Bạn Đang xem Truyện cổ Andersen Category
Đôi giày bát-kết tự đi được
Đôi giày bát-kết tự đi được
Hans Christian Andersen
Có một lần, đôi giày bát kết tự bước đi. Đã từ lâu đôi giày vốn của nhà vô địch chạy đua. Một hôm anh ta vứt vào sọt rác.
Thế là đôi giày quyết định đi lấy, và cả chạy nữa. Nhưng chiếc nọ lại chạy nhanh hơn chiếc kia. Chúng cãi cọ, đánh lộn và quật nhau bằng những chiết dây buộc.
Một con ếch la lên khi nhảy qua đấy:
>>> Đồ dùng tự làm của giáo viên mầm non
>>> Cách làm đồ chơi từ phế liệu chủ đề công nghệ thông tin
>>> Đồ dùng dạy học tự làm cấp thcs ong tim chữ
– Dừng lại đi! Anh em sinh đôi mà lại đánh nhau, dại dột thế!
– Chị em sinh đôi chứ!*
– Một chiếc giày cải chính.
Con ếch nói:
Ta đang có một chuyến đi xa, các bạn có thể giúp ta được không? Ta có cả hàng hoá mang theo nữa.
Những chiếc giầy bát kết nhận lời. Con ếch chất tất cả những chiếc va li nhỏ, xinh vào một chiếc giầy chạy chậm. Còn nó thì ngồi vào chiếc giầy kia, chiếc giầy chạy nhanh.
– Ta sẽ chỉ đường. Cứ đi đi!
Những chiếc giầy nẩy lên. Ban đầu chiếc giầy chạy nhanh còn chờ bạn đồng hành, nhưng rồi nó bực bội, nó bèn lấy hết hơi, hết sức vượt lên trước bỏ chiếc giầy đầy vali lại sau.
Ếch vội nói:
– Đừng chạy nhanh như vậy, nó không thuộc đường đâu!
Rồi chiếc giầy chở hàng bị lạc. Thế là con ếch bắt đầu khóc. Lại phải quay trở lại tìm chiếc giầy đáng thương kia. Mất bao nhiêu là thì giờ!
Đoạn, chúng theo đường cao tốc, vượt cả các xe du lịch và xe tải dưới con mắt ngơ ngác của những bác tài xế. Một toán cảnh sát tuần tra chặn lại giữa đường vì tốc độ quá lớn. Hơi đâu mất thì giờ! Những chiếc giầy vẫn cứ chạy nhanh.
Đã ba lần chúng nhầm đường; lại mất biết bao thời gian và để bù lại, chúng lại lao lên như sao băng.
– Dừng lại! “Các cô” đã chạy vào một sân vận động mất rồi! – Đột nhiên con ếch la lên.
Chúng nó không chịu nghe, vượt cả những vận động viên đang chạy. Quá chậm rồi. Chiếc giầy bát kết đã giành lấy vinh quang.
– Nó đã thắng 100 mét! Hoan hô! Một ủy viên giám khảo hô to. Nhưng còn một chiếc đâu? Đó, kia rồi! Ồ! Đây là những chiếc giầy của nhà vô địch thế giới chạy 100 mét! Tôi biết đôi giầy này mà. Nhưng dù sao cũng chưa đăng ký dự thi!
– Chắc ông ta đã ủy quyền cho những chiếc giầy của ông – một ủy viên khác nói – Với cả chú ếch và hàng hoá nữa.
Con ếch trả lời xuất sắc những câu phỏng vấn của các nhà báo. Nhưng trước đông đảo công chúng vây quanh ngưỡng mộ, nó chỉ hơi lúng túng, nói lắp bắp mà thôi. Những chiếc giầy bát kết lại cãi nhau, quật nhau bằng sợi dây buộc. Người ta nói đó là bức hoạ trực tiếp sinh động.
– Phải tiếp tục đi thôi! – Con ếch nói – Cuộc hành trình của tôi chưa kết thúc. Nhanh lên, ta phóng đi!
Đôi giầy bát kết thoát ra được và lại lên đường. Khi đến nơi con ếch rất buồn sẽ phải xa chúng. Nó nói:
– Ở lại đây với tôi. Các bạn làm tài xế cho tôi. Chúng ta sẽ cùng nhau đi thăm đất nước.
Những chiếc giầy bát kết thú vị nhận lời ngay.
Vậy thì, thưa các bạn thân mến, các bạn phải cẩn thận đấy. Nếu một ngày nào đó, các bạn thấy một đôi giầy bát kết bên lề đường thì cần phải xem xét kỹ nếu muốn ướm chân vào. Có thể có một chú ếch con đang ngồi trong đó.
Theo: thiết bị mầm non
Một bà mẹ truyện cổ andecxen
Một bà mẹ
Hans Christian Andersen
Một bà mẹ truyện cổ andecxen đang ngồi bên đứa con thơ. Bà rất buồn vì đang lo đứa con bà chết mất. Đứa bé xanh rớt đã nhắm nghiền đôi mắt và đang thoi thóp. Đôi lúc đứa bé rền rĩ rất thiễu não, thế là người mẹ lại cúi sát xuống gần con, lòng se lại.
Có tiếng gõ cửa, một ông già nghèo khổ trùm kím trong tấm chăn thường khoác cho ngựa bước vào. Trời rét như cắt, kể ra không có áo nào ấm bằng thứ chăn ấy. Bên ngoài toàn là một màu băng tuyết. Gió vun vút như quất vào mặt.
>>> Làm đồ chơi từ chai nhựa thác nước và cây hoa nước
>>> Đồ dùng tự tạo của giáo viên mầm non quyển sách thần kỳ
>>> Đồ dùng dạy học tiểu học mô hình an toàn giao thông
Ông già rét run lập cập. Nhân lúc đứa bé ngủ thiếp đi, bà mẹ nhóm lò hâm một cốc bia. Ông già ngồi xuống ru đứa bé. Bà mẹ ngồi vào chiếc ghế gần ông già, nhìn đứa bé ôm yếu vẫn đang thoi thóp thở, và giơ một bàn tay lên. Bà hỏi :
– Liệu có việc gì không ? Thượng đế hẳn không bắt nó đi chứ ?
