CHỦ ĐỀ NHÁNH: NƯỚC XUNG QUANH TA.
Hoạt động học: Phát triển nhận thức
TOÁN: ĐO LƯỢNG NƯỚC BẰNG MỘT VẬT CHUẨN.
Chủ đề nhánh: nước xung quanh ta
I/ Mục tiêu chung.
-Trẻ biết cách đo thê tích bằng một đơn vị đo.
– Trẻ biết diển tả kết quả của phép đo khi sử dụng một đơn vị đo.
– Rèn kỷ năng quan sát, so sánh, ghi nhớ có chủ định và ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
– giáo dục tre có ý thức tiết kiệm nguồn nước và biết bảo vệ nguồn nước.
II/ Chuẩn bị:
1/ Không gian tổ chức: Trong lơp học
2/ Đồ dùng: – 3 chai thủy tinh có kích thước khác nhau, một cái phiễu, một chậu đựng nước, một cái ca, Thẻ số từ 1-8, nhạc theo chủ đề.
-Đồ dùng của trẻ: 3 chai có kích thước khác nhau, 3 cốc, thẻ số từ 1-8.
3/ Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, dùng lời, thực hành.
III/ Nội dung kết hợp: Âm nhạc, thể dục, thơ
IV/ Tiến trình tổ chức hoạt động:
+ Mở đầu hoạt động: Gây hứng thú
-Hát “Cho tôi đi làm mưa với”
– Các con vừa hát bài gì?
– Bài hát nói về gì?
=> Các con biết không, những hạt mưa chính là những giọt nước tí xíu mang đến cho con người rất nhiều lợi ích, mưa cũng là một nguồn nước đó.
– Ngoài nguồn nước mưa con còn biết những nuồn nước mưa nào nữa?
– Nước có tác dụng gì đối với đời sống con người và vạn vật?
– Nước có rất nhiều ích lợi, vậy khi sử dụng nước chúng ta phảisử dụng như thế nào?
– Để bảo vệ nguồn nước sạch chúng ta phải làm gì?
=> Để có nguồn nước sạch chúng ta không được vứt rác bừa bài nơi ao, hồ, sông, suối, và nhớ phải tiết kiệm nguồn nước các con nhé!
+ Hoạt động trọng tâm: Bé đo lường bằng đơn vị chuẩn.
a/ Làm quen với cách đo thể tích bằng một đơn vị đo.
– Các con ạ, trong mỗi gia đình đều đựng nước bằng nhiều dụng cụ khác nhau, và hôm nay, cô muốn giới thiệu đến lớp mình một điều đặc biệt, các con chú ý nhé!
– Trên bàn cô có gì đây?
– Chai thủy tinh cô dùng để làm gì?
– Cô có ba nhiêu chai?( 3 chai)
– Các con có nhận xét gì về hình dạng của những chiếc chai thủy tinh này?
(không giống nhau)
– Nhìn bằng mắt thường các con có biết được thể tích của 3chai này như thế nào không?
– Bây giờ các con chú ý xem cô làm thí nghiệm để xem thể tích của 3 chai thủy tinh này nhé!
– Bên cạnh cô có gì đây?(Chậu nước)
– Muốn rót được nước vào chai cô cần sự hỗ trợ của một chiếc phễu, và quan trọng nhất là một cái ca. Cái ca được gọi là gì các con biết không?( Đơn vị đo)
– Cô sẽ dùng ca này múc đầy nước rồi đổ vào cái phễu cho nước chảy vào chai. Khi cô lam thí nghiệm các con hãy quan sát và đếm xem càn bao nhiêu ca nước thì chai đầy nhé!
– Có bao nhiêu ca nước để rót đầy chai thứ nhất? Tương ứng với chữ số mấy?(mời 1 trẻ lên chọn the chữ số gắn vào cổ chai)
– Khi chai nước đầy thì trong chai nước có thể tích, thể tích chai nước bằng số lần ca nước được đong vào chai, và với dụng cụ ca nước thì cần bao nhiêu ca nước được đong vào chai? Chúng ta có kết luận gì?
=> Thể tích của chai thủy tinh thứ nhất bằng …lần số ca nước.
