Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Chủ đề: Nghề nghiệp
Nhánh 3: Nghề xây dựng
Hoạt động :Văn học- dạy trẻ đọc thơ diễn cảm
Đề tài: thơ: Chiếc cầu mới” St: Thái Hoàng Linh
Đối tượng: 4-5 tuổi.
Thời gian: 20-25 phút.
Ngày soạn: 09/11/2014.
Ngày dạy: 12/11/2014.
Đề tài: thơ: Chiếc cầu mới
I-Mục đích yêu cầu:
1-Kiến thức:
– Trẻ thuộc thơ, cảm nhận vần điệu và nội dung bài thơ, biết thể hiện tình cảm mến yêu của mình với công nhân thông qua việc đọc thơ diễn cảm
2-Kỹ năng:
– Trẻ đọc thơ diễn cảm: Thể hiện được cảm xúc của mình qua giọng đọc cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.
– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rèn khả năng ghi nhớ có chủ định
3- Thái độ :
– Giáo dục trẻ biết lễ phép, kính yêu và nhớ ơn các cô chú công nhân
– Trẻ biết giữ gìn bảo vệ cây cầu, biết giữ ATGT khi đi qua cầu.
– Biết tiền để xây cầu là được trích từ tiền thuế, do nhân dân đóng góp.
II-Chuẩn bị :
-Tranh minh hoạ:
+ Tranh 1: cây cầu.
+ Tranh 2: cảnh tầu xe, người đi lại trên cầu
– Đồ dùng:
+ Khung cảnh sân khấu, chậu cảnh.
+ bài hát cháu yêu cô chú công nhân
– Nội dung tích hợp :
+ Âm nhạc: Hát : “cháu yêu cô chú công nhân”
+ MTXQ: Trò chuyện về nghề xây dựng.
+ Tích hợp: Bảo vệ môi trường, CSPL Thuế, ATGT
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
|
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
|
*HĐ1:Trò chuyện, gây hứng thú. Chào mừng các bé đến với hội thi “BÉ YÊU THƠ” Với chủ đề “ cháu yêu cô chú công nhân” hôm nay PHẦN THI THỨ NHẤT: “Cùng khám phá” – Cô và trẻ cùng xem hình ảnh cây cầu – Cô hỏi trẻ nội dung bức tranh? – Cây cầu dùng để làm gì? – Ai đã xây dựng lên cây cầu ? – Khi đi trên cầu chúng mình phải như thế nào? – Các con có biết lấy tiền ở đâu để xây dựng được cây cầu không? – GD trẻ: Để có được những công trình xây dựng cầu đường là nhờ có tiền thuế do cha mẹ chúng mình và nhân dân đóng góp. -> Khi đi trên cầu các con phải tuân thủ luật lệ giao thông, đi đúng phần đường của mình, không vứt rác, vẽ bậy lên cầu. – Nhắc đến cầu cô nhớ có bài thơ cũng nói về cây cầu, cô đố chúng mình biết đó là bài thơ nào? – Cô mời các con cùng đọc bài thơ nào! * HĐ2: NỘI DUNG CHÍNH PHẦN THI THỨ 2: “Lắng nghe tiếng thơ”: – Chúng mình cùng lắng nghe cô đọc thơ để cảm nhận vần điệu, nhịp điệu, nội dung bài thơ nhé! a/Đọc mẫu. */ cô đọc lần 1: Cô đọc diễn cảm thể hiện cử chỉ điệu bộ nét mặt qua giọng đọc nhẹ nhàng – Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác? – Các con biết bài thơ nói về điều gì? (Tóm tắt: miêu tả sự mừng vui, phấn khởi của người dân đi lại trên chiếc cầu mới. Nhân dân đi hai bên, tàu xe chạy giữa, nhân dân hớn hở khen các chú CN tài giỏi) */ Cô đọc lần 2: – Bài thơ này được viết ở thể thơ 4 chữ, bài thơ có 3 đoạn thơ, nhịp thơ đọc theo nhịp 2/2, Đọc thơ vừa phải, nhẹ nhàng, không nhanh, không chậm, – Để hiểu rõ hơn nội dung bài thơ và cảm nhận được nhịp điệu, vần điệu của bài thơ chúng mình cùng lắng nghe cô đọc lại bài thơ lần nữa. (Cô đọc diễn cảm kết hợp sử dụng trình chiếu ảnh minh hoạ)
* Đàm thoại , trích dẫn, giảng nội dung. – Cô vừa đọc bài thơ gì? – của tác giả nào? * Ở phần này cô có 1 trò chơi tặng cho lớp mình có tên: Ô cửa bí mật => Cô sẽ mời 1 bạn lên mở ô cửa ra, bạn nào trả lời được câu hỏi trong ô cửa sẽ được thưởng 1 tràng pháo tay. Ô cửa số 1: trong bài thơ cây cầu mới được xây dựng ở đâu? (Trên dòng sông trắng) – Câu thơ nào thể hiện rằng chiếc cầu xây trên dòng sông trắng? – khi đọc câu thơ này chúng ta đọc như thế nào? – Cô mời 1-2 trẻ đọc: “ trên dòng………………chạy giữa” => Đoạn thơ này nói lên: nhờ có cây cầu bắc qua dòng sông trắng mà mọi người, tàu xe qua lại 2 bên bờ sông rất thuận tiện. Ô cửa số 2: Trong bài thơ những câu thơ nào giúp các con biết người và tàu xe qua cầu rất đông vui ? (Tu tu …………………………….hớn hở) Bạn nào thể hiện thật diễn cảm đoạn thơ này nào!
