Đề tài báo cáo sáng kiến kinh nghiệm năm 2013 – 2014
BÁO CÁO
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ NGHỊ TẶNG DANH HIỆU
CHIẾN SĨ THI ĐUA CƠ SỞ NĂM HỌC 2013 – 2014
I/Sơ lược lý lịch:
– Họ và tên:
– Quê quán:
– Chỗ ở hiện nay:
– Chức danh:
– Đơn vị công tác:
II/ Đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
1) Tên đề tài: “Một Số Biện Pháp Giúp Trẻ 4- 5 Tuổi Học Tốt Lĩnh Vực Phát Triển Nhận Thức Thông Qua Hoạt Động Làm Quen Với Toán”.
2) Thời gian thực hiện sáng kiến kinh nghiệm.
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này tôi phải tìm hiểu trẻ từ đầu năm học với mục đích nắm bắt tình hình kiến thức đặc điểm của trẻ tại lớp mình và bắt tay vào nghiên cứu từ ngày 05 tháng 09 năm 2013 đến nay.
3) Quá trình hoạt động để áp dụng sáng kiến.
Như chúng ta đã biết “Trẻ em như búp trên cành biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan” như với câu nói trên trẻ em ngày nay không chỉ như thế mà sự tiếp thu và kiến thức của trẻ ngày càng nâng cao và mở rộng để trẻ có những kỹ năng kỹ xảo cho bản sau mỗi độ tuổi. của trẻ nhưng với trẻ ở lứa tuổi mầm non học ở đây là học những gì? mà trong đó cho trẻ làm quen với những biểu tượng toán sẽ là tiền đề để giúp trẻ phát triển về mặt nhận thức sau này mà trong đó giáo viên là người hướng dẫn, gợi mở, tổ chức cho trẻ làm quen và thực hành trên các đồ dùng học tập nhằm hình thành và phát triển các thao tác tư duy như: So sánh, phân tích, tổng hợp, thêm bớt, đếm Số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian….góp phần phát triển toàn diện cho trẻ để sau này trẻ vững vàng tự tin hơn khi tiếp nhận những kiến thức về hoạt động toán.
Biện pháp 1: Cho trẻ làm quen với thuật ngữ toán học và các chữ số ở mọi lúc mọi nơi:
Vì đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Mầm non là dễ nhớ mau quên, việc cung cấp kiến thức trên các tiết học chưa đủ để trẻ nhớ lâu, khắc ghi kiến thức mà giáo viên truyền đạt vì vậy cần phải cung cấp mọi lúc, mọi nơi để mỗi ngày trẻ nhớ nhiều và lâu hơn.
Ví dụ: Vào đầu năm học khi cho trẻ xếp hàng, chuyển đội hình tôi kết hợp cho trẻ làm quen và ôn lại các thuật ngữ toán học đã được học ở lớp Mầm như: Trước – sau, phải – trái, trên – dưới, cao – thấp….
* Hoặc giờ ăn: Khi trẻ vào ngồi bàn ăn tôi sẽ cho trẻ đếm số bạn ở bàn mình ngồi và xem trên đồng hồ kim chỉ giờ ngay số mấy.
Ví dụ: Trẻ đếm 1, 2, 3, 4, 5 bạn vậy có tất cả 5 bạn.
* Ở các góc chơi:
Ví dụ: Góc chơi bán hàng: Hộp bánh này ở phía trước hay phía sau bạn Búp Bê.
Từ cách ôn lại như vậy trẻ sẽ nhớ lại phần nào kiến thức đã được học khi vào dạy sẽ tiếp thu dễ hơn.
* Ngoài việc giáo viên truyền đạt kiến thức cho trẻ trên lớp thì giáo viên còn kết hợp với gia đình như:
1. Ở gia đình:
– Tôi trao đổi với phụ huynh cùng giúp trẻ hiểu thế giới xung quanh qua các giờ sinh hoạt hàng ngày như: Giờ ăn, giờ ngủ, giờ chơi…
Ví dụ: Giờ ngủ dậy hỏi trẻ: Bây giờ là mấy giờ (2 giờ)?
