Th1015
Giáo án 3 tuổi Chủ đề bản thân
MỤC TIÊU CHUNG
I/ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
– Biết tên gọi các phần của hai bàn tay và các ngón tay, đặc điểm của đôi bàn tay (Tay phải, tay trái).
- Biết sử dụng đôi tay để làm một số công việc tự phục vụ và các việc nhỏ phụ giúp cô giáo, cha mẹ.
- Nhận biết tay phải , tay trái, của bản thân và của bạn.
- Biết tầm quan trọng của đôi bàn tay với cơ thể và bản thân của mình – biết cách chăm sóc và bảo vệ các đôi tay sạch sẽ.
- Biết cách phòng tránh tai nạn thương tích có thể xảy ra với đôi tay.
- Biết đếm vẹt trên các ngón tay.
II/. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:
Kể về các bộ phận,giác quan trên cơ thể , đặc biệt là nói tên các phần của đôi tay, các hoạt động của đôi tay, công việc hàng ngày bé thường làm, biết bày tỏ những suy nghĩ hiểu biết của mình bằng ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc.
Đọc thơ, kể chuyện diễn cảm về chủ đề
Giao tiếp bằng lời nói nói rõ ràng mạch lạc, vui vẽ, mạnh dạn với mọi người.
III/. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:
Biết một số món ăn thông thường trong bữa ăn hằng ngày ở trường.
Sử dụng thành thạo các đồ dùng đồ chơi mầm non sinh hoạt ở trường mầm non: khăn, ca cốc, bàn chải, bát thìa ăn cơm, bàn ghế…
Có thói quen vệ sinh, hành vi văn minh trong ăn uống, sinh hoạt: rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn, đánh răng sau khi ăn, biết mời cô mời các bạn trước khi ăn, không nói chuyện trong giờ ăn…
Phối hợp các bộ phận trên cơ thể một cách nhịp nhàng để thực hiện bài tập thể dục “ Đi trong đường hẹp nhảy qua mương” và các trò chơi vận động, thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân
IV/. PHÁT TRIỂNTHẨM MỸ:
– Thích nghe nhạc,nghe hát có thái độ tích cực trong khi hoạt động âm nhạc.
– Có kỹ năng cầm bút, tô màu, vẽ ,nặn ,xé , dán về chủ đề.
– Biết nhận xét về mình và bạn
Yêu thích cái đẹp mong muốn tạo ra cái đẹp qua sản phẩm tạo hình
V/. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – KỸ NĂNG XÃ HỘI:
– Biết yêu quý, bảo vệ đôi tay, biết chăm sóc sức khỏe của bản thân .
– Yêu mến ,kính trọng ,lễ phép với người lớn
– Thực hiện tốt các qui định của trường, của lớp
– Biết quan tâm chia sẽ với những người tàn tật ,khuyết tật
MẠNG NỘI DUNG
PTNT: Giúp cho trẻ biết tên gọi các bộ phận và các giác quan. Tác dụng của các giác quan đối với cơ thể. Tìm hiểu về đôi bàn tay, lợi ích, cách chăm sóc đôi tay.
– Nhận biết phía trên ,dưới ,phải ,trái, trước,sau của bản thân
PTTC: Dinh dưỡng và sức khoẻ
-Trò chuyện với trẻ về các món ăn trong trừơng MN,lợi ích các món ăn với sức khỏe của trẻ .Hành vi tốt trong ăn uống .
– VĐ:Qua bài tập “ Đi trong đường hẹp, nhảy qua mương” giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo ,cứng cáp cho đôi bàn tay và chân
PTTM: Qua các bài hát trong chủ đề giúp trẻ yêu mến bản thân ,biết chăm sóc ,bảo vệ các giác quan .
