Th509
Đề tài Đồ dùng sử dụng điện trong gia đình
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài: Đồ dùng sử dụng điện trong gia đình.
Chủ đề: Bé và gia đình.
Đối tượng: Mẫu giáo nhỡ
Thời gian: 25 – 30 phút.
Số trẻ: 25- 30 trẻ
- MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
- Kiến thức:
– Trẻ biết tên công dụng và lợi ích của 1 số đồ dùng sử dụng điện trong gia đình.
– Trẻ biết sử dụng các đồ dùng điện một cách tiết kiệm.
- Kỹ năng:
– Phát triển kỹ năng quan sát, nhận xét và ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.
– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, đủ câu.
– Phát triển kỹ năng hợp tác chơi theo nhóm.
- Thái độ:
– Giáo dục trẻ biết tiết kiệm điện,
II/ CHUẨN BỊ:
- Địa điểm, đội hình:
– Địa điểm: Trong lớp
– Đội hình: Trẻ ngồi thành hình chữ U trên thảm.
- Đồ dùng:
- Đồ dùng của cô:
– Máy chiếu, máy vi tính.
– Nồi cơm điện, bàn là, quạt điện, đèn học, máy vi tính, ti vi, máy sấy bằng vật thật
– Bảng đa năng, bàn ghế, bút.
– Một mảnh vải bị nhàu.
– Nhạc bái hát: Đồ dùng bé yêu.
- Đồ dùng của trẻ:
– Lô tô hình ảnh về các đồ dùng sử dụng điện và các đồ dùng không sử dụng điện có gắn xước dính.
– Bài tập có hình ảnh về các hành vi sử dụng điện tiết kiệm và không tiết kiệm.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ | lưu ý |
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
– Cho trẻ hát: “Đồ dùng bé yêu”. – Các con vừa hát bài gì? – Bài hát nói về những đồ dùng gì? – Những đồ dùng đó dùng để làm gì? 2. Nội dung chính: Trò chuyện về một đồ dùng sử dụng điện: – Chia trẻ thành các nhóm cho trẻ khám phá các đồ dùng điện: Nhóm 1: Bàn là. Nhóm 2: Nồi cơm điện. Nhóm 3: Quạt điện. – Cho trẻ nói hiểu biết của trẻ về những đồ dùng điện vừa khám phá. * Bàn là: – Cô tạo tình huống: Đưa ra một mảnh vải bị nhàu và hỏi trẻ: + Cô có gì đây? Mảnh vải bị làm sao? + Làm thế nào để mảnh vải hết nhàu? – Cô dùng bàn là là mảnh vải sau đó hỏi trẻ: + Mảnh vải bây giờ như thế nào? Vì sao con biết? + Muốn bàn là sử dụng được thì phải làm gì? + Khi cắm điện bàn là sẽ như thế nào? Có được sờ vào bàn là khi đang cắm điện không? Vì sao? + Bàn là là đồ dùng sử dụng gì? Được sử dụng khi nào? => Cô chốt lại: Bàn là là đồ dùng sử dụng điện, khi có đồ bị nhàu và nhăn thì ta mới sử dụng bàn là, khi là xong thì phải rút điện ra để tiết kiệm điện. * Nồi cơm điện: Cô đọc câu đố: Vừa bằng quả bí Nhi nhí hạt cơm Là cái gì? – Nồi cơm điện dùng để làm gì? – Phải làm gì để nồi cơm điện nấu được chín cơm? |
– Trẻ hát – Trẻ trả lời
– Tập thể, cá nhân trả lời.
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
|
– Có được cắm điện khi tay ướt không? Vì sao?
– Nồi cơm điện là đồ dùng sử dụng gì? => Chốt lại: Nồi cơm điện là đồ dùng sử dụng điện, dùng để nấu chín cơm, khi tay ướt thì không nên cầm dây cắm điện vì như vậy rất dễ bị điện giật. * Quạt điện: – Cô có 1 câu đố các con cùng lắng nghe xem câu đố về cái gì? Có cánh mà không biết bay Chỉ quay như chong chóng Làm gió xua cái nóng Mất điện là hết quay Đố bé là cái gì? – Quạt dùng để làm gì? – Phải làm gì để quạt chạy được? – Quạt là đồ dùng sử dụng gì? – Khi không dùng nữa thì phải làm gì? => Chốt lại: Quạt là đồ dùng sử dụng điện, khi có điện thì quạt mới chạy được giúp cho con người có gió mát vào mùa hè nóng bức. * Mở rộng: Ngoài bàn là, nồi cơm điện, quạt điện còn có rất nhiều các đồ dùng khác cũng phải có điện thì mới sử dụng được.( cô cho trẻ xem hình ảnh trên màn hình) * Giáo dục: Tất cả các đồ dùng trên đều là đồ dùng sử dụng điện trong gia đình, các đồ dùng đó đều rất cần thiết đối với cuộc sống của mỗi người. Nếu không có điện thì sẽ không sử dụng được các đồ dùng đó. Vì vậy, điện rất quan trọng đối với cuộc sống con người. Nếu sử dụng điện lãng phí thì nguồn năng lượng sẽ dần bị cạn kiệt như vậy rất ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, nên chúng ta phải biết sử dụng điện một cách tiết kiệm, luôn có ý thức sử dụng tiết kiệm ở mọi lúc, mọi nơi. Khi thấy người nào sử dụng không tiết kiệm thì chúng ta nên nhắc nhở người đó có ý thức hơn. * Ôn luyện củng cố: – Trò chơi 1: Đội nào nhanh nhất + Cách chơi: Chia làm 3 đội, nhiệm vụ của các đội sẽ phải chạy lên trên bàn ở trên này và chọn |
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ quan sát các hình ảnh
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ lắng nghe – Trẻ chơi
|
những lô tô hình ảnh về đồ dùng sử dụng điện gắn lên bảng, đội nào tìm được nhiều hình ảnh đúng nhất sẽ là đội chiến thắng.
+ Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức, trò chơi bắt đầu và kết thức bằng 1 bản nhạc. + Cô tổ chức cho trẻ chơi. – Trò chơi 2 : Ai giỏi nhất + Cô cho trẻ về bàn ngồi + Mỗi bạn sẽ được phát một bài tập trong bài sẽ có hình ảnh về các hành vì biết sử dụng đồ dùng điện tiết kiệm và không tiết kiệm, nhiệm vụ của các con sẽ phải khoanh tròn hành vi tiết kiệm. Bạn nào khoanh đúng nhiều nhất sé là bạn giỏi nhất. + Cô tổ chức cho trẻ chơi => Giáo dục trẻ biết cách sử dụng các đồ dùng điện một cách tiết kiệm. 3 . Kết thúc: – Cô nhận xét trẻ kết thúc hoạt động. |
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ chơi
– Trẻ lắng nghe
|
Nguồn: giáo án điện tử mầm non
Bình luận
Trackbacks and pingbacks
No trackback or pingback available for this article.
hay