô cho cháu xếp hàng, rửa tay, lau tay, lau mặt .
HĐ2: Ai ăn giỏi nhất
– Cô cho trẻ ngồi vào bàn ăn, sau đó cô chia cơm cho trẻ theo khẩu phần ăn cho cháu, giáo dục dinh dưỡng trước khi ăn, ăn không nói chuyện và rơi vãi cơm.
HĐ3: Ai ngủ ngoan nhất
– Cô cho cháu rải nệm và nằm vào vị trí của mình.
– Cô mở cửa sổ và nếu trời nóng thì mở quạt cho thoang thoảng.
– Cô bao quát lớp.
HOẠT ĐỘNG 6: “BÉ TẬP VĂN NGHỆ”
-Cho cháu tập các tiết mục văn nghệ chuẩn bị cho lễ tổng kết và chào đón ngày 1 tháng 6.
HOẠT ĐỘNG 7: PHẦN THƯỞNG BÉ NGOAN
– Hát vận động” Hoa bé ngoan”
– Trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan
– Cho cả lớp tự nhận xét mình, và nhận xét bạn
– Cô nhận xét tổng quát, cho trẻ ngoan cắm cờ
– Tổ nào có nhiều bạn cắm cờ sẽ được cắm cờ tổ.
– Tuyên dương trẻ ngoan, khuyến khích động viên trẻ chưa được cắm cờ
Kết thúc: Cho trẻ hát bài “Đi học về”.
* Tạm biệt cô giáo
– Cô cho trẻ ngồi ngay ngắn, kể chuyện cho trẻ nghe
– Trẻ nào có cha, mẹ đến đón cô giáo sẽ gọi tên
– Trẻ chào cô ra về, cô dặn dò trẻ và trao đổi với phụ huynh về trẻ ở lớp.
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
………………………….……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Ngày thứ 2: Thứ 3 ngày 6 tháng 5 năm 2014)
BÉ VUI HỌC TOÁN (ÔN CÁC HÌNH VÀ KHỐI)
“THAO TÁC VỆ SINH: CHẢI ĐẦU”
I.MỤC TIÊU
–Trẻ nhận biết được hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật (Chỉ số 107).Trẻ thực hiện đúng thao tác chải đầu. Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng (Chỉ số 18)
– Rèn kĩ năng nhận biết tốt. Rèn luyện vệ sinh cá nhân.
– Giáo dục trẻ yêu thích học toán, giữ trật tự trong giờ học. Giáo dục trẻ biết vệ sinh đầu tóc gọn gàng.
II. CHUẨN BỊ
-Lược…Đồ dùng dạy toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
HOẠT ĐỘNG 1: BÉ VUI ĐẾN LỚP
* Chào cô buổi sáng
– Bé đến lớp chào cô, chào bố mẹ và cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định
– Bé giúp cô mang một số đồ dùng ra ngoài.
– Cô trò chuyện cùng trẻ về đồ dùng học tập ở trường tiểu học.
– Cho bé vào chơi tự do trong lớp
* Ai chuyên cần: Cô cùng trẻ điểm danh bạn vắng và đánh dấu vào sổ điểm danh.
* Bé chuyên cần: Cô cùng trẻ điểm danh xem hôm nay lớp mình vắng bạn nào, cô dùng sổ gọi tên đánh dấu bạn vắng vào sổ.
* Cơ thể khỏe mạnh: Trẻ tập thể dục tập nhịp nhàng theo bài “ Bình Minh”
HOẠT ĐỘNG 2: “QUAN SÁT THIÊN NHIÊN”
Th507
0