– Trẻ biết vẽ theo hình dạng của bàn tay, tô màu cho đẹp
PTNN: Cháu đọc thơ kể chuyện về chủ đề giúp trẻ phát triển ngôn ngữ yêu qúi bản thân mình và biết được tác dụng một số bộ phận và giác quan qua nội dung bài thơ,câu chuyện
PTTC-XH: Biết quý trọng bản thân, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Biết yêu thương ,kính trọng ,lễ phép với người lớn
– Quan tâm chia sẽ những người tàn tật ,khuyết tật ,không phân biệt đối xử với họ
MẠNG HOẠT ĐỘNG
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
a/ Khám phá xã hội :
– Treû quan sát, trò chuyện , kể chuyện về đôi bàn tay và các bộ phận của cơ thể.
b/ Làm quen với toán : Đếm vẹt số lượng các ngón tay.
– Quan sát- thực hành luyện tập nhận biết tay phải- tay trái, phía phải- phía trái của bản than
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
a/ Dinh dưỡng sức khỏe :
– Trò chuyện với trẻ các món ăn trong trường và ở nhà,lợi ích các món ăn với sức khỏe của bé
– Thực hiện thói quen vệ sinh cá nhân rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
b/ Luyện tập vận động :
– Biết sử dụng đôi tay khéo léo trong các hoạt động vẽ, nặn, xé, dán, tô màu…
Tập các động tác phát triển các nhóm cơ hô hấp
Vận động: Đi trong đường hẹp nhảy qua mương.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
-Đọc thơ, Haùt caùc baøi haùt, Troø chuyeän veà chuû ñeà Cơ thể của bé.
– Đọc thơ: Hai bông hoa
-Treû bieát laéng nghe caâu hoûi vaø traû lôøi caâu hoûi roõ raøng baèng suy nghó cuûa mình.
– Hình thaønh cho treû kyõ naêng giao tieáp. Bieát chaøo hoûi , bieát caûm ôn , xin loãi.,
PHÁT TRIỂN THẪM MỸ
-Âm nhạc: – Hát và vận động theo nhạc bài : Bàn tay
Nghe hát: Năm ngón tay ngoan.
Tạo hình : Vẽ hai bàn tay
PHÁT TRIỂN TC -XH
– Thực hiên một số quy tắc lễ giáo: Quy tắc chào hỏi các cô các bác trong nhà trường,ra ngoài phải xin phép cô , muốn nói phải giơ tay .
– Biết yêu quý , giữ gìn cơ thể sạch sẽ dể phòng chống bệnh đau mắt đỏ, tay chân miệng
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 5
Từ 29/09-03/10/2014.
Hoạt Động
|
NỘI DUNG
|
||||||||||||
Thứ 2
|
Thứ 3
|
Thứ 4
|
Thứ 5
|
Thứ 6
|
|||||||||
Đón
trẻ -Thể dục sáng |
– Đón trẻ vào lớp ,hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân ,gọn
gàng,ngăn nắp – Trò chuyện, xem tranh cùng trẻ về các giác quan,bộ phận trên
cơ thể trẻ – Nghe nhạc và hát các bài hát trong chủ đề
– Thể dục sáng : Tập kết hợp lời nhạc bài “ Bình Minh
|
||||||||||||
Hoạt
động ngoài trời |
* Hoạt động có chủ đích : Quan
sát, trò chuyện, tìm hiểu về đôi tay và cho trẻ biết về các bộ phận trên cơ thể. trò chuyện về bệnh chân , tay , miệng . * Đọc thơ; Rửa tay.
* Hát; Hai bàn tay xinh
* TC VĐ: Thi ai nhanh ai khéo. . TC kéo co, lộn cầu vồng,
* chơi tự do .chơi với lá, vẽ tự do …
|
||||||||||||
Hoạt
động học |
PT NHẬN THỨC
Nhận biết tay phải- tay trái, phía phải- phía trái. Của bản thân
|
PT THỂ CHẤT
– Đi trong đường hẹp,nhảy qua mương
|
PT NGÔN NGỮ .
