Đi trong đường hẹp đầu đội bao cát
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC
Đề tài: VĐCB: “Đi trong đường hẹp đầu đội bao cát”
TCVĐ: “Kéo co”
Chủ đề: Tết và lễ hội mùa xuân
Đối tượng: Mẫu giáo bé
Thời gian: 20 – 25 phút
Số trẻ: 20 – 25 trẻ
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Kiến thức
– Trẻ biết tên, cách thực hiện vận động: “Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát”
– Cháu Nhật biết tên, cách thực hiện vận động theo khả năng của trẻ, sự hướng dẫn của cô
- Kĩ năng
– Trẻ có kỹ năng đi thẳng hướng, không chạm vào 2 bên đường kết hợp giữ thăng bằng không làm rơi túi cát khi thực hiện vận động.
– Phát triển cho trẻ khả năng khéo léo, định hướng trong không gian.
– Trẻ có kỹ năng phối hợp tay, chân và sức mạnh toàn thân để tham gia trò chơi: “Kéo co”.
– Đối với cháu Nhật: Cháu có kỹ năng đi thẳng hướng, không chạm vào 2 bên đường kết hợp giữ thăng bằng không làm rơi túi cát khi thực hiện vận động có sự hỗ trợ của cô
+ Phát triển các vận động thô: Đi trong đường hẹp đầu đội bao cát
+ Phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo.
- Thái độ
– Trẻ nghe theo hiệu lệnh của cô, tự tin, hứng thú tham gia luyện tập, tham gia chơi trò chơi.
– Trẻ hợp tác với bạn khi tham gia trò chơi.
– Giáo dục cháu Nhật có ý thức kỷ luật, hứng thú với hoạt động đi trong đường hẹp đầu đội bao cát
II/ CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: trong lớp
- Đồ dùng:
– Trang phục: cô và trẻ gọn gàng.
– Nhạc bài hát: “Sắp đến tết rồi”; “Bé chúc tết”; “Cùng múa hát mừng xuân”; “Mùa xuân đến rồi”.
– Đường hẹp làm bằng hộp sữa chua nối vào nhau có trang trí thêm cỏ và hoa. Chiều rộng con đường là 20cm, độ dài đường hẹp từ 2,5 – 3m
– Đối với cháu Nhật chiều rộng con đường có thể 25-30 cm
– 20 – 30 bao cát, xắc xô, dây kéo co, trống con.
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ | HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ | HOẠT ĐỘNG TRẺ TỰ KỶ |
* Ổn định, gây hứng thú
– Giới thiệu khách – Cô chính trò chuyện với trẻ: Các con thấy trang phục của các cô hôm nay như thế nào? + Cô phụ đọc loa: “Loa, loa, loa, loa Các bạn gần xa Về đây dự hội Lễ hội ngày xuân Loa, loa, loa, loa.” – Cô dẫn dắt giới thiệu tổ chức chương trình “vui hội ngày xuân” và hướng trẻ vào phần khởi động. 1. Khởi động – Cô cho trẻ đi vào vòng tròn, đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường sau đó về chấm. 2. Trọng động a/ Bài tập phát triển chung: – Giới thiệu phần chơi thứ 1: “Cùng nhau đua tài”, cho trẻ tập bài tập phát triển chung theo nhạc của các bài hát: + Tay: Hai tay đưa trước lên cao (4 x 4) + Bụng: Đứng cúi người về trước (4 x 4) + Chân: Đứng khuỵu gối (6 x 4) + Bật: Bật tại chỗ (4 x 4) – Cô nhận xét trẻ tập sau đó cho trẻ đứng về 2 hàng ngang quay mặt vào nhau. |
– Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ đi theo nhạc và hiệu lệnh của cô.
