Th501
Giáo án lớp chồi Kế hoạch chuyên môn cả năm hay
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ 1 : TRƯỜNG MẦM NON
Thời gian thực hiện 3 tuần : Từ ngày 30/4/2014 – 21/5/2014
I. Mục tiêu :
1, Phát triển thể chất :
* Vận động :
– Thực hiện các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp trong bài tập thể dục sáng kết hợp với bài hát : Trường chúng cháu là trường mầm non
– Phối hợp các bộ phận trên cơ thể một cách nhịp nhàng để tham gia các hoạt động như đi, chạy, bò, tung và bắt bóng ….
– Thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu bản thân
* Dinh dưỡng sức khoẻ :
– Biết một số món ăn thông thường ở trường mầm non
– Biết sử dụng các đồ dùng trong sinh hoạt cá nhân ở trường mầm non : Khăn, ca, cốc uống nước, bát ăn cơm, thìa xúc cơm ….
– Có thói quen vệ sinh, thực hiện hành vi văn minh trong ăn uống sinh hoạt : Rèn kỹ năng rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chào mời trước khi ăn, không nói chuyện trong khi ăn ….
– Biết tránh những vật dụng và nơi nguy hiểm trong trường, lớp mầm non
2, Phát triển nhận thức :
* Khám phá khoa học :
– Biết tên, địa chỉ trường, lớp đang học
– Biết đường đi tới lớp mình
– Công việc của cô, các nhân viên ( Bé làm gì để giảm nhẹ công việc cho cô )
– Một số hoạt động trong trường ( Chia sẻ hoạt động yêu thích của bé )
– Phân biệt các khu vực trong trường và công việc của các cô bác trong khu vực đó
– Biết tên và một vài đặc điểm nổi bật của các bạn trong lớp
* Làm quen với toán :
– Đếm vẹt ( theo khả năng ), đếm ở các vị trí cách sắp xếp khác nhau ( Dọc, ngang, tròn, lung tung…)
– Số thứ tự ( trong phạm vi 5 )
– Phân loại đồ dùng, đồ chơi theo : Hình dạng, màu sắc, kích thước, chất liệu…
* Khám phá xã hội :
– Biết tuân theo quy định chung của trường, lớp nơi công cộng. Nề nếp sinh hoạt của lớp, trường
3, Phát triển ngôn ngữ :
* Nghe :
– Phân biệt ngữ điệu khác nhau và ý nghĩa của nó ( Biểu lộ tình cảm: Vui, buồn, sợ hãi, lo lắng, mức độ quan trọng của thông điệp )
– Biết lắng nghe cô và các bạn nói, biết trả lời câu hỏi
* Nói :
– Tập phát âm rõ khi nói, đặc biệt âm khó
– Biết bày tỏ nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ, của mình bằng lời nói
– Bắt chước ngữ điệu, nhịp điệu, vần điệu …
– Đọc thơ, kể chuyện diễn cảm về trường, lớp mầm non
– Biết giao tiếp bằng lời nói rõ ràng, mạch lạc, lễ phép ( Không nói to, quát to, hay lí nhí )
– Mạnh dạn, tự tin, vui vẻ trong giao tiếp
* Làm quen với đọc – viết :
– Tư thế ngồi, mở sách …
4, Phát triển tình cảm – xã hội :
* Phát triển tình cảm :
– Biết yêu quý cô giáo, các cô bác trong trường, thân thiện với các bạn trong lớp
– Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong lớp
– Biết cất gọn đồ chơi sau khi chơi xong, không vứt rác, bẻ cây, …( Giúp đỡ cô giáo dọn dẹp, cất đồ chơi, chuẩn bị giờ học, vệ sinh lớp, tưới cây ….)