– chuyện
Mỗi người một việc
|
PT THẪM MỸ
Tô màu bàn tay
|
PTTM
Hát: Múa cho mẹ xem
|
||||||||
Hoạt
động góc |
Góc xây dựng : Xây dựng đường đi vào nhà
Cô
hướng dẫn trẻ phối hợp cùng các bạn để xây dựng đường đi vào nhà xây cổng,hàng rào,đường đi , vườn hoa …. Góc phân vai:Chơi mẹ con,cô giáo,bác sĩ
Góc học tập:
Xem tranh ảnh ,album về các bộ phận trên cơ thể ,so hình,ghép hình ,xếp hột hạt . Góc nghệ thuật :
làm đồ dùng khẩu trang,bao tay, tô ,vẽ các bộ phận trên cơ thể Biểu diễn các bài hát về
chủ đề Góc thiên nhiên : cho cháu chăm sóc vườn hoa ,nhặt lá vàng ..
|
||||||||||||
Hoạt
động chiều |
– Thao tác rửa tay.
TCBN- Không mang quà bánh đến lớp
– Hăng hái phát biểu ý kiến
– Giữ gìn đôi tay sạch sẽ
|
Cùng cô làm tranh chủ đề.
|
Bé làm đồ chơi
|
Bé Đọc thơ;
|
Trò chuyện về chủ đề. Đóng chủ đề. Mở chủ đề Gia đình.
|
||||||||
Trả
trẻ |
Trao đổi với phụ huynh :
–
Về nội quy của lớp –
Thông báo tình hình sức khỏe của trẻ và những vấn đề cần phối hợp giáo dục trẻ : Thông báo tình hình học tập của trẻ đầu năm, … |
KẾ HOẠCH HÀNG NGÀY
Thứ hai ngày 29 tháng 09 năm 2014.
CÙNG BÉ KHÁM PHÁ
I/.MỤC TIÊU GIÁO DỤC:
-Trẻ phân biệt được tay trái tay phải của mình, nhận biết phía trái-phía phải của bản thân.
– Trẻ có khả năng định hướng trong không gian. Rèn luyện tư duy, trí nhớ, chú ý.
– Giáo dục trẻ biết vận dụng sự định hướng của đôi tay vào trong cuộc sống, biết chăm sóc, bảo vệ giữ gìn đôi tay sạch đẹp.Biết làm các công việc có ích cho bản thân và giúp đỡ mọi người.
II/. CHUẨN BỊ
Trang trí lớp học đẹp, thu hút trẻ
Tranh ảnh về đôi tay , giấy màu, bút màu đồ dùng cần thiết cho tiết dạy .
Tâm thế trẻ vui vẻ, tư thế gọn gàng sẳn sàng tham gia các hoạt động
III/ DỰ KIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1;HAI BÀN TAY CỦA BÉ
- Cô đón trẻ vào lớp, trò chuyện về đôi tay, buổi sang các con làm những việc gì trước khi đi học…. .
- Giáo dục trẻ biết sử dụng đôi tay làm những công việc có ích, giữ gìn đôi tay sạch sẽ.
Hoạt động 2: BÉ BIẾT GÌ VỀ CƠ THỂ BÉ?
-đọc câu đố: Cái gì một cặp song sinh
Long lanh sáng tỏ để nhìn xung quanh
“ Đôi mắt ”
Nhô cao giữa mặt một mình
Hít thở thật giỏi lại tinh ngửi mùi
“ Cái mũi ”
Cái gì chum chím đáng yêu
Thốt lời chào hỏi ,nói nhiều điều hay
“ Cái miệng”
Cái gì giúp bé bước nhanh
Đến đường gặp bạn học hành bé ơi !
“ Đôi chân”
Lắng nghe tiếng mẹ,tiếng cô
Âm thanh tiếng động nhỏ to bên mình
“ Đôi tai ”
– Cho trẻ kể tên về các bộ phận trên cơ thể, nói nên tác dụng của các bộ phận đó.
Giáo dục trẻ giữ gìn các bộ phận trên cơ thể luôn sạch sẽ và sử dụng chúng vào các hoạt động hàng ngày một cách nhanh nhẹn,hợp lí .
- Trò chơi : Ai nhanh ai khéo:
- Luật chơi: Đi ngang, kẹp bóng trước ngực, rơi bóng phải quay về đi lại.
- Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội xếp hang ngang đứng sát nhau theo cặp đứng quay mặt vào nhau.. Khi có hiệu lệnh cặp thứ nhất sẽ giấu tay ra đằng sau và kẹp bóng vào giữa ngực đi theo đường ngang khi đi nhớ đi thẳng, không làm rơi bóng, đi đến đích bỏ bóng vào rổ về chỗ đứng, cặp thứ 2 tiếp tục.