– Chai thủy tinh thứ 2, 3 cô tiến hành tương tự. Sau mỗi lần đong chai cô nhấn mạnh cho trẻ về thể tích của mỗi chai.
– Các con có nhận xét gì về thê tích của 3 chai thủy tinh?( không giống nhau)
– Vì sao con biết? ( Vì chai thư nhất thể tích bằng…lần ca nước, chai thứ 2 thể tích bằng …lần ca nước, Chai thứ 3 thể tích bằng…ca nước)
=> Với một dụng cụ đo thì thể tích của 3 chai không bằng nhau.
b/ Dạy trẻ đo thể tích bằng một đơn vị đo.
-Các con có muốn làm thí nghiệm cùng cô không? Cô chia làm 3 đội: đội suối nguồn, biển xanh, giếng khơi.Mời các con trở về vị trí của mình.
– Trên bàn mỗi đội cô chuẩn bị sẵn một dụng cụ đựng nước, một cái phễu, một cái ca.Các con có biết 3 đội có dụng cụ gì giống nhau không?(đều có cùng đơn vị đo là cái ca)
– Nhiệm vụ của 3 đội là dùng ca múc nước đổ vào chai của đội mình, trong quá trình làm thí nghiệm các đội nhớ đếm xem thể tích của chai nước bằng bao nhiêu lần đơn vị đo?
– Cô quan sát kết quả của mỗi đội và nhận xét.
– Lần 2 cho trẻ đo theo ý thích và nhận xét.
c/ Bé khéo léo.
-Ở một nơi xa, các bạn nhỏ của chúng ta vẫn xách nước giúp bố mẹ, các con có muốn giúp các bạn của chúng ta không?Vậy hãy sẵn sàng cùng cô tham gia trò chơi”Bé khéo léo” nhé!
– Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 đội, lần lượt từng bạn trong đội mình lấy một xô nhỏ múc đầy nước và đi theo đường dích dắc để lên đổ nước vào thùng của đội mình, trong thời gian một bài hát, đội nào không làm đỗ nước ra ngoài và đổ được nhiều xô nước nhất thì thắng cuộc.Đơn vị đo của chúng ta rất nhỏ nên các con phải thật khéo léo, nhanh nhẹn nhé!
– Đọc thơ: “Mưa”
+ kết thúc hoạt động: Cho tôi đi làm mưa với.
– Cháu hát và đi ra ngoài chơi.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1 . Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày :
1.1 Nội dung chưa đạt được và lý do :
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………….….………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
1.2 Những thay đổi cần thiết …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2 . Những trẻ có biểu hiện đặc biệt về sức khỏe và giáo dục :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NƯỚC XUNG QUANH TA
Hoạt động học: Phát triển ngôn ngữ
Đề tài: TRUYỆN “ GIỌT NƯỚC TÍ XÍU”
I/ Mục tiêu chung.
-Trẻ biết tên truyện, tên các nhân vật trong truyện: ông mặt trời, giọt nước, và các bạn giọt nước.
– Trẻ hiểu nội dung câu chuyện:Hiện tượng mưa là do sức nóng của mặt trời, làm cho nước bốc hơi tụ lại thành những đám mây nặng dần tở thành mưa rơi xuống.
– Hiểu được một số từ khó: Tí xíu: rất nhỏ bé.
– Biết lợi ích của nước mưa đối với con người và vạn vật trên trái đất.
– Biết lắng nghe truyện, trả được câu hỏi một cách mạch lạc, thể hiện giọng điệu của các nhân vật trong truyện.
– Có ý thức dùng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch.
II/ Chuẩn bị:
1/ Không gian tổ chức: Trong lớp học
2/ Đồ dùng: Tranh ảnh, câu chuyện trên máy tính…
3/ Phương pháp: Dùng lời
III/ Nội dung kết hợp: Âm nhạc, thể dục
IV/ Tiến trình tổ chức hoạt động
+ Mở đầu hoạt động:Bé đi làm mưa.
-Cả lớp hát “Cho tôi đi làm mưa với”
– Các con vừa hát bài gì?
– Bạn nào biết gì về mưa hãy kể cho cô và các bạn nghe nào?
– Nước mưa có ích gì đối với con người và vạn vật?
