CHỦ ĐỀ NHÁNH: NƯỚC XUNG QUANH TA
Hoạt động học: phát triển nhận thức
Đề tài: KPKH: SỰ KÌ DIỆU CỦA NƯỚC.
giáo án lớp 5 tuổi, giáo án mẫu giáo 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi trọn bộ, giáo án điện tử mầm non 5 tuổi, giáo án lớp 5 mới nhất, giáo án lớp 5 trọn bộ năm 2014, mẫu giáo án điện tử, giáo án mầm non lớp 5 6 tuổi
I/ Mục tiêu chung:
-Thông qua các hoạt động tìm hiểu về nguồn nước giúp trẻ nhận biết được một số nguồn nước trong thiên nhiên, qua đó trẻ biết được lợi ích của nước đối với đời sống con người và vạn vật.
– Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
– Gíao dục trẻ biết tiết kiệm nước, bảo vệ và giữ gìn nguồn nước.
II/ Chuẩn bị:
1/ Không gian tổ chức: Trong lớp học.
2/ Đồ dùng : Mô hình thác nước.
-Hình ảnh các nguồn nước: nước mưa, nước giếng, nước máy, nước ao hồ, nước sông, nước suối, nước biển.
– Hình ảnh nước dùng đê tắm, uống, tưới cây….
3/ Phương pháp: Quan sát, thực hành
III/ Nội dung kết hợp: Âm nhạc, thể dục, thơ, trò chơi đồ chơi mầm non.
IV/ Tiến trình tổ chức hoạt động:
+ Mở đầu hoạt động: Bé đi làm mưa
-Hát “cho tôi đi làm mưa với’
– Các con thích trời mưa không?
– Bạn nào kể một số nguồn nước mình biết?
– Các con đã được bố mẹ đưa đi chơi công viên nước, thác chưa?
– Bây giờ cô mời lớp mình cùng đi du lịch với cô nhé!
Nào! Chúng mình cùng đi xe buýt thôi.
-Các con ơi, mình đã đến đâu đây? Thác nước có những gì?
– Nước chảy từ đâu xuống? Đứng ở trên này, các con thấy nước có bắn tới mình không? Nước ở đây như thế nào?
– Các con đi chơ nhiều có khát nước không? Hãy cùng uống nước đi nào!
+ Nước có màu không? Mùi vị như thế nào?
=>Nước là một chất lỏng không màu, không mùi, nhưng rất cần thiết đối với đời sống con người và vạn vật.Vậy nước có ở đâu? Để biết được nước ó những nơi nào và lợi ích của nước ra sao? Bây giờ chúng ta cùng khám phá nước nhé!
– Trò chơi :” Trốn mưa”
+ Hoạt động trọng tâm: Sự kì diệu của nước
-ở nhà các con thường dùng nguồn nước nào để sinh hoạt? Cô cho trẻ xem hình ảnh về nguồn nước giếng, nước máy.
– Ở trường chúng ta dùng nguồn nước nào?
– Nước được dùng trong những công việc gì hàng ngày? Cho trẻ xem hình ảnh về nước để tắm, ăn, uống, tưới…
– Trong sinh hoạt hàng ngày chúng ta chỉ dùng nguồn nước nào? Cho trẻ xem nguồn nước sạch.
– Nguồn nước nào chúng ta không được dùng? Vì sao nước bị ô nhiễm? Cho trẻ xem một số hình ảnh nguồn nước bị ô nhiễm.
– Nếu sử dụng nước bị ô nhiễm, sẽ xảy ra hậu qua gì?
– Các con biết vì sao nước bị ô nhiễm không?
=> Ngày nay, nhiều nhà máy, xí nghiệp nổi lên đã thải nhiều chất thải làm ảnh hưởng nguồn nước, cùng với những loại phương tiên giao thông thải ra khòi xe, ý thức con người vứt rác, các các xác chết động vật…đã làm ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng.
– Để bảo vệ nguồn nước chúng ta phải ,làm gì?
=> giáo dục cháu biết bảo vệ nguồn nước và môi trường.
– Cô đố cô đố” Từ trời rơi xuống, tôi cho nước uống, cho ruộng dễ cày, cho đầy mặt sông, cho lòng đất mát”(Nước mưa).
– Cho trẻ xem hình ảnh nước mưa. Trong những ngày nắng nóng nếu có những giọt mưa, sẽ giúp con người và vạn vật được mát mẻ nhiều hơn đấy. Các con thích làm mưa không giúp cho đời không?- Hãy cùng hát “cho tôi đi làm mưa với”
– Mưa làm cho cây cối xanh tốt nhưng nếu mưa nhiều sẽ xảy ra hiện tượng gì?
– Các con biết vì sao có mưa không?( Cho trẻ xem vòng tuần hoàn của nước)
– Vào những ngày hè, các con thường được bố mẹ đưa đi đâu? Các con được đi tắm biển chưa?( Cho trẻ xem tranh nước biển)
– Được đi tắm biển các con thấy nước biển có mùi vị gì?có uống được không?
-Các ngư dân sống gần biển đã dùng nước biển để tạo ra muối cho chúng ta ăn hàng ngày đó vì vậy nước biển gọi là nước mặn, còn nước giếng, sông, nước máy gọi là nước ngọt.
* So sánh nước máy và nước giếng.
+ Giống nhau: đều là nguồn nước sạch, đều sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, tưới…
+ Khác nhau: Nước giếng được lấy trực tiếp dưới lòng đất còn nước máy đã được lọc sẵn qua hệ thống lọc.
-So sánh nước giếng và nước biển.
+ Giống nhau: đều là nước.
+ Khác nhau: Nước giếng là nước ngọt, sử dụng dược trong sinh hoạt hàng ngày.Còn nước biển là nước mặn, không dùng để nấu ăn, sinh hoạt mà chỉ dùng để làm muối và có thể đi du lịch tắm biển.
-Mở rộng: Cho tre kể một số nguồn nước trong thiên nhiên.trẻ xem hình ảnh.
* Thử tài trí nhớ: Chia trẻ làm 2 tổ lần lượt bật qua vòng và gắn vòng tuần hoàn của nước.
+ Kết thúc hoạt động: Bé vui chơi.
-Bé đọc bài thơ”Mưa”
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1 . Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày :
1.1 Nội dung chưa đạt được và lý do :
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………….….………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
1.2 Những thay đổi cần thiết …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2 . Những trẻ có biểu hiện đặc biệt về sức khỏe và giáo dục :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Th1006
0