- Hỏi trẻ các con thấy khi không sử dụng đôi tay thì mang bóng về đích có khó không?
- Giáo dục trẻ quý trọng đôi bàn tay, bảo vệ cơ thể của mình.
- Hoạt động tự do:chơi với ĐDĐCNT ,vẽ các bộ phận trên cơ thể
Hoạt động 3: Cùng bé khám phá – PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
NHẬN BIẾT TAY PHẢI- TAY TRÁI, PHÍA PHẢI- PHÍA TRÁI CỦA BẢN THÂN
- : Hát : Tay thơm tay
- Hỏi trẻ có mấy bàn tay.
– Một tay xòe ra có mấy ngón tay- trẻ đếm
- Đếm tay còn lại có mấy ngón tay?
- Bàn tay của các con dung để làm công việc gì?
- Giáo dục trẻ chăm chỉ lao độn, giữ gìn đôi tay sạch đẹp.
- Hàng ngày khi làm việc các con có để ý xem tay nào mình làm công việc gì không?
- Khi ăn cơm tay nào cầm bát tay nào cầm thìa, hay khi viết bài tay nào cầm bút…Giờ học hôm nay cô sẽ giúp các con nhận biết tay phải tay trái, phía phải phía trái của mình nhé
- nhận biết tay phải, tay trái, phía phải- phía trái của bản thân.
– Bây giờ các con chơi với cô trò chơi: dấu tay nha
Dấu cái tay ra sau lưng…….. ……………………..Tay đây.
– Bây giờ cô đố các con này mỗi người có mấy tay?
À đúng rồ các con thử đếm lại xem nào;
– 1, 2 tay; bây giờ nghe cô hỏi tay phải của các con đâu?
– (Cô quan sát xem trẻ đưa đúng chưa)
– Các con nói với cô nào tay phải;
– Cô gọi từng trẻ nói tay phải (3-4trẻ)
– Cho cả lớp nói lại (1 lần)
– Thế còn tay kia là tay gì nào?
– Tay trái(Cô quan sát xem trẻ đưa đúng chưa)
Các con nói tay trái với cô nào;
Cho cá nhân nói tay trái (1-2 trẻ))
– Bây giờ nghe cô hỏi đến bữa ăn cơm các con dùng đồ dùng gì để ăn?
– À đúng rồi ở phía sau cô có cái rá đựng đồ dùng các con bưng rá ra phía trước nào.
– Các con xem trong rá có gì nào.
– Thế hàng ngày các con cầm thìa bằng tay gì?
– Bây giờ các con thử cầm thìa bằng tay phải cô xem đúng chưa nào.
– Tay phải các con cầm gì đó?
Các con nói tay phải cầm thìa
Cho cá nhân nói tay phải cầm thìa (2-3 trẻ)
– Còn cái bát thì các con cầm bằng tay gì?
– À đúng rồi các con cầm bát lên nào. Các con nói (tay trái cầm bát) cả lớp, cá nhân
=> Cô thấy ai cũng giỏi bây giờ các con bỏ bát sang bên tay trái, thìa sang bên tay phải.
– Như vậy khi xác định phía phải- phía trái các con nhớ bên tay phải gọi là phía bên phải- trẻ đọc
Bên tay trái gọi là phía bên trái- trẻ đọc.
– Bây giờ các con nhìn lại xem bên tay phải mình vừa để đồ vật gì? Cái thìa để bên tay phải chúng ta như vậy cái thìa ở phía tay phải của mình. Còn cái bát để ở bên tay trái của mình vậy cái bát ở phía tay trái của mình- cho trẻ nói lại đồ vật gì ở phía phải- phía trái.
* Trò chơi: Ai nhanh ai đúng.
– mời trẻ lên dơ tay phải – tay trái theo yêu cầu của cô và nói xem phía bên tay phải- tay trái của con có gì- có bạn nào?
