Th717
CHỦ ĐỀ: TỔ ẤM GIA ĐÌNH
ĐỀ TÀI: GIA ĐÌNH CỦA BÉ
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
– Phát triển thể chất: Phối hợp tay chân nhịp nhàng tham gia các hoạt động
– Phát triển nhận thức: Hát và vận động bài:” Cả nhà thương nhau”. Nhận biết trong gia đình có bao nhiêu người
– Phát triển ngôn ngữ: Rèn khả năng hát và đếm số toán học
– Phát triển thẩm mỹ: Thể hiện cảm xúc khi nghe hát
– Phát triển tình cảm xã hội: Nhận biết tình cảm của ba mẹ đối với bé
II/ CHUẨN BỊ:
– Nhạc nền bài hát:” Cả nhà thương nhau” và bài:” Ru con”
– Hình gia đình của trẻ trong lớp
III/ TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
|
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
|
Hoạt động I:
– Trò chuyện về những tấm hình mà bé mang từ nhà đến lớp: Trong hình có những ai? Ba làm gì? Mẹ làm gì? Có bao nhiêu người trong tấm hình đó? Yêu cầu trẻ đếm số lượng
Hoạt động II:
– Hát và vận động vỗ theo nhịp bài:” Cả nhà thương nhau”
– Mời từng nhóm, cá nhân, cả lớp thực hiện. Cô chú ý sửa sai
Hoạt động III:
– Cô hỏi: Ở nhà ai ru bé ngủ ?
– Hôm nay cô sẽ giả làm mẹ để ru các bé ngủ bằng 1 làm điệu dân ca, đó là bài:” Ru con”
– Cô hát và làm động tác ru ngủ
Hoạt độngIV :
– Lập bảng: Có bao nhiêu người trong gia đình. Gắn vào số tương ứng
|
– Trẻ tham gia trò chuyện
– Trẻ thực hiện vỗ theo nhịp bài hát
– Lắng nghe cô hát, nhận ra được giai điệu bài hát
– Tự chia nhóm và lập bảng
|
ĐỀ TÀI: GIA ĐÌNH BÉ SỐNG CHUNG 1 NHÀ
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
– Phát triển thể chất: Biết phối hợp tay chân để ráp hình ngôi nhà
– Phát triển nhận thức: Khám phá các hình khối tạo nên ngôi nhà. So sánh cao – thấp. Nêu 1 số đặc điểm về ngôi nhà bé ở
– Phát triển ngôn ngữ: Dùng ngôn ngữ mô tả về nhà của bé
– Phát triển thẩm mỹ: Biết giữ vệ sinh các phòng ở nhà bé
– Phát triển tình cảm xã hội: Giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ ngôi nhà
II/ CHUẨN BỊ:
– Mô hình khu nhà bé ở, các hình khối chữ nhật, vuông, tam giác
– Tranh 1 số đồ dùng ở các phòng: ngủ, khách, bếp
III/ TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
|
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
|
Hoạt động I:
– Hát + Vận động:” Nhà của tôi”
– Trò chuyện về nội dung bài hát
Hoạt động II:
– Quan sát: Mô hình khu nhà bé ở
– Đàm thoại về mô hình ngôi nhà có những gì?
– Có những hình khối nào mà bé biết ?