Ông già, chẳng phải ai, chính là Thần Chết, lắc đầu một cách khó hiểu. Bà mẹ gục đầu xuống ngực, nước mắt ròng ròng trên gò má. Đã ba ngày ba đêm nay, không hề được chợp mắt, bà thấy đầu nặng trĩu.
Bà ngủ thiếp đi, chỉ loáng một lát thôi, rồi chợt rùng mình vì rét, bà lại choàng dậy.
– Gì thế này ? – Bà kêu lên, mắt nhìn tứ phía. Ông già và cả con bà nữa đã biến mất. Lão đã đem con bà đi rồi. Chiếc đồng hồ quả lắc vẫn cót két trong xó nhà.
Cộc ! Một quả lắc bằng chì rơi xuống đất. Thế là chiếc đồng hồ ngưng bặt.
Bà mẹ tội nghiệp vùng chạy ra ngoài, miệng gọi con.
Bên ngoài, có một bà cụ mặc áo dài đen, đang ngồi giữa đám tuyết, bảo bà mẹ :
– Tôi thấy Thần Chết đã vào nhà chị. Lão ta mang con chị chạy đi rồi. Lão ta chạy nhanh hơn gió và chẳng bao giờ mang trả lại những con người lão đã cướp đi.
Bà mẹ khẩn cầu:
– Xin cụ chỉ bảo cho tôi con đường lão đi. Cứ chỉ đường cho tôi, tôi sẽ đuổi kịp.
Bà cụ đáp:
– Biết rồi! Nhưng trước khi ta chỉ đường, chị phải hát cho ta nghe tất cả các bài mà chị đã hát ru con chị. Từ trước đến nay, ta đã được nghe nhiều và ta rất thích nghe chị hát. Ta là thần Đêm Tối; ra đã từng trông thấy nước mắt chị tràn ra khi chị hát.
Bà mẹ van vỉ:
– Tôi xin hát hết, hát tất cả, sau đó xin cho tôi đuổi kịp thần Chết, đòi lại đứa con tôi.
Nhưng thần Đêm Tối cứ nín bặt. Thế là bà mẹ đành phải vặn vẹo đôi tay, nước mắt đầm đìa, cất tiếng hát. Tiếng nức nở át cả lời trong các bài hát.
Nghe hát xong thần Đêm Tối bảo:
– Rẽ sang phải rồi đi vào rừng tùng tối om kia. Ta đã thấy thần Chết mang con chị biến vào đấy.
Tới giữa rừng, gặp chỗ ngã ba đường, bà mẹ phân vân không biết rẽ đường nào. Nơi đó có một bụi gai không hoa không lá; đang giữa mùa đông nên băng bám và rủ xuống khắp các cành.
– Có thấy thần Chết mang con tôi qua đây không?
Bụi gai trả lời:
– Có. Nhưng nếu muốn tôi chỉ đường thì bà phải ủ tôi vào lòng để sưởi ấm cho tôi. Tôi buốt cóng và sắp biến thành băng rồi đây.
Bà mẹ ôm ghì bụi gai vào ngực để sưởi ấm cho nó. Gai đâm vào da thịt bà, máu nhỏ từng giọt đậm, nhưng bụi gai thì đâm chồi nẩy lộc, xanh tươi và trổ hoa ngay giữa đêm đông giá rét vì được bà mẹ truyền cho sức nóng của bà. Sau đó, bụi gai chỉ đường cho bà mẹ.
Bà đến một cái hồ lớn, không có lấy một bóng thuyền bè. Mặt băng trên hồ quá mỏng, không thể giẫm lên được, mà nước hồ lại quá sâu không thể lội qua. Nhưng thế nào thì thế, bà cũng phải vượt qua hồ tìm con. Bà bèn sụp xuống để uống cạn nước hồ. Tuy biết rằng đó là một việc mà con người ta không thể làm được, nhưng bà mẹ đau khổ mong mỏi Thượng đế sẽ ban phép lạ.
Hồ bảo bà:
– Không, không làm thế được đâu ! Ta thương lượng với nhau thì hơn. Tôi rất thích ngọc trai, mà đôi mắt bà là những hạt ngọc trai trong suốt, tôi chưa từng thấy bao giờ. Hãy khóc cho đến khi đôi mắt của bà rơi xuống; lúc ấy tôi sẽ đưa bà tới tận cái nhà kính ươm cây, nơi thần Chết ở và vun trồng các cây hoa. Mỗi cây là một kiếp người.
Bà mẹ nức nở:
– Trời ! Tôi còn tiếc gì để tìm thấy con tôi !
Bà khóc, nước mắt tuôn tầm tã đến nỗi đôi mắt bà theo dòng lệ rơi xuống đáy hồ và hóa thành hai hòn ngọc. Thế là bà được hồ nâng bổng lên như ngồi trên đu, và thoắt một cái, bà đã sang đến một ngôi nhà kỳ diệu dài chừng một dặm.
Không hiểu đấy là một quả núi có rừng thẳm và hang sâu hay là một công trình thiết kế nào của con người. Mắt bà mẹ đã rơi theo dòng lệ nên bà chẳng nom thấy gì. Bà hỏi:
– Tìm đâu cho thấy thần Chết đã cướp con tôi đi?
Một bà già canh giữ vườn kính ươm cây của thần Chết bảo bà:
– Thần Chết chưa về. Bà làm thế nào mà đến được tận chốn này? Ai đã giúp bà?
– Thượng đế chứ ai!
