Nếu như trước 6 tuổi, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc hoàn thiện của não bộ, thì hoạt động vui chơi cùng trẻ trong giai đoạn này sẽ giúp phát triển hàng loạt các kỹ năng và lợi ích đáng kể như sự tư tin, khả năng tò mò sáng tạo, khả năng điều chỉnh cảm xúc và duy trì hoạt động thể chất lành mạnh. Ngoài ra, chơi còn giúp trẻ khẳng định được bản thân trong môi trường tương tác đa cảm xúc, đa tác vụ và đa thành phần.
Tuy nhiên, phần lớn cha mẹ chúng ra có vai trò quá ít trong quy trình này. Điều này thật đáng tiếc vì phần lớn thời gian trước 6 tuổi trẻ chủ yếu sinh hoạt cùng cha mẹ các bé. Lí do cho điều này là vì chúng ta có thể chưa hiểu cách chơi và tương tác với trẻ ở mỗi độ tuổi.
Thực tế, trẻ có thể chơi ở bất kì độ tuổi, nhưng khi nhìn vào sự phát triển kỹ năng theo độ tuổi thì trước 6 tuổi trẻ chiếm ít nhất 6 loại hình chơi trong 11 loại giúp trẻ phát triển não bộ tối đa. Vậy, cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ có được lợi ích tốt nhất.
LOẠI HÌNH CHƠI MÀ KHÔNG CHƠI:
Đó là cách chơi khá phổ biến cho trẻ nhỏ < 3 tháng tuổi, nhưng các trẻ từ 4-6 tuổi vẫn có thể chơi loại hình này, thậm chí các bé lớn hơn cũng có những lúc chọn loại hình này. Vậy nó là gì? Thực ra, ở loại hình này trẻ không chơi gì hết, trẻ có thể ngồi im nghĩ ngợi và có thể suy nghĩ về 1 hoạt động/trò chơi nào đó. Đôi lúc bạn sẽ thấy trẻ ngồi im, không chơi gì hết, hoặc nhìn ngó trời đất mây gió (kiểu trầm tư).
Với trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi, loại hình này có thể được cha mẹ làm mạnh hơn khi dành thời gian nhìn âu yếm, cười lại trẻ và làm các động tác yêu thương lại bé, kiểu như vuốt ve, chọc cười, nói chuyện với bé.
Còn với trẻ > 3 tháng tuổi nếu có xuất hiện loại hình này thì đơn giản cha mẹ cứ để bé tiếp tục dòng suy nghĩ của bé. Nó không quá dài, chỉ khoảng 3-5 phút, thường thấy khoảng 2-3 lần/ngày! Bạn cũng có thể ngồi kế hoặc để bé tựa vào lòng lúc này.
LOẠI HÌNH CHƠI 1 MÌNH:
Cách chơi này thường xuất hiện cho trẻ nhóm tuổi 3 tháng đến nhỏ hơn 20 tháng, cách chơi này giúp trẻ học cách nhận ra thế giới và biết sự tồn tại của mình trong thế giới ấy. Do đó, không có gì lạ trẻ độ tuổi này không thích ai lấy đồ chơi của mình, hoặc chia sẻ đồ chơi với ai.
Thậm chí nhận biết rất tốt đồ chơi nào của mình, của người khác. Hoạt động của bạn cũng không cần quá can thiệp, đơn giản tạo điều kiện cho trẻ khám phá thế giới bằng nhiều góc nhìn khác nhau.
VD, thế giới chơi trong nhà, ngoài trời, công viên, môi trường có vũng nước, có bậc cầu thang, có đoạn dốc… Không có gì lạ, cùng 1 hoạt động đi lên đi xuống hoặc bò qua bò lại có 2 bậc cầu thang cũng làm trẻ hứng thú làm chục lần.
LOẠI HÌNH CHƠI BẰNG QUAN SÁT:
Đây có sẽ là loại hình phổ biến cho nhóm trẻ > 20 tháng tuổi – 3 tuổi khi trẻ bắt đầu tập trung vào quan sát cha mẹ các bé, quan sát đứa trẻ khác, mà ít can thiệp vào hoạt động của họ. Quá trình này giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
Một sự kì diệu của lập trình tự nhiên, khi đó, ngôn ngữ của trẻ cũng bắt đầu phát triển mạnh trong giai đoạn này. Vai trò của cha mẹ cần can thiệp và tương tác nhiều hơn trong các hoạt động này.