Hoặc: Khi được Mẹ tặng cho hộp bánh thì nên đặt câu hỏi cho trẻ như: Hộp bánh này có hình gì và màu gì?
Biện pháp 2: Nghiên cứu nội dung bài dạy để làm đồ dùng, đồ chơi học tập của cô và trẻ cho phù hợp với đề tài:
Theo tôi để đạt kết quả cao trên một tiết học thì điều trước tiên đòi hỏi giáo viên phải tìm hiểu nghiên cứu sâu về bài dạy như: Phương pháp, đồ dùng cách thức tổ chức.
Như chúng ta đã biết, đặc trưng của môn học Toán là tính chính xác và khoa học. Mỗi tiết học cung cấp cho trẻ một kiến thức khác nhau và đỏi hỏi phải có những đồ dùng đồ chơi khác nhau, phù hợp với nội dung và hình thức tổ chức tiết học.
Ví Dụ: Với đề tài: “Cho trẻ làm quen với các hình” Tôi sẽ cắt dán các hình từ sách, lịch, báo cũ cho trẻ quan sát với nhiều màu sắc và vật liệu khác nhau. Để kích thích sự sáng tạo cho trẻ tôi sẽ sưu tầm các nguyên vật liệu như: Que, hột hạt, sỏi để trẻ xếp thành các hình học. Qua đó trẻ được trãi nghiệm sẽ tiếp thu dễ dàng hơn.
Hoặc: Làm đồ dùng về chữ số học toán.
Tôi cắt các chữ số ở lịch lốc (nhỏ) từ số 1- 5 dán vào giấy bìa làm thẻ số cho 100% số cháu trong lớp học toán, kinh phí đở tốn kém, đồ dung chữ số có nhiều màu sắc đẹp hấp dẫn trẻ sẽ thích hơn khi học. Còn thẻ chữ của cô là cắt từ lịch lốc (lớn).
Ví dụ: Đồ dùng thẻ bài, lô tô bằng hình ảnh để dạy toán.
Chủ đề: “Thế giới thực vật” Tôi sưu tầm được từ tập quảng cáo sản phẩm của nhà Nông có rất nhiều hình ảnh về các loại quả tôi cắt ra với số lượng 5 và làm thẻ bài cho mỗi trẻ, hoặc tôi cắt rời hình ảnh đó để yêu cầu trẻ xếp theo nhóm số lượng được học.
Ngoài ra tôi còn dùng những hình ảnh sưu tầm được để trang trí lớp: Trên mảng tường tôi cắt dán bìa lịch có hồ nước và một số hình con cá, con cua được cắt rời, kít lại, dính keo 2 mặt bỏ vào rổ cho cháu tự do thực hành theo ý thích hoặc theo yêu cầu cô của bạn.
VD: Gắn nhóm cá vàng có số lượng 5, gắn nhóm cá đỏ có số lượng 4, so sánh, thêm, bớt, tạo nhóm …..hoặc gắn 5 con cá lên bảng và gắn chữ số tương ứng…
Biện pháp 3: Nhận biết về số lượng qua các trò chơi:
Ở tuổi này hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi. Trẻ chơi mà học và học bằng chơi. Vì vậy tôi chọn:
1/ Các trò chơi về số đếm:
– Đếm theo thứ tự các đồ vật rồi gắn số:
Ví dụ: Với chủ đề nhánh “Con vật sống trong rừng” Đường đến nhà các chú Thỏ phải qua một khu rừng có rất nhiều hoa, nhiều cây chúng mình thử đoán xem có bao nhiêu cây hoa? (trẻ sẽ đếm 1, 2, 3, 4, 5 cây). Sau đó cô cho trẻ đếm lại và gắn số tương ứng.
– Hoặc bắt chước các con vật kêu theo thẻ số của cô.
Ví dụ: Cô giơ thẻ số 3 thì nhiệm vụ của các bạn phải làm một con vật và kêu đúng, đủ tương ứng với chữ số.