– Ngoài nước mưa ra, còn có nguồn nước nào nữa?
=> Các con biết không, nước rất quan trọng đối đời sống con người và vạn vật, không có nước sẽ rất nguy hiểm, vì vậy chúng ta phải biết tiết kiệm nước, Và muốn cho nguồn nước trong sạch chúng ta phải làm gì?
– Các con biết mưa có từ đâu không?
– Để biết nước mưa có từ đâu, bây giờ cô và các con cùng đến với hành trình của “Giọt nước tí xíu” do Nguyễn Linh sáng tác nhé!
– Hát “ Cho tôi đi làm mưa với”
+ Hoạt động trọng tâm: Hành trình của giọt nước tí xíu.
-Lần 1: Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện theo tranh, kết hợp cử chỉ điệu bộ.
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
– Giảng nội dung, trích dẫn: Câu chuyện kể về hành trình của những giọt nước, bắt đầu ở biển cả, nhờ sức nóng của ông mặt trời, những giọt nước đã bốc hơi lên, tụ họp thành những đám mây bay là là trên mặt biển, nhờ những cơn gió, các đám mây tan ra cảm thấy nặng trĩu và từ từ tan ra, tạo thành những giọt nước tí xíu.
– Tí xíu có nghĩa là rất nhỏ bé. Có những giọt nước to nhỏ cô cho trẻ so sánh.
* Bé đáp nhanh.
– Anh em nhà tí xíu rất đông, họ ở những nơi nào?
– Tí xíu đang chơi cùng các bạn thì ai xuất hiện? Ông mặt trời đã nói gì với tí xíu?
– giọng nói ông mặt trời như thế nào? Bạn nào giả được giọng ông mặt trời?
– Tí xíu có muốn đi không? Điều gì làm tí xíu không đi được?
– Ông mặt trời đã làm gì để giúp tí xíu bay lên được?
– Tí xíu hợp với các bạn hơi nước tạo thành gì?
– Khi trời lạnh tí xíu cảm thấy như thế nào?
– Qua câu chuyện con thấy hiện tượng mưa diển ra như thế nào?
– Vậy nước dùng để làm gì?
– Nước rất quan trọng, chúng ta phải sử dụng như thế nào?
– Lần 2: Sau đây cô và các con cùng gặp lại những giọt nước tí xíu qua bộ phim hoạt hình nhé.
* Bé chơi đóng kịch:Cho cháu chơi đóng kịch “giọt ước tí xíu”, cho cháu chọn vai chơi, cô là người dẫn truyện, một cháu làm ông mặt trời, nhiều cháu làm giọt nước. Cô chuẩn bị sẵn một số đồ dùng cho cháu đóng vai.
– Trò chơi: pha nước chanh.
+ Kết thúc hoạt động: Bé đi tìm cơn mưa
-Cho trẻ chơi trò chơi “Trời nắng trời mưa” ra ngoài tham gia hoạt động ngoại khóa.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1 . Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày :
1.1 Nội dung chưa đạt được và lý do :
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………….….………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
1.2 Những thay đổi cần thiết …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2 . Những trẻ có biểu hiện đặc biệt về sức khỏe và giáo dục :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NƯỚC XUNG QUANH TA.
Hoạt động học: Phát triển thẩm mĩ
Đè tài: TẠO HÌNH: VẼ MƯA
I/ Mục tiêu chung.
– Trẻ biết mưa có nhiều lại mưa khác nhau: mưa phùn, mưa to, mưa nhỏ, mưa bão…
– Biết vẽ giọt nước thể hiện mưa to hay mưa nhỏ.
– Củng cố vẽ nét thẳng, nét xiên, nét ngang, nét tròn theerr hiện giọt mưa.
– Biết phối hợp các nét vẽ để tạo nên những cơn mưa. Có sáng tạo trong khi vẽ.
– giáo dục trẻ biết mặc áo mưa, biết tránh mưa khi có những cơn mưa. Biết kiên trì hoàn thành sản phẩm của mình.
II/ Chuẩn bị:
1/ Không gian tổ chức: Trong lớp học
2/ Đồ dùng: – Hình ảnh những cơn mưa, giấy, bút chì, bút màu, nhạc theo chủ đề.