VD, Cha mẹ tạo trò chơi và chơi với trẻ, trong quá trình chơi cố gắng lồng các tên gọi, và các hoạt động liên quan để trẻ có cơ hội quan sát và học hỏi. Thậm chí, để tăng mức độ quan sát của trẻ, bạn có thể lồng cả màu sắc khác nhau, con số, độ lớn nhỏ, hình dạng khối…
VD, Hoạt động chồng các loại nồi đồ chơi mầm non lớn nhỏ vào nhau. Làm mẫu cho bé xem, nói là nồi to nằm dưới, nồi nhỏ hơn nằm trên. Có thể Xếp vớ dài vớ ngắn cũng là 1 cách chơi thú vị cho loại hình này.
LOẠI HÌNH CHƠI SONG SONG:
Đây là loại hình có thể thấy của nhóm trẻ từ 2 tuổi trở lên. Khi đó trẻ sẽ chơi và hoạt động song song với 1 bé khác hoặc cha mẹ của bé. Loại hình này là đang giúp trẻ bắt chước về hành vi, thay vì ngôn ngữ hay các tính chất đo lường hoặc cách chơi như ở giai đoạn trước.
Hành vi con người là khái niệm phức tạp vì đó là lí do tại sao phải đến độ tuổi này – khi não bộ của trẻ nhận biết sự độc lập và bắt đầu mở lòng hơn cho các hoạt động tương tác xã hội ở giai đoạn sau. Cha mẹ tham gia vào hoạt động này của trẻ cũng rất đơn giản, chơi song song với trẻ.
Trò chơi tô tượng sáng tạo cùng bé trong ngày hè
VD, Dẫn trẻ đi siêu thị, cùng tô tượng, cùng chơi 1 trò chơi có lượt đi trước-sau, cùng làm những hoạt động mà ở đó bé có thể vừa làm công việc của trẻ mà cũng vừa quan sát được hành vi của bạn. Cũng cần lưu ý, trẻ học hành vi bạn không chọn lọc. Nghĩa ra, cả xấu lẫn tốt đều được học.
VD, Bạn đứng chống nạnh chửi ai đó khi va vào bạn trong xếp hàng khi tính tiền siêu thị thì không có gì lạ khi trẻ đứng chống nạnh chửi 1 bạn khi va vào trẻ khi xếp hàng trong lớp.
LOẠI HÌNH CHƠI TƯƠNG TÁC:
Trẻ 3-5 tuổi được quan sát thấy thường chọn loại hình chơi này. Lúc này, trẻ chủ động nhiều hơn trong tương tác với các bé khác và cha mẹ của bé. Đây là loại hình giúp trẻ phát triển kỹ năng trao đổi thông tin. Nghĩa là, thông tin từ người khác sẽ được trẻ tiếp nhận như thế nào và hiểu ra sao.
Do đó, trong loại hình này, cha mẹ cần đóng vai trò tương tác và giúp trẻ học hỏi nhiều vấn đề thông qua hỏi đáp, để trẻ tư duy, bình luận, cho ý kiến. Các trò chơi nên có vai trò của bé cả lúc chơi và sau khi chơi. Các trò chơi cần được cho luật chơi và hướng dẫn cụ thể cách chơi, thậm chí là hình phạt khi người chơi phạm luật.
Đồ chơi gỗ tương tác 2 trong 1 thả bóng mê cung và cờ cá ngựa
LOẠI HÌNH CHƠI HỢP TÁC:
đây là loại hình xảy ra khi bé > 4 tuổi trở đi. Khi đó, trẻ hứng thú trong các hoạt động tập thể, chia sẻ chờ lượt (theo luật quy định trước chơi), các trò chơi đòi hỏi có vai trò của trẻ đóng góp. Cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ chơi cùng các bé khác, hoặc tạo các trò chơi cho cả nhà cùng chơi. Các hoạt động như cùng nhau xếp giấy, cắt dán ảnh… là các hoạt động cần giới thiệu để phát huy loại hình này.