(Cô hỏi trẻ cách đọc, cho 1-2 trẻ đọc đoạn thơ) => Thể hiện niềm phấn khởi của mọi người, ai cũng hài lòng khi đi trên cầu mới. => Hớn hở: Thể hiện sự vui tươi trên khuân mặt. Ô cửa số 3: Nhân dân đi qua cầu đã nói gì về công nhân xây dựng?
– cô hỏi trẻ cách đọc thơ và cho 1-2 trẻ đọc:
Ô cửa số 4: Chiếc cầu được xây dựng để làm gì? (Để mọi người và tàu xe qua lại)
– GD trẻ: Giữ gìn, bảo vệ các công trình cầu đường, không viết bậy, vẽ bậy vào các công trình công cộng, chấp hành luật an toàn GT.
* Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm. PHẦN THI THỨ 3: BÉ ĐỌC THƠ DIỄN CẢM – Để thể hiện bài thơ thật diễn cảm các con cần thể hiện như thế nào?
– Sau đây là phần thể hiện đọc thơ của lớp MG 4 tuổi TT (Cả lớp 2 L)
+ Xin mời sự thể hiện của tổ hoa hồng (hoa cúc,hoa sen) + Đọc thơ cảm nhận được vần điệu . nội dung, cảm xúc qua giọng đọc là sự kết hợp ăn ý, khéo léo giữa các tổ và ngay bây giờ chúng ta cùng lắng nghe và thưởng thức.(Đọc thơ theo yêu cầu => cô đưa tay về phía tổ nào tổ đó đọc nối tiếp) + Xin mời sự thể hiện của nhóm bạn trai áo kẻ(nhóm bạn gái mặc váy) + Xin mời sự thể hiện của 1 giọng thơ nữ (nam).
– Vừa rồi chúng ta đã trải qua 3 phần thi trong hội thi “BÉ YÊU THƠ” các bạn đã thể hiện rất xuất sắc, cô khen cả lớp….. – Các con có biết sau này khi các chú công nhân xây dựng đã già rồi, thì ai sẽ là người tiếp tục xây những cây cầu mới không? (Đúng rồi) – Hội thi hôm nay còn một trò chơi rất hấp dẫn cho các bé có tên “ Tập làm công nhân” => Cô chia lớp thành 3 đội =>Cách chơi: Hội thi chuẩn bị cho mỗi đội một rổ rất nhiều khối, các đội sẽ dùng khối đó xếp thành hình cây cầu =>Luật chơi: Đội xếp nhanh và đẹp đội đó sẽ giành được phần quà của hội thi. (phần chơi được đánh dấu bằng 2 lần đọc bài thơ “Chiếc cầu mới” ) =>Cô cùng trẻ kiểm tra nhận xét, tuyên dương. * HĐ3:Kết thúc – Cô và các con mừng kết quả của hội thi “Bé đọc thơ diễn cảm” bằng 1 bài hát “cháu yêu cô chú công nhân” và cùng về góc chơi làm các món quà ý nghĩa tặng chú công nhân nhé! |
– Tu tu………………hớn hở – trẻ đọc
2-3 trẻ nói lại cách đọc
– trả lờ – Cả lớp đọc
– Các con
– Trẻ hát và về góc chơi. |
Th1115
0