– Bà mẹ đáp
– Người đã thương xót tôi, vậy bà cũng rủ lòng thương bảo cho tôi biết con tôi đi đâu.
Bà già nói:
– Tôi không biết mặt nó, còn bà thì không trông thấy gì. Biết bao nhiêu cây, bao nhiêu hoa đã héo tàn trong đêm qua. Thần Chết lát nữa sẽ đến trồng lại. Chắc bà biết rằng mỗi người có một gốc cây hay một bông hoa tượng trưng cho sinh mệnh của mình. Ở đây, những cây hoa ấy chẳng có gì khác thường nhưng chúng có một trái tim và trái tim ấy đập hẳn hoi. Tim trẻ con cũng đập. Đấy, bà cứ tìm đi ! Có lẽ bà sẽ nhận ra nhịp tim của con bà đấy. Nhưng nếu bà muốn tôi hướng dẫn thêm cho bà thì bà tạ ơn tôi bằng cái gì nào?
Bà mẹ tội nghiệp than thở:
– Tôi chẳng còn cái gì để cho nữa, nhưng nếu cần, tôi có thể theo người đến tận cùng thế giới.
– Tôi đến đấy làm gì kia chứ? Bà còn có thể cho tôi mớ tóc dài đen nháy của bà. Bà thừa biết bộ tóc ấy đẹp lắm. Tôi rất thích bộ tóc ấy và sẽ cho bà bộ tóc bạc của tôi. Thế là đổi hòa đấy.
Bà mẹ nói:
– Nếu bà chỉ đòi hỏi có thế thôi thì tôi rất vui lòng.
Rồi bà trao mớ tóc đen cho bà cụ và nhận lấy mớ tóc bạc.
Hai người bước vào vườn kính rộng lớn của Thần Chết. Nơi đó có rất nhiều cây cỏ mọc lung tung. Có những cây dạ lan hương mảnh dẻ mọc trong lồng hình chuông bằng thủy tinh. Có những bông thược dược to và mập mạp. Có những cây mọc dưới nước, cây thì xanh tươi, cây thì khô cằn, hàng bầy rắn nước quấn mình quanh gốc. Đây là những cây cọ, cây tiêu huyền mộc; kia là đám mùi và xạ hương. Mỗi cây, mỗi hoa đều mang một tên người, mỗi cây, mỗi hoa tượng trưng cho một kiếp người hiện đang sống bên Trung Quốc, ở Gơrôenlăng hoặc khắp nơi trên Trái Đất.
Lại có những cây lớn trồng trong chậu nhỏ đang đe dọa phá vỡ chậu. Ngược lại, có những cây con cằn cỗi lại được trồng trong khoảng đấy xới xắn mịn màng, phủ rêư xanh mượt. Người mẹ đau khổ cúi rạp xuống từng gốc cây, tìm đến tận từng gốc nhỏ nhất, lắng nghe nhịp đập từng trái tim của chúng. Và giữa muôn ngàn trái tim ấy bà đã nhận ra tiếng đập của trái tim đứa con mình.
– Con tôi đây rồi ! Bà reo lên, tay chìa trên một gốc kỵ phù nhỏ bé màu lam, dáng ốm yếu, thân nghẹo sang một bên.
Bà già ngăn lại:
– Chớ đụng vào hoa. Cứ đứng ở đây. Chắc chắn lát nữa Thần Chết sẽ về. Đừng cho Thần nhổ cây hoa này. Cứ dọa là bà sẽ nhổ hết cây cỏ ở quanh đây, Thần Chết sẽ sợ, vì Thần chịu trách nhiệm trước Thượng Đế về các cây cỏ ở đây; không có lệnh của Người thì không ai được nhổ một cây nào cả.
Ngay lúc đó, nổi lên một cơn gió lạnh buốt. Bà mẹ cảm thấy rằng thần Chết đã đến.
Thần hỏi:
– Sao ngươi lại có thể tìm được đuờng đến tận đây, mà lại đến trước cả ta ?
– Ta là mẹ!
Thần Chết vươn bàn tay dài ngoằng về phía cây hoa mảnh dẻ, nhưng bà mẹ vòng đôi bàn tay giữ lấy cây, hết sức che chở cho cây không bị nhàu nát một lá nào. Thần Chết hà hơi vào tay bà mẹ; bà cảm thấy lạnh buốt hơn gió bấc làm rụng rời cả đôi tay.
– Ngươi không chống lại được ta đâu – Thần Chết dọâ.
Bà mẹ trả lời:
– Nhưng còn có Thượng Đế.
Thần Chết nói:
– Ta cũng chỉ tuân theo lệnh của Thượng Đế mà thôi. Ta trông nom khu vườn của Người. Ta mang cây cỏ hoa lá ở đây đi cũng chỉ để đem trồng lại vào khu vườn trên Thiên Đàng, còn mọi việc xảy ra trên ấy, hoa cỏ mọc thế nào, ta không được nói với ngươi.
Bà mẹ nức nở van xin:
– Giả con cho tôi.
Đồng thời mỗi tay bà túm lấy một bông hoa gần đấy rồi thét lên :
– Nếu tuyệt vọng tôi sẽ nhổ hết hoa ở đây.
Thần Chết bảo:
– Chớ có đụng vào. Ngươi nói rằng ngươi đau khổ mà ngươi lại muốn làm cho một người mẹ khác đau khổ hay sao?
Người mẹ khác? Bà mẹ đau thương buông hai bông hoa ra.
Thần Chết nói thêm:
– Đây là đôi mắt của ngươi. Thấy chúng lóng lánh sáng ngời dưới đáy hồ ta đã vớt lên. Ta biết đó là đôi mắt của ngươi. Hãy lấy lại đi. Đôi mắt ấy trong sáng hơn trước rất nhiều. Hãy nhìn vào lòng giếng gần đây, ta sẽ cho ngươi biết tên hai bông hoa ngươi vừa định ngắt. Ngươi sẽ thấy rõ cả cuộc đời quá khứ và tương lai của chúng, thấy rất rõ tất cả những gì mà ngươi sắp hủy hoại.