2/ Các trò chơi đếm bằng cơ thể trẻ:
– Chúng ta có thể hướng dẫn cho trẻ đếm các ngón tay, các ngón chân, đếm các bộ phận trên cơ thể trẻ….
Ví dụ: Chơi đếm các ngón tay, ngón chân. Tôi cho trẻ chơi:
– Đưa tay ra nào ta cùng đếm nhé :
“Ngón tay nhúc nhích này
Hai ngón tay nhúc nhích này
Ba ngón tay nhúc nhích này
Bốn ngón tay nhúc nhích này
Năm ngón tay nhúc nhích này”
Tóm lại: Có 5 ngón tay trên một bàn tay và như thế trẻ có biểu tượng về chữ số 5.
4. Trò chơi chụp ảnh:
– Chụp theo số lượng người cô yêu cầu.
Ví dụ: Khách yêu cầu chụp 4 ảnh thì trẻ sẽ biết giả bộ chụp 4 lần dần dần trẻ sẽ biết thành thạo hơn với các con số.
Biện pháp 4: Kết hợp với phụ huynh.
Tôi rất xem trọng mối quan hệ giữa cô giáo và phụ huynh bởi đây là cầu nối vững chắc trong việc giáo dục trẻ. Phối hợp với phụ huynh vận động gom góp các nguyên vật liệu để làm ra những đồ dùng đồ chơi cho cháu và trao đổi với phụ huynh trong việc rèn thêm cho cháu những lúc ở nhà để từ đó tôi đã cải thiện được môi trường học tập cho trẻ, giúp trẻ tham gia vào các hoạt động một cách hào hứng.
4/ Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:
* Qua việc áp dụng các phương pháp mà tôi đưa ra trong chương trình và vôùi söï nổ lực cuûa baûn thaân trong công tác giảng dạy trẻ mầm non tôi luôn trau dồi những kiến thức kinh nghiệm cho bản thân khi dạy cho cháu tôi thấy trẻ dần dần làm quen và thực hiện đạt kết quả như sau:
* Về phía trẻ:
– Trẻ trở nên linh hoạt mạnh dạn thông minh biết sáng tạo đặt câu hỏi để trao đổi với bạn chiếm 98 %.
– Trẻ còn biết giúp cô thu gom những nguyên vật liệu từ: Hộp sữa, ly nhựa, lịch….cùng cô làm đồ dùng đạt 100 % .
– 100% trẻ hứng thú hơn trong giờ học.
– 100% trẻ thông minh nhanh nhạy hơn khi tham gia vào hoạt động.
– 98 % trẻ biết phân biệt cao, thấp, phải – trái, to – nhỏ, dài – ngắn, biết thêm bớt, tạo nhóm và đếm theo khả năng từ 1- 10, biết xác định trong không gian…..
* Về phía cô:
– Tôi đã chủ động hơn trong việc tổ chức hướng dẫn trẻ theo hướng đổi mới.
– Tôi đã tự học nâng cao trình độ chuyên môn và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
– Bản thân biết vận dụng nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ trãi nghiệm.
5) Mức độ ảnh hưởng ( phạm vi áp dụng sáng kiến mới đạt hiệu quả cao).
– Từ khi bắt đầu thực hiện những biện pháp trên tôi luôn suy nghĩ và tìm tòi khám phá và đặt câu hỏi cho bản thân không biết mình có thực hiện được hay không với chương trình đổi mới hiện nay đòi hỏi giáo viên phải tư duy ,thay đổi nhiều hình thức khác nhau để phục vụ trong công tác giảng dạy cũng như trong việc làm đồ dùng đồ chơi .
– Với sự quan tâm của Ban Giám Hiệu, của đồng nghiệp, của phụ huynh đã giúp tôi tiến hành tổ chức hoạt động có hiệu quả.
– Ngoài việc áp dụng đề tài cho lớp mình tôi còn mở rộng cho cả khối và các lớp khác với mục đích rút kinh nghiệm lẫn nhau.
– Tổ chức thao giảng, hội giảng chuyên đề nhằm mục đích rút kinh nghiệm lẫn nhau.
in SKKN mầm non
Th527
0