– Trẻ tập theo cô
|
Trẻ lắng nghe
– Trẻ đi và làm theo hiệu lệnh sau cô
– Trẻ tập có sự hỗ trợ của cô
|
b/ VĐCB: “Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát” – Cô giới thiệu phần chơi thứ 2 mang tên: “Thi xem ai khéo”, giới thiệu tên vận động: “Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát”. – Làm mẫu: + Lần 1: Không phân tích. + Lần 2 phân tích: Khi có hiệu lệnh “Chuẩn bị” đứng dưới vạch chuẩn và lấy túi cát đặt lên đầu, 2 tay chống hông. Khi có hiệu lệnh “Đi ” thì bước đi đều thẳng hướng trong đường hẹp không chạm vào 2 bên đường, đầu giữ thẳng không làm rơi túi cát, đi hết đường hẹp thì để bao cát vào rổ và đứng về cuối hàng. + Lần 3: Cô mời 1 trẻ lên làm mẫu, cho các bạn nhận xét. Nếu trẻ làm chưa chuẩn thì cô làm mẫu lại và nhấn mạnh vào các điểm chính. – Trẻ thực hiện: Cô gọi lần lượt trẻ ở 2 hàng lên thực hiện vận động. Cô tổ chức cho trẻ thực hiện 2 – 3 lần. Những lần sau, tổ chức dưới hình thức thi đua (Chú ý bao quát, sửa sai, nhận xét, động viên trẻ kịp thời). Nếu cháu Nhật luôn ngọ nguậy chân tay, hay đi lại, quay người hoặc lắc người, cô tạo cơ hội cho cháu tham gia nhiều hơn với các bạn một lần thông qua việc thi đua cá nhân. Nếu trẻ ít giao tiếp mắt, khi cô giải thích hoặc làm mẫu cho trẻ phải đảm bảo rằng trẻ đang nhìn về phía cô hoặc có thể hỗ trợ như sau: Cô đi trước, cháu Nhật đi sau – Củng cố vận động: Cô hỏi cả lớp tên vận động và mời một trẻ lên thực hiện lại. Cô và các bạn nhận xét. Mở rộng hoạt động: Cô phối hợp với cha mẹ cháu Nhật cho cháu thực hiện vận động này tại nhà. |
– Trẻ chú ý lắng nghe
– Trẻ quan sát và lắng nghe cô làm mẫu
– 1 trẻ thực hiện vận động
– Trẻ thực hiện
– Trẻ thực hiện
|
– Trẻ chú ý lắng nghe
– Trẻ quan sát và lắng nghe cô làm mẫu không ngọ nguậy chân tay, không đi lại, quay người
– Trẻ thực hiện Cùng cô, cô đi trước, trẻ đi sau
– Trẻ thực hiện Dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của cô
|
c/ Trò chơi vận động “Kéo co”
– Cô giới thiệu phần chơi cuối cùng mang tên “Chung sức”, giới thiệu tên trò chơi: “Kéo co”. – Mời 1 trẻ nhắc lại cách chơi của trò chơi . – Cô nhắc lại cách chơi và luật chơi: + Cách chơi: 2 đội sẽ đứng thành 2 hàng dọc đối diện nhau dưới vạch chuẩn tay cầm vào dây thừng. Khi có hiệu lệnh “bắt đầu” thì tất cả các con sẽ kéo mạnh dây về phía mình. + Luật chơi: Người đầu hàng của đội nào dẫm vào vạch chuẩn trước là đội đó thua cuộc. – Tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần. Sau mỗi lần, cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ. 3. Hồi tĩnh – Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng vào vòng tròn theo giai điệu bài hát: “Mùa xuân đến rồi”. – Nhận xét chung và trao quà lưu niệm cho 2 đội. Mời đại diện 2 đội lên nhận quà. |
– 1 trẻ lên thực hiện lại vận động
– Trẻ lắng nghe
– 1 trẻ nhắc lại cách chơi – Trẻ lắng nghe
– Trẻ tham gia chơi
– 2 trẻ lên nhận quà. |
– Động viên trẻ cùng 1 trẻ lên thực hiện lại vận động
-Trẻ thực hiện thêm bài tập này tại nhà.
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ tham gia chơi cùng các bạn có sự hỗ trợ của cô.
Động viên, khuyến khích cho trẻ lên nhận quà để trẻ hứng thú với những làm tập tiếp theo. |
Xem sáng kiến kinh nghiệm mầm non tại: https://thietbimamnonhavu.com/kinh-nghiem-giao-duc-tre-tu-ky-hoa-nhap-tai-lop.html
Th510
0