Giáo án 3 tuổi Con chim non
Con chim non – Tiết 1
Dạy hát: Con chim non
VĐ: Múa con chim non.
Nghe hát: Con chim vành khuyên.
TCAN: AI đoán giỏi.
I. Mục đích, yêu cầu
– Trẻ hát được cùng cô bài:” Con chim non”.
– Trẻ múa được cùng cô bài: ” Con chim non”.
– Trẻ hứng thú nghe cô hát.
– Trẻ chơi thành thạo trò chơi.
– Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc.
– Giáo dục trẻ lễ phép với người lớn.
II. Chuẩn bị
– Mũ chóp kín- mũ chim.
– Đàn, băng casset + máy hát.
III. Tiến trình
1. Dạy hát:
– Cô mở đàn có tiếng chim hót: cô đố các con tiếng con gì đang kêu? (Tiếng con chim).
– Cô có một bài hát cũng nói đến tiếng chim hót rất hay đó là bài :” Con chim non” do chú Lý Trọng sáng tác.
– Các con chú ý nghe cô hát trước nha!
– Cô hát to, chậm, rõ lới, sau đó cô đánh nhịp cho trẻ hát.
– Tổ hát- nhóm hát- cá nhân hát.
– Cô giáo dục trẻ là phải biế yêu quí con vật, không chọc phá.
2. Vận động:
– Chỉ hát thôi thì chưa hay, cô sẽ dạy các con múa bài ” Con chim non” các con có thích không?.
– Cô hát + múa lần 1
– Giải thích động tác cho trẻ rõ hơn đồng thời cô làm mẫu lần 2.
– Cô cho cả lớp đứng lên thực hiện cùng cô( cô quan sát + sửa sai).
-> Tổ- nhóm thực hiện cùng cô (cô quan sát + sửa sai).
– Cá nhân khá.
3. Nghe hát: Con chim vành khuyên.
– Cô có 1 bài hát nói về 1 chú chim rất là ngoan và lễ phép với mọi người các con có muốn nghe không?
– Bài hát có tên là:” Con chim vành khuyên”.
– Cô biểu diễn diễn cảm lần 1 + trống lắc.
– Hỏi tên bài?
– Các con có biết chú chim chào những ai không? Các con chú ý nghe cô hát lại lần nữa nha!
– Cô biểu diễn diễn cảm lần 2 + đàn.
-” Chú chim chào ai vậy các con?”.
(Bác chào mào. cô sơn ca, anh chích chìe, chị sáo nâu)
* Giáo dục : Các con nên bắt chước bạn chim vành khuyên nhé!Gặp người lớn thì mình phải lễ phép làm sao nữa?
– Các con giỏi quá cô khen cả lớp.
-Bây giờ các con lắng nghe ai hát nhé!.
– Cô mở máy hát + cô hát múa phụ hoạ.
4. Trò chơi âm nhạc:
5. Nhận xét, tuyên dương:
Con chim non – Tiết 2
I. Mục đích, yêu cầu:
– Trẻ biết thành thạo và kết hợp múa mềm mại, thuộc động tác bài:” Con chim non”.
– Trẻ thích nghe cô hát, hiểu nội dung bài.
– Trẻ chơi thành thạo và hứng thú trò chơi.
– Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc.
– Giáo dục trẻ lễ phép vói mọi người, biết phân biệt ngoan- hư.
II. Chuẩn bị:
– Đàn + Máy casset + trống lắc.
– Mũ chim + mũ chóp kín.
III. Tiến trình:
1. Ôn bài hát.
– Cô đàn 1 đoạn bài hát -> trẻ đoán tên bài (con chim non).
– Cô đánh nhịp cho cả lớp hát cùng cô.
– Cô mời tổ hát -> nhóm hát-> cá nhân yếu( Cô sửa sai).
– Cô thấy lớp mình ai cũng hay vậy bạn nào hát hay lên hát cho các bạn cùng nghe.
2. Ôn vận động:
– Cô hát + múa minh hoạ lần 1 .
– Các chú chim ơi! Các con cùng đứng lên múa chung với cô nha.
– Mời bạn nam, nữ biễu diễn.
– Mời nhóm tam, tứ ca múa.
– Mời cá nhân ca múa.
3. Nghe hát:
– Cô đàn một đoạn giai điệu bài hát rồi, đố trẻ tên bài ?
– Cô biễu diễn diễn cảm + đàn.
– Đàm thoại nội dung.
– Bạn nào nói cho cô nghe:
+ Bài hát nói về ai? (Con chim vành khuyên)
+ Trong bài hát con thích bạn nào? Tại sao?
– Cô mở máy cho trẻ nghe + Cô múa.
4. Trò chơi âm nhạc: Ai đoán giỏi.
5. Nhận xét, tuyên dương:
Th423
0