* Kỹ năng xã hội :
– Biết thực hiện một số quy định của lớp, của trường : ( Nhớ trách nhiệm được phân công trực nhật )
5, Phát triển thẩm mỹ :
– Trẻ được sống trong môi trường đẹp : Thiên nhiên, sân trường, cảnh quang, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi …
– Hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật trong trường, lớp
– Thể hiện bài hát về trường mầm non một cách tự nhiên, có cảm xúc
– Thể hiện cảm xúc, khả năng sáng tạo trong các sản phẩm tạo hình về trường, lớp, đồ dùng, đồ chơi, cảnh vật , cô giáo, các bạn trong lớp … một cách hài hoà cân đối ( Tự chọn màu cho nền , hình )
II, Mạng nội dung :
– Tên trường
– Địa điểm
– Các khu vực trong trường mầm non, đồ dùng, đồ chơi
– Các hoạt động của các cô, các bác và trẻ trong trường mầm non
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ 2 : BẢN THÂN
Thời gian thực hiện 4 tuần : Từ ngày 28/4/2014 đến ngày 23/5/2014
I. MỤC TIÊU.
1. Phát triển thể chất:
* Vận động :
– Thực hiện các động tác phát triển nhóm cơ hô hấp trong bài tập thể dục sáng
– Có khả năng thực hiện một số vận động theo nhu cầu của bản thân : Đi, chạy, nhảy, leo trèo…
* Dinh dưỡng sức khoẻ :
– Bảo vệ sức khoẻ, giữ gìn vệ sinh, vệ sinh các giác quan, ý thức tự phục vụ nhu cầu dinh dưỡng, vai trò dinh dưỡng với sức khoẻ
– Có kỹ năng vận động để sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày ( Đánh răng, rửa mặt, cầm thìa..)
– Biết lợi ích của sức khoẻ giữ gìn thân thể và giữ gìn vệ sinh môi trường
– Biết lợi ích của việc ăn uống đủ chất, vệ sinh trong ăn uống và giấc ngủ
– Có ứng xử kịp thời khi thời tiết thay đổi
2. Phát triển nhận thức:
* Khám phá khoa học :
– Các giác quan và một số bộ phận cơ thể, chức năng ( Giúp bé làm gì )
– Sự phát triển ( Sử dụng và giữ gìn )
– Quá trình trưởng thành ( Bé lớn lên như thế nào )
– Có hiểu biết về bản thân, biết mình giống và khác các bạn qua một số đặc điểm cá nhân, giới tính, hình dáng bên ngoài của cơ thể ( kiểu tóc, màu da, cao, thấp, béo, gầy ) Khả năng và sở thích riêng
– Biết được 5 giác quan, tác dụng của các giác quan, hiểu sự cần thiết chăm sóc giữ gìn vệ sinh các giác quan. Sử dụng các giác quan để nhận biết phân biệt các đồ dùng, đồ chơi, sự vật hiện tượng gần gũi, đơn giản trong cuộc sống hàng ngày
– Có hiểu biết về một số thực phẩm khác nhau và lợi ích của chúng đối với sức khoẻ của bản thân
* Làm quen với Toán :
– Nhận biết số lượng trong phạm vi 5
– So sánh chiều cao
– Xác định vị trí của bản thân
* Khám phá xã hội :
– Tên, tuổi giới tính của bản thân
3. Phát triển ngôn ngữ:
* Nghe :
– Nghe hiểu các từ để chỉ các bộ phận cơ thể
– Lắng nghe truyện, thơ, đồng dao trong chủ đề, kể chuyện và giới thiệu về bản thân, về những sở thích và hứng thú
– Biết lắng nghe và trả lời lịch sự, lễ phép với mọi người
* Nói :
– Phát âm rõ các từ chỉ bộ phận cơ thể
– Biết bộc lộ thể hiện những suy nghĩ cảm nhận của mình với mọi người xung quanh qua lời nói, cử chỉ và điệu bộ bằng câu đơn, câu ghép
– Trả lời được câu hỏi : “Cái gì đây? để làm gi?”
– Đọc thơ diễn cảm, kể lại truyện có sự giúp đỡ của cô
* Làm quen với đọc – viết
– Xem và nghe đọc sách hướng dẫn về cơ thể
4. Phát triển tình cảm- xã hội.
* Phát triển tình cảm :
– Biết cảm nhận và thể hiện các cảm xúc khác nhau của mình và của người khác
– Biết giúp đỡ mọi người xung quanh
* Kỹ năng xã hội :
– Hiểu được khả năng của bản thân, biết coi trọng và làm theo ccs quy định chung của gia đình và lớp học
– Biết cách ững xử với bạn bè và người lớn phù hợp với giới tính của mình
5. Phát triển thẩm mĩ.
– Thể hiện kĩ năng phối hợp tay- mắt trong hoạt động nghệ thuật như tạo hình.