Bà mẹ nhìn xuống lòng giếng. Bà thấy từ một trong hai bông hoa ánh lên một niềm vui đầy hạnh phúc, còn cuộc đời của bông hoa kia chỉ toàn những cảnh trầm luân, khổ ải, nghèo khó, khốn cùng.
Thần Chết nói:
– Kiếp hoa này cũng như kiếp hoa kia, đều do ý của Thượng Đế cả.
Người mẹ nói:
– Thế hoa nào là hoa bất hạnh, hoa nào là hoa diễm phúc?
Thần Chết đáp:
– Ta không thể tiết lộ được thiên cơ. Nhưng ngươi cần biết rằng một trong hai bông hoa đó chính là bông hoa của con ngươi, là hình ảnh tương lai của nó.
Bà mẹ thét lên:
– Hoa nào trong hai bông là hoa của con tôi ? Hãy bảo cho tôi biết. Nếu đời nó sau này sẽ đau khổ thì xin hãy mang nó đi, mang ngay nó về chốn Thiên Đàng ! Xin hãy quên những dòng nước mắt của tôi, quên những lời tôi đã cầu nguyện, quên cả những lời tôi đã nói và những việc tôi đã làm!
Rồi bà vặn vẹo đôi bàn tay, quỳ xuống và cầu khẩn:
– Cúi xin Thượng Đế đừng nghe lời tôi nếu tôi có cầu khẩn những lời trái với ý Người. Xin người đừng nghe tôi.
Rồi bà gục đầu xuống ngực.
Thế là Thần Chết mang đứa bé tới cái xứ sở xa lạ mà bà mẹ đã nói đến ban nãy.
Theo: thiết bị mầm non
Cô bé chăn ngỗng
Cô bé chăn ngỗng
Hans Christian Andersen
Cô bé chăn ngỗng truyện cô bé chăn ngỗng doc truyen cô bé chăn ngỗng truyen tranh cô bé chăn ngỗng xem truyen cô bé chăn ngỗng truyen hay cô bé chăn ngỗng anh cô bé chăn ngỗng chuyện cô bé chăn ngỗng công chúa chăn ngỗng
Ngày xưa, có một bà hoàng hậu tuổi đã cao. Đức vua chết đã lâu, bà có một cô con gái rất xinh đẹp. Khi lớn lên, nàng được hứa hôn với một chàng hoàng tử con vua một nước xa xôi. Đã đến lúc tổ chức lễ cưới, nàng công chúa chuẩn bị sẵn sàng đi nước xa lạ. Mẹ nàng chuẩn bị cho nàng những vật quý giá: đồ trang sức, vàng, bạc, cốc, châu ngọc, tóm lại là tất cả những gì xứng đáng làm của hồi môn cho một công chúa vì mẹ nàng rất mực yêu nàng. Mẹ nàng gửi gắm một thị nữ có nhiệm vụ dẫn nàng đi đến chỗ ở của người chồng chưa cưới. Mỗi người cưỡi một con ngựa. Ngựa công chúa cưỡi tên là Pha-la-da, biết nói. Đến lúc chia tay, bà hoàng vào trong phòng ngủ, lấy một con dao con chích ngón tay, để chảy ba giọt máu. Bà cho máu nhỏ xuống một cái khăn trắng nhỏ, đưa cho con gái và dặn :
>>> Những bông hoa của cô bé Ida
>>> Con lợn ống tiền – Truyện cổ Andersen
>>> đồ dùng đồ chơi tự tạo cấp cơ sở
“Con thân yêu, hãy giữ gìn cẩn thận cái khăn này, nó sẽ có ích cho con trên đường đi”.
Hai mẹ con buồn bã từ biệt nhau. Công chúa để cái khăn áp trước ngực, nhảy lên yên ngựa để đi đến nơi ở của người yêu. Sau khi đã đi được một tiếng, cô cảm thấy khát khô họng, cô bảo thị nữ :
– Em hãy xuống ngựa, lấy cốc của ta múc nước suối kia và mang lại đây cho ta, ta khát nước lắm.
– Nếu cô khát, thị nữ trả lời, thì hãy tự nhảy xuống, rồi vươn người ra trên mặt nước mà uống. Tôi không phải là đầy tớ của cô.
Công chúa khát lắm, bèn xuống ngựa, cúi xuống dòng nước suối để uống nước. Nàng không dám uống nước bằng cốc vàng.
– Trời ơi ! – nàng kêu to. Ba giọt máu trả lời cô :
– Nếu mẹ cô biết sự tình thế này, thì hẳn tim bà sẽ tan nát trong ngực.
Nhưng công chúa là người can đảm. Nàng không nói gì và lại nhảy lên ngựa. Ngựa phi nước đại được vài dặm. Trời thì nóng nực, chẳng mấy chốc nàng lại khát nước. Tới một con sông, nàng bảo thị nữ :
– Em hãy xuống ngựa và cho ta uống nước bằng cái cốc vàng.
Cô đã quên đứt những lời độc ác của thị nữ. Nhưng thị nữ lại trả lời ngạo mạn hơn :
– Nếu cô khát thì hãy đi mà uống nước một mình, tôi không phải là đầy tớ của cô.
Công chúa khát quá, nhảy xuống ngựa, cúi xuống dòng nước chảy xiết, khóc và kêu lên:
– Trời ơi !
Ba giọt máu liền đáp lại :
– Nếu mẹ cô biết sự tình thế này thì hẳn tim bà sẽ tan nát trong ngực.