3/ Phương pháp: Dùng lời, quan sát , thực hành.
III/ Tiến trình tổ chức hoạt động:
+ Mở đầu hoạt động: Bé đi tìm mưa
-Hát “ Cho tôi đi làm mưa với”
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Con biết gì về mưa kể cho cô và các bạn nghe nào?
+ Con thử xem hạt mưa nhỏ có hình dáng như thế nào?
+ Nếu đi đường gặp phải trời mưa chúng ta phải làm gì?
+ Để xem các hạt mưa các bạn tả có đúng không, các con hãy nhìn lên màn hình cùng cô nhé!
-Chơi trò chơi “trời mưa”
– Hôm nay là ngày 8/3, là ngày gì các con biết không? Là ngày quốc tế phụ nữ, ngày của các bà, các mẹ, các chị…các con đã chuẩn bị gì để tặng mẹ chưa? Vậy bây giờ cô và các con cùng vẽ những giọt mưa mang đến không khí mát mẻ tặng cho mẹ mình nhé!
+ Hoạt động trọng tâm: Quan sát và đàm thoại
-Cảnh trời mưa nhỏ: Các con có nhận xét gì về cơn mưa này? Đố các con tranh này vẽ mưa gì? Vì sao con biết?
=> Mưa nhỏ (mưa phùn) tức là hạt mưa rơi nho nhỏ tí tách rơi nhẹ xuống làm cho môi trường mát diệu hơn.
-Cảnh trời mưa to: Các con có nhận xét gì về cơn mưa này? Có gì khác với cảnh mưa trước.
– Con có nhận xét gì về những hạt mưa này?
=> Mưa to những đám mây trên bầu trời đen xịt, mưa rơi như trút nước xuống mặt đất, tạo thành những vũng nước to nhỏ và những bong bóng nhảy mưa tung tăng.
* Xem tranh vẽ mưa, trẻ nêu ý tưởng: Cô cũng có rất nhiều tranh vẽ cảnh trời mưa, các con xem có đẹp không?
– Trẻ xem tramh vẽ cảnh mưa to.
– Trẻ tranh vẽ cảnh mưa nhỏ.
=> Con có nhận xét gì về bức tranh vẽ cảnh mưa?( Mưa to nét vẽ dài, đậm, còn mưa nhỏ nét ngắn và mảnh hơn)
– Bây giờ chúng ta cùng thi làm những họa sĩ thể hiện xem tài năng ai cao nhất nhé!
+ Con sẽ vẽ những hạt mưa ra sao? Giọt mưa vẽ như thế nào?
+ Con sẽ vẽ thêm gì nữa để bức tranh thêm đẹp?
– Lớp hát bài “mưa rơi”
+ Bé thi tài.
– Trẻ thực hiện, cô hướng dẫn gợi ý ( vừa thực hiện vừa nghe nhạc)
– Gợi ý trẻ vẽ sáng tạo, nhắc trẻ tô màu đẹp, không lem ra ngoài.
– Đọc thơ: Mưa.
+ Trưng bày sản phẩm
– Cho trẻ treo lên giá gọi 2- 3 trẻ chợn bài đẹp nhận xét và bài chưa hoàn thiện lần sau cố gắng.
+ Con thích bài của họa sĩ nào? Vì sao con thích?
-Cô nhận xét thêm một số bài đẹp, sáng tạo, bố cục hài hòa…Gợi ý những tác phẩm chưa hoàn chỉnh.
=> Trời mưa giúp cho cây cối thêm tươi tốt, ao hồ sông suối thêm nhiều nước, nhưng khi gặp trời mưa, chúng ta nhớ phải tránh mưa, hoặc mặc áo mưa khi ra đường nhé!
+ Kết thúc hoạt động: Bé đi tắm nắng
-Cho cháu ra sân chơi tắm nắng hát “ trời nắng, trời mưa”
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1 . Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày :
1.1 Nội dung chưa đạt được và lý do :
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………….….………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
1.2 Những thay đổi cần thiết …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2 . Những trẻ có biểu hiện đặc biệt về sức khỏe và giáo dục :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Th1006
0