– Yêu thích cái đẹp, có khả năng cảm nhận cái đẹp của bản thân qua một số tác phẩm tạo hình, thơ, truyện.
– Thích tham gia các hoạt động hát, múa và thuộc một số bài hát về chủ đề bản thân.
– Thể hiện được một sốbài hát, vận động theo nhạc
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ 3 : GIA ĐÌNH
Thời gian thực hiện 4 tuần : Từ ngày 26/04/2014 đến ngày 20/05/2014
I. MỤC TIÊU.
1. Phát triển thể chất:
* Vận động :
– Thực hiện các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp trong bài tập thể dục sáng
– Thích vận động và tham gia các hoạt động giữ gìn sức khoẻ cùng người thân trong gia đình qua các vận động : Bò, ném, chạy, trườn…
– Hình thành ý thức, kỹ năng giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong gia đình sao cho sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp, sử dụng tiết kiệm, hợp lý
* Dinh dưỡng – Sức khoẻ
– Biết lợi ích của 4 nhóm thực phẩm đối với sức khoẻ của trẻ và gia đình
– Tập luyện và giữ gìn sức khoẻ cho bản thân và người thân
– Nhu cầu dinh dưỡng, vai trò dinh dưỡng với sức khoẻ
2. Phát triển nhận thức:
* Khám phá khoa học :
– Biết được vị trí vai trò của trẻ và các thành viên trong gia đình
– Biết về các nhu cầu về gia đình và thấy được sự khác nhau giữa các gia đình ( nhu cầu dinh dưỡng, nhu cầu tình cảm, sự quan tâm lẫn nhau, các nhu cầu về vật chất như đồ dùng của gia đình và so sánh…)
– Trẻ hiểu được mối quan hệ và công việc của mỗi thành viên trong gia đình
* Làm quen với toán :
– Đếm số thành viên trong gia đình
– So sánh 3 đối tượng
– Xác định vị trí đồ vật trong gia đình
* Khám phá xã hội :
– Trẻ biết một vài quy tắc đơn giản trong gia đình
- Phát triển ngôn ngữ:
* Nghe :
– Hiểu các từ chỉ tên thành viên trong gia đình, tên đồ dùng của gia đình
-Làm theo được 2 yêu cầu : ( Tìm và đếm )
* Nói :
– Mạnh dạn trong giao tiếp với người xung quanh.
– Biết bày tỏ nhu cầu mong muốn của mình bằng ngôn ngữ
– Biết lắng nghe, đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi
– Bày tỏ tình cảm, nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của mình bằng ngôn ngữ
– Có một số kỹ năng giao tiếp, chào hỏi phù hợp với chuẩn mực văn hoá gia đình
* Làm quen với đọc – viết :
– Làm quen với một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống
4. Phát triển tình cảm- xã hội:
* Phát triển tình cảm :
– Có ý thức tôn trọng, giúp đỡ các thành viên trong gia đình
– Nhận biết cảm xúc của người khác, biểu lộ cảm xúc của bản thân với các thành viên trong gia đình
* Kỹ năng xã hội :
Hình thành một số kỹ năng ứng xử, tôn trọng lấn nhau trong gia đình truyền thống người Việt Nam
– Biết giữ gìn sử dụng hợp lý, tiết kiệm đồ dùng, đồ chơi trong gia đình
5. Phát triển thẩm mĩ.
– Thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình
– Biết tạo ra sản phẩm tạo hình và sử dụng màu sắc hài hoà về các đồ dùng gia đình, các kiểu nhà, các thành viên gia đình
– Có cảm xúc khi thể hiện tác phẩm có liên quan đến chủ đề gia đình và đối với cô giáo
Bình luận
Trackbacks and pingbacks
No trackback or pingback available for this article.
Sao giao an chu de ban than e vo koi k fk ak