Trong khi cô cúi xuống để uống thì cái khăn có ba giọt máu, tuột khỏi ngực cô và trôi theo dòng nước mà cô không hay biết gì, vì lúc đó cô rất sợ hãi. Thị nữ thì lại trông thấy hết và nó rất vui mừng là từ giờ trở đi công chúa sẽ bị nó trị. Từ lúc đánh mất ba giọt máu, công chúa trở nên yếu đuối, không đủ sức tự bảo vệ nữa. Khi nàng định trèo lên con ngựa Pha-la-da thì thị nữ bảo :
– Tôi sẽ cưỡi con Pha-la-da, còn cô, cô hãy cưỡi con ngựa tồi của tôi.
Công chúa đành làm vậy. Tiếp đó thị nữ ra lệnh, lời lẽ gay gắt, bắt nàng phải cởi quần áo hoàng cung ra và mặc quần áo của nó vào. Cô lại phải thề có trời là khi đến cung điện sẽ không nói lộ gì ra. Nếu cô không chịu thề thì nó sẽ giết chết cô tại chỗ. Nhưng con Pha-la-da đã quan sát tất cả và ghi nhớ tất cả.
Thị nữ thì cưỡi con Pha-la-da, còn công chúa thì cưỡi con ngựa tồi. Họ lại tiếp tục đi, cuối cùng đến lâu đài nhà vua. Ở đấy, mọi người rất vui mừng khi họ tới, và hoàng tử vội chạy đến tận nơi đón họ, đỡ thị nữ xuống ngựa, vì tưởng rằng đó là vợ chưa cưới của mình. Thị nữ đi lên bậc thang lâu đài, còn nàng công chúa thì phải đứng lại ngoài thềm lâu đài. Vua cha nhìn ra, qua cửa sổ thấy nàng duyên dáng và tuyệt đẹp. Người vào trong cung và hỏi cô gái được coi là vợ chưa cưới của hoàng tử xem cô gái đứng ngoài sân là ai.
– Tâu vua cha, con đã gặp cô gái đó trên đường đi và con đã đưa cô ta đi cùng để đỡ lẻ loi một mình. Xin vua cha cho cô ta làm việc gì đó để cô ta khỏi phải vô công rỗi nghề.
Nhưng vua cha không có việc gì giao cho cô làm cả. Người bảo:
– Ở ngoài kia, ta có một thanh niên chăn ngỗng, hãy để cô ấy giúp việc anh ta vậy.
Chàng thanh niên tên là Cuốc. Vợ chưa cưới của hoàng tử phải giúp anh chăn ngỗng.
Ít lâu sau, vợ chưa cưới giả tâu với hoàng tử:
– Chàng thân yêu ơi, em muốn một điều, chàng hãy làm vui lòng em nhé!
Hoàng tử nói:
– Được thôi!
– Chàng hãy cho gọi người thợ lột da đến đập chết con ngựa em cưỡi đến đây, vì trong khi đi đường nó đã làm em bực tức.
Thật ra thì nó sợ con ngựa kể lại cách nó đối xử với công chúa. Đến lúc con ngựa trung thành Pha-la-da phải chết thì công chúa được tin. Nàng hứa với người thợ lột da là sẽ bí mật biếu anh một đồng tiền bạc nếu anh giúp nàng một việc nhỏ. Trong đô thị có một cái cổng to rất tối, hàng ngày, sớm tối nàng phải dẫn đàn ngỗng đi qua. Nàng xin người thợ lột da hãy đóng đanh treo đầu con Pha-la-da vào cái cổng ấy để nàng có thể luôn luôn trông thấy nó. Người thợ lột da hứa sẽ làm, bác đóng đanh chặt cái đầu con ngựa vào dưới cái cổng tối om.
Sáng sớm, khi cùng Cuốc đi qua cổng, cô bảo cái đầu :
“Ôi, Pha-la-da, mày bị treo ở đây ư?”
Cái đầu trả lời:
“Ôi ! Nàng công chúa của tôi, nàng qua đây ư?
Nếu mẹ nàng biết nông nỗi này
Tim mẹ sẽ vỡ tan tành”.
Lặng lẽ, cô đi khỏi đô thị, dẫn đàn ngỗng ra cánh đồng. Đến đồng cỏ, cô ngồi xuống và rũ tóc ra. Tóc cô óng ánh như vàng nguyên chất và Cuốc rất thích nhìn mớ tóc ấy lóe sáng. Anh muốn nhổ vài cọng tóc. Công chúa bèn nói :
“Ta khóc đây, ta không đây! Hỡi làn gió nhẹ,
Hãy cuốn cái mũ của Cuốc đi!
Cho đến khi nào tóc ta chải và tết xong”.
Tức thì gió thổi mạnh cuốn đi cái mũ của Cuốc. Anh ta chạy theo ngay. Khi anh trở về thì công chúa đã chải đầu xong và anh không nhổ được sợi tóc nào. Anh rất bực và không nói năng gì với cô nữa. Họ lại tiếp tục chăn ngỗng đến chiều, rồi cùng về nhà.
Sáng sớm hôm sau, khi lùa đàn ngỗng qua cổng, cô gái nói :
“Ôi, Pha-la-da, mày bị treo ở đây ư?”
Đầu ngựa trả lời :
“Ôi ! Nàng công chúa của tôi, nàng qua đây ư?
Nếu mẹ nàng biết nông nỗi này
Tim mẹ sẽ vỡ tan tành”.
Đi ra khỏi đô thị, cô lại ngồi trên đồng cỏ và lại rũ tóc ra chải. Cuốc muốn nắm lấy mớ tóc. Cô vội vàng nói :
“Ta khóc đây, ta không đây! Hỡi làn gió nhẹ,
Hãy cuốn cái mũ của Cuốc đi!
Cho đến khi nào tóc ta đã chải và tết xong”.
Gió nổi lên, cuốn cái mũ đi. Cuốc phải chạy theo. Khi anh ta về thì cô đã chải đầu xong từ lâu, và anh không nắm được mớ tóc ấy. Và rồi hai người lại cùng chăn ngỗng đến chiều.