* Trò chơi : ‘‘Chúng ta cùng thi tài”
– Với trò chơi này các con đứng cho cô 2 đội mỗi đội 5 bạn còn các bạn còn lại sẽ cổ vũ cho các bạn trong đội của mình và lần sau sẽ được chơi
Nào các con đứng dậy lên đứng thành 2 đội cô xem (cho trẻ đội mũ đội số 1- số 2)
– Nghe cô hỏi: tay phải đội số 1 đâu?
– Tay trái đội số 2 đâu?
– Đúng rồi và ở đây cô có rất nhiều chiếu vòng có nhiều màu nhiệm vụ của đội số 1 là bạn đứng ở đầu hàng sẽ đi theo đường thẳng lên tìm chiếc vòng màu đỏ đeo vào tay phải của mình và đi về vổ nhẹ vào vai bạn thứ 2, bạn thứ 2 đi lên tìm đúng vòng màu đỏ đeo vào tay phải của mình.
– Còn đội số 2 cũng đi theo đường thẳng và chọn vòng màu xanh và đeo vào tay trái của mình: thời gian chơi dành cho 2 đội là 1 bản nhạc ngắn. 2 đội nhớ chưa nào.
– 2 đội chơi xong cô xem trẻ chơi đúng chưa;
(Kiểm tra cả lớp xem đã đúng yêu cầu chưa)
Lần 2: Cô đổi bạn chơi và đổi yêu cầu chọn vòng ngược lại.
* Trò chơi : tô màu tay phải, tay trái
– Cô đưa tranh hướng dẫn trẻ tô màu tô tay phải màu đỏ, tay trái màu xanh.
– Cho cả lớp về theo nhóm để tô màu.
Hoạt động 4:Bé vui chơi
Góc xây dựng Xây dựng đường đi vào nhà (góc trọng tâm).
Cô hướng dẫn trẻ phối hợp cùng các bạn để xây dựng đường đi vào nhà xây cổng,hàng rào,đường đi , vườn hoa ….
Hoạt động 5:ĐÔI TAY SẠCH.
- Đọc thơ rửa tay.
Hỏi trẻ vì sao phải rửa tay, các con thường rửa tay vào lúc nào ?
Cho trẻ biết ích lợi của bàn tay sạch và tác hại của bàn tay bẩn ( xem tranh)
- Cô làm mẫu.
Cô thực hiện thao tác kết hợp giải thích cho trẻ quan sát ( rưả tay 6 bước theo số 3140 DGDĐT-GDMN)
Tổ chức cho trẻ thực hành
Cô bao quát nhắc trẻ xắn cao tay áo cho khỏi ướt, sử dụng xà phòng khi rửa tay và biết cách tiết kiệm nước
Lau tay khô sau khi rửa bằng khăn tay riêng của tổ mình
Hoạt động 6: Bé ngoan
Vệ sinh cá nhân
Nêu gương cuối ngày
Bình luận
Trackbacks and pingbacks
No trackback or pingback available for this article.
gui qua mail toi
cho minh xin chon bo giao an lop mam
HAy nhi.hom nao cho minh xin chọn bộ giáo án nha
Cho mình xin giáo án này với hay wá ak
Cho m xin bộ giáo án lớp mầm dc ko p?
Đồ chơi mầm non và những trang thiết bị giáo dục mầm non hết sức cần thiết đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, đồ chơi mầm non nó có tác dụng và ý nghĩa thật to lớn và sâu sắc hơn đối với trẻ độ tuổi mầm non, vì bất kể một đứa trẻ em nào đều có nhu cầu chơi đồ chơi mầm non và rất yêu quí đồ chơi, chúng sống và hành động cùng với đồ chơi. Đồ chơi giúp trẻ em tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, nó giúp các em làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người. Đồ chơi còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ của người với người trong xã hội dần dần biết gia nhập vào các mối quan hệ đó. Hoạt động với đồ chơi vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa làm cho đôi bàn tay khéo léo, đôi chân dẻo dai cơ thể mềm mại, hình dáng phát triển cân đối hài hòa, vừa chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học vừa có thể tham gia tốt vào cuộc sống xã hội sau này.
Giáo án của c hay quá cho e xin trân bộ với ạ