Hoạt động III:
– Tổ chức cho các nhóm ráp hình các ngôi nhà bằng hình hình học
– So sánh các ngôi nhà có chiều cao – thấp
Hoạt độngIV :
– Lập bảng: Nhà bé có phòng nào ? ( ngủ, khách, bếp )
|
– Cả lớp hát và vận động
– Trẻ tham gia trò chuyện
– Trẻ nêu nhận xét theo ý trẻ
– Các nhóm sắp xếp nhà và so sánh
– Tự chia nhóm và lập bảng
|
CHỦ ĐỀ: TỔ ẤM GIA ĐÌNH
ĐỀ TÀI: CÂY GIA ĐÌNH
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
– Phát triển thể chất: Phối hợp tay chân nhịp nhàng tham gia các hoạt động
– Phát triển nhận thức: Biết các thành viên trong gia đình: Ông bà nội, ông bà ngoại, ba, má, con. Nhận biết cây gia đình
– Phát triển ngôn ngữ: Dùng ngôn ngữ cá nhân để so sánh ít – nhiều
– Phát triển thẩm mỹ: Thể hiện cảm xúc đối với các thành viên trong gia đình
– Phát triển tình cảm xã hội: Nhận biết tình cảm của ông bà, ba mẹ đối với bé
II/ CHUẨN BỊ:
– Nhạc nền bài hát:” Có ông bà có ba má”
– Hình gia đình của trẻ trong lớp
– Tranh cây gia đình. Một số thẻ số từ 1 đến 5
III/ TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG
CỦA CÔ
|
HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ
|
Hoạt động I:
– Hát + Vận động:” Có ông bà có ba má “
– Trò chuyện về các thành viên trong gia đình
Hoạt động II:
– Tổ chức quan sát trò chuyện các hình gia đình bé mang từ nhà đến, những hình có ông bà, ba mẹ và bé
– Đếm các thành viên trong gia đình ở trong hình và gắn số tương ứng
– So sánh gia đình nào: Nhiều người, ít người
Hoạt động III:
– Lập bảng: Cây gia đình ( Ông bà nội, ông bà ngoại, ba ,mẹ, bé )
|
– Trẻ tham gia trò chuyện
– Trẻ quan sát và nêu nhận xét các thành viên trong gia đình
– Đếm số lượng và so sánh
– Tự chia nhóm và lập bảng
|
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
|
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
|
Hoạt động I:
– Trò chuyện về những ngày kỷ niệm vui mà gia đình hay thường tổ chức: Sinh nhật, Noel, Tết…
Hoạt động II:
– Tổ chức cho trẻ phân vai: Ba. Mẹ, Con…
– Trẻ kết nhóm thành 1 gia đình, tự xưng hô các vai với nhau
– Bàn bạc gia đình sẽ tổ chức tiệc vui kỷ niệm ngày nào ?
Hoạt động III:
– Bé tập làm nội trợ. Các gia đình vừa phân vai sẽ tự nấu những mon ăn mà gia đình mình thích
– Để từng gia đình giới thiệu về ngày vui của gia đình và những món ăn
|
– Trẻ tham gia trò chuyện
– Trẻ thực hiện phân vai theo yêu cầu trò chơi
– Trẻ bàn bạc đi đến thỏa thuận
– Tự chia nhóm và chơi: bé tập làm Nội trợ
|
CHỦ ĐỀ: TỔ ẤM GIA ĐÌNH
ĐỀ TÀI: EM YÊU NHÀ EM
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
– Phát triển thể chất: vận động tinh xây các ngôi nhà có nhiều loại
– Phát triển nhận thức: Biết vẽ, dán các ngôi nhà và thuộc thơ:” Em yêu nhà em”
– Phát triển ngôn ngữ: Rèn khả năng đọc thơ diễn cảm
– Phát triển thẩm mỹ: Thể hiện cảm xúc khi đọc thơ
– Phát triển tình cảm xã hội: Biết yêu quý ngôi nhà mình ở
II/ CHUẨN BỊ:
– Mô hình các kiểu nhà
– Tập, giấy để trẻ vẽ, dán…
– Bảng để trẻ dán các kiểu nhà vào
III/ TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG
CỦA CÔ
|
HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ
|
Hoạt động I:– Quan sát mô hình các kiểu nhà
– Trò chuyện về các ngôi nhà ấy
Hoạt động II:
– Tổ chức trẻ vẽ, dán các ngôi nhà cao tầng…
– Nhận xét các sản phẩm trẻ làm ra
Hoạt động III:
– Đọc thơ:” Em yêu nhà em”
– Mời từng nhóm, tổ, cá nhân đọc thơ, chú ý sửa sai và hướng dẫn trẻ đọc thơ diễn cảm
Hoạt độngIV :
– Lập bảng: các kiểu nhà ( Trệt, 1 tầng, 2 tầng)
|
– Trẻ tham gia trò chuyện
– Trẻ thực hiện bài thực hành
– Trẻ đọc thơ diễn cảm
– Tự chia nhóm và lập bảng
|
Bình luận
Trackbacks and pingbacks
No trackback or pingback available for this article.
Chào Chị.
Chị cho em xin trọn bộ giáo án với Chị nhé
hoangohoamy.nhs@gmail.com
E cảm ơn CHỊ