Nhưng chiều hôm ấy, về tới nhà, Cuốc đến gặp vua cha, và tâu :
– Kính thưa hoàng thượng, con không thể chăn ngỗng với cô gái này nữa.
– Tại sao vậy?, vua hỏi.
– Suốt ngày cô ta làm con bực mình!
Vua cha bảo anh kể lại sự việc đã xảy ra. Cuốc nói :
– Buổi sáng, chúng con dẫn đàn ngỗng qua cái cổng tối om, ở đấy, có một cái đầu ngựa treo trên tường, cô ta nói với nó:
“Ôi, Pha-la-da, mày bị treo ở đây ư?”
Cái đầu trả lời:
“Ôi ! Nàng công chúa của tôi, nàng qua đây ư?
Nếu mẹ nàng biết nông nỗi này
Tim mẹ sẽ vỡ tan tành”.
Và Cuốc kể các sự việc đã xảy ra ở cánh đồng chăn ngỗng và tại sao anh ta lại phải chạy theo cái mũ. Vua cha dặn anh ngày hôm sau cứ đi chăn ngỗng như thường lệ. Sáng sớm, ngài thân chinh đến dưới cái cổng tối om và nghe được những câu cô gái nói với cái đầu Pha-la-da. Ngài theo ra cánh đồng và nấp vào một bụi cây. Chính mắt ngài trông thấy anh thanh niên và cô gái kia lùa ngỗng thế nào và sau một lúc cô gái ngồi xuống gỡ mớ tóc vàng xõa xuống lóe sáng. Rồi cô lại nói:
“Ta khóc đây, ta không đây! Hỡi làn gió nhẹ,
Hãy cuốn cái mũ của Cuốc đi!
Cho đến khi nào tóc ta chải sóng mượt và tết xong”.
Một cơn gió thổi mạnh, cuốn cái mũ đội đầu của Cuốc đi. Anh phải chạy theo rất xa. Cô gái chăn ngỗng chải tóc và cuốn thành những búp. Vua cha nhìn thấy tất cả. Không ai nhận ra ngài vì ngài rời khỏi nơi đó.
Chiều đến, cô gái về nhà, ngài cho gọi cô đến và hỏi tại sao cô lại làm như thế.
– Tâu bệ hạ, con không thể nói được, cô trả lời. Con không thể kể nỗi khổ của con với bất cứ ai trên thế gian này, con đã thề như vậy để khỏi bị người ta giết.
Vua cha ép cô nói, nhưng ngài không biết được gì thêm. Ngài bèn nói :
– Nếu con không muốn nói với ta thì con hãy kể nỗi khổ của con với cái bếp lò này.
Rồi ông bỏ đi. Cô đến ngồi gần cái bếp lò, than khóc, thổ lộ tâm gan.
– Ta ngồi đây, bị cả thế gian ruồng bỏ, dù ta là con vua. Một con thị nữ ác độc đã áp bức ta, bắt ta đổi cho nó quần áo hoàng cung. Nó đã thay thế ta để làm vợ chưa cưới của người yêu ta, và ta bắt buộc phải làm công việc bình thường của người chăn ngỗng. Nếu mẹ ta biết nông nỗi này, tim bà sẽ tan nát.
Vua cha đứng ở phía tường bên kia gần ống thông hơi, ngài đã nghe thấy hết. Ngài trở về và gọi cô hãy rời cái lò và đến gặp ngài.
Người ta mang đến cho cô quần áo hoàng cung, cô mặc vào đẹp như có phép lạ. Vua cho gọi con trai đến và bảo cho con biết về cô vợ chưa cưới giả mạo. Cô người yêu thật đứng trước mặt chàng, đấy là cô gái chăn ngỗng.
Hoàng tử thấy cô rất đẹp và phúc hậu nên lòng tràn ngập niềm vui. Một bữa tiệc được sửa soạn để mời tất cả bạn bè thân thuộc. Hoàng tử và công chúa ngồi ở đầu bàn, trước mặt họ là con thị nữ. Nó bị choáng ngợp và không nhận ra cô chủ trang sức lộng lẫy. Khi họ đang ăn uống vui vẻ, vua cha ra một câu đố cho thị nữ. Nó phải trả lời là một người đàn bà lừa dối chủ sẽ bị xử tội thế nào. Ngài kể các sự kiện đã xảy ra và hỏi nó:
– Như thế sẽ xứng đáng với hình phạt gì?
– Nó xứng đáng phải đuổi đi khỏi đất nước.
– Kẻ ấy chính là mày, vua cha nói. Mày đã ra bản án xử tội mày, mày sẽ bị xử tội như mày nói.
Sau khi hình phạt được thi hành, hoàng tử cưới nàng công chúa làm vợ và họ trị vì đất nước trong hòa bình và hạnh phúc.
Theo: đồ chơi mầm non
Những bông hoa của cô bé Ida
Những bông hoa của cô bé Ida
Hans Christian Andersen
Cô bé Ida lẩm bẩm :
– Những bông hoa tội nghiệp của mình héo tiệt cả rồi. Mới tối qua còn đẹp là thế mà hôm nay đã tàn ! Tại sao thế, anh nhỉ ?
Em cất tiếng hỏi một anh sinh viên, một người bạn lớn tuổi của em, đang ngồi trên một chiếc trường kỷ nghe em nói. Anh sinh viên biết nhiều chuyện hay và đang cắt bìa cứng thành những hình ngộ nghĩnh : nào là quả tim, bên trên có các bà tí hon đang nhảy múa, nào là hoa, nào là lâu đài nguy nga có cửa sổ mở ra mở vào được.
>>> Con quỷ sứ của ông hàng tạp hóa
>>> Giăng bị thịt – Hans Christian Andersen
>>> Cô bé tí hon
– Tại sao hoa của em hôm nay có vẻ buồn rầu ủ rủ ư ? Là vì đêm qua chúng đi khiêu vũ chứ sao !
– Hoa thì nhảy làm sao được hở anh ?
– Có chứ ! Đến lúc tối mịt, khi chúng ta đi ngủ, chúng vui chơi, nối thành vòng tròn, nhảy múa với nhau. Hầu như đêm nào chúng cũng có dạ hội khiêu vũ, em ạ !
– Ở đấy họ có cho trẻ con vào không, anh ?
– Có. Cả hoa cúc và linh lan nữa
– Hoa nhảy ở chỗ nào cơ ?
– Em có đến trước của lâu đài nghỉ mát mùa hè của nhà vua, nơi có một khu vườn ta trồng vô vàn hoa, bao giờ chưa ? Chắc em đã trông thấy những con thiên nga bơi lại gần em khi em vứt bánh mì cho chúng đấy chứ ? Đấy, dạ hội khiêu vũ tổ chức ở chỗ ấy đấy !
– Hôm qua em có đi cùng với mẹ em vào khu vườn ấy, nhưng chả có cái cây nào còn lá, hoa cũng không. Chúng đi đâu hả anh ? Hồi hè, em thấy bao nhiêu là hoa cơ mà !
– Chúng ở trong lâu đài chứ ở đâu ! Em phải biết : hễ vua và triều đình trở về kinh đô thì các hoa liền vui vẻ chạy từ vườn vào lâu đài ngay. Chà ! Giá em được nhìn thấy chúng nhỉ ? Hai bông hồng đẹp nhất ngồi lên ngai và trở thành vua và hoàng hậu. Thược dược đứng sang một bên rồi vái lạy “chúng là thị thần”. Rồi tất cả các hoa đẹp nhất cùng kéo nhau đến và cuộc dạ hội khiêu vũ bắt đầu. Những bông hoa violet tím xanh tượng trưng cho những lính thủy trẻ tuổi. Chúng nhảy với những bông dạ hương lan và kỵ phù lam mà chúng gọi là tiểu thư ! Các bông uất kim hương và bách hợp đỏ to tướng là những bà già đứng coi sóc cho mọi người nhảy đứng đắn và mọi việc đâu vào đấy.
Bé Ida hỏi :
– Nhưng các hoa đến nhảy trong lâu đài của vua mà không ai nói gì hả anh ?
– Chẳng ai hề biết gì. Trong những đêm hè, có người quản lý già vẫn đến lâu đài tuần tra đấy. Ông ta đeo một chùm chìa khoá lớn, nhưng các bông hoa vừa nghe thấy tiếng chìa khóa va nhau loẻng xoẻng, chúng liền im lặng trốn sau bức rèm và chỉ thò đầu ra thôi. “Hình như có mùi hoa thơm đâu đây thì phải ?”, cụ quản lý già nói thế, nhưng không thể trông thấy hoa.
– Vui quá ! Ida vừa nói vừa vỗ tay. Nhưng còn em, em có nhìn thấy hoa được không ?
– Có chứ. Chỉ cần nhìn qua cửa kính là sẽ thấy hoa. Hôm nay anh cũng đã làm như vậy. Anh đã trông thấy một bông hoa thủy tiên vàng đứng vươn vai trên một cái ghế bành. Đó là một cung nữ.
– Thế các hoa có ra ngoài vườn bách thảo được không ? Chúng có đi nổi quãng đường dài như vậy được không anh ?
– Nhất định là được chứ. Hoa muốn bay cũng được nữa là. Em không nhìn thấy các chim mùa hè, lông đỏ, lông vàng và lông trắng ư? Chúng giống như hoa, vì truớc kia chúng là hoa đấy. Chỉ khác ở chỗ chúng là những bông hoa đã bay rời khỏi cọng, cánh hoa vẫy vùng như thể cánh chim. Nếu chúng ngoan ngoãn, chúng sẽ được phép bay cả lúc ban ngày và không phải quay trở lại sống lặng lẽ trên các cọng nữa; cuối cùng, các cánh hoa cứ thế trở thành những cánh chim thật. Chắc em cũng đã nhìn thấy rồi chứ ? Vả lại, rất có thể là những bông hoa trong vườn bách thảo chưa bao giờ vào lâu đài của nhà vua và không biết trong ấy người ta chơi vui đến thế lúc đêm khuya.
Bây giờ anh bảo em cái này: có cách trêu một vố cho ông giáo sư thực vật học, nhà ở gần đấy (em biết ông ấy chứ ?) Khi vào đến vườn, em sẽ mách cho một bông hoa biết là có đại hội khiêu vũ trong lâu đài. Nó sẽ kể lại với các hoa khác và tất cả sẽ đi dự. Lúc ấy, nếu giáo sư vào vườn bách thảo thì sẽ không thấy một bông hoa nào nữa và cũng không thể biết chúng đã đi đâu.
– Nhưng hoa chuyện trò với nhau làm sao được ? Chúng biết nói hả anh ?
Anh sinh viên nói :
– Không, chúng không biết nói hẳn hoi đâu, nhưng chúng ra hiệu cho nhau. Em không bao giờ thấy khi có gió, các hoa vẫn cúi chào và nghiêng nghiêng những đài hoa màu xanh của chúng hay sao ? Đối với chúng, đó là một thứ ngôn ngữ dễ hiểu chẳng kém gì ta nói với nhau.
Bé Ida hỏi :
– Thế chúng ra hiệu cho nhau như thế, ông giáo sư có hiểu được không ?
– Hiểu quá đi chứ. Có một buổi sáng ông ta xuống vườn và thấy một cây tầm ma lớn đang lấy lá ra hiệu bảo một bông hoa cẩm chướng bé, màu đỏ như thế này : “Cô xinh lắm, tôi yêu cô tha thiết”. Giáo sư tức giận bèn đánh vào cây tầm ma, tức là đánh vào ngón tay tầm ma, nhưng đâm ngay phải gai, phồng cả tay và từ dạo ấy trở đi ông ta không bao giờ dám đụng đến một cây tầm ma nào nữa.
– Buồn cười quá nhỉ !
– Cô bé Ida vừa nói vừa cười
– Ai lại đem những chuyện như thế nhồi vào óc trẻ con bao giờ !
Ông hội thẩm, tính hay gắt gỏng, vừa đến chơi, ngồi vào ghế trường kỷ mà nói vậy.
Ông ta không ưa anh sinh viên và mắng anh ta luôn về cái tội cắt những hình thù ngộ nghĩnh: khi thì cắt một người lủng lẳng trên giá treo cổ, tay cầm một quả tim, ý giả là một tên ăn trộm tim; khi thì cắt một mụ phù thủy già đang cưỡi một con ngựa bằng cán chổi và công kênh anh chồng trên mũi.
Ông hội thẩm không chịu được cái trò trẻ con ấy và đã thêm một lần nữa:
– Ai lại đem những câu chuyện như thế nhồi vào óc trẻ con bao giờ !
Nhưng cô bé Ida thấy chuyện anh sinh viên kể về hoa ấy rất thú vị. Lúc nào em cũng nghĩ đến chuyện ấy và tin là các bông hoa của em rũ đầu xuống như thế là dĩ nhiên, vì đã nhảy suốt đêm, do đó đâm ra ốm.
Em cầm hoa lên và đến thăm các đồ chơi mầm non khác đặt trên cái bàn xinh xắn. Ngăn kéo đầy những đồ chơi. Trong cái giường búp bê, con Xôphi của em đang ngủ.
Ida bảo:
– Xôphi dậy đi ! Đêm nay chịu khó ngủ trong ngăn kéo nhé ! Những bông hoa tội nghiệp này đang ốm. Có lẽ được nằm giường mày chúng sẽ đỡ chăng ?
Ida nhấc búp bê lên. Nó bĩu môi giận dỗi, chẳng nói, chẳng rằng. Nó cáu vì không được nằm giường, đắp chăn cho chúng rồi dỗ cho chúng nằm im để em còn đi pha nước chè cho chúng. Đến mai chúng sẽ khỏi và có thể dậy được. Rồi em kéo màn che chiếc giường nhỏ để nắng khỏi làm chói mắt chúng. Suốt cả buổi tối, Ida không thể không suy nghĩ đến câu chuyện anh sinh viên đã kể cho em nghe. Em phải ghé mắt qua rèm cửa sổ nhìn những bông hoa xinh đẹp của mẹ em để đấy rồi mới đi ngủ được.
Em bảo chúng :
– Mình biết lắm đêm nay các cậu sẽ đi dự hội khiêu vũ !
Các hoa làm như không hiểu gì và không động đậy một chiếc lá nào cả: nhưng Ida không lạ gì, vì em biết tỏng ra rồi. Lên giường nằm mà em vẫn mơ ước hồi lâu: giá được xem các bông hoa kiều diễm khiêu vũ trong lâu đài của nhà vua thì thích phải biết ! Em tự hỏi. “Các bông hoa của ta đã có đi dự hội thật không nhỉ ? ”
Nhưng rồi em cũng ngủ thiếp đi.
Nửa đêm em bỗng bừng tỉnh giấc. Em vừa mơ thấy anh sinh viên và các bông hoa. Ông hội thẩm đang quở trách anh sinh viên là đã nhồi cho cô bé những ý nghĩ dở hơi. Căn phòng của Ida im lặng như tờ. Ngọn đèn đêm leo lét trên bàn, bố và mẹ đang ngủ.
Em tự hỏi :
– Các bông hoa của ta có còn nằm trên giường của Xophi không nhỉ ? Phải xem xem mới được.
Em nhổm dậy và nhìn qua cửa buồng vẫn đang hé mở. Em lắng tai và hình như nghe tiếng đàn dương cầm vẳng ra từ phòng bên, tiếng đàn rất hay, em chưa thừng nghe thấy tiếng đàn nào hay bằng.
– Chắc hẳn các hoa đang khiêu vũ ! Trời ! Phải đi xem mới được !
Em không dám động đậy, sợ làm mất giấc ngủ của bố mẹ.
– Chỉ ước gì các hoa đến đây !
Nhưng các hoa không muốn đến. Âm nhạc vẫn tiếp tục. Ida không cầm lòng nổi nữa. Em tuồn ra khỏi giường, nhẹ nhàng bước ra đến tận cửa và nhìn vào phòng bên cạnh. Ôi chao ! Em được xem thích quá !
Trong ấy không có đèn ngủ, nhưng ánh trăng chiếu qua cửa sổ sáng vằng vặc như ban ngày.
Dạ hương lan và uất kim hương xếp thành hai hàng trên sàn nhà; trên cửa sổ chỉ còn chậu hoa trống không. Các hoa đang nhảy vòng tròn giữa phòng, bông nọ nắm lắy những lá xanh dài của bông kia. Một bông bách hợp vàng đang chơi dương cầm. Chắc bé Ida đã trông thấy nó trong vụ hè vừa rồi, em còn nhớ rõ ràng câu anh sinh viên nói về nó :
– Kìa, nom cứ như cô Lin ấy !
Lúc ấy mọi người đều cười, nhưng giờ đây Ida cũng cảm thấy bông hoa to màu vàng ấy trông giống cô Lin thật.
Tư thế chơi đàn của hoa chẳng khác gì cô thiếu nữ ấy. Khuôn mặt trái xoan cũng nghiêng bên này nghiêng bên nọ và cái đầu cũng gật gật đánh nhịp.
Không ai trông thấy Ida. Một bông hoa kỵ phù lam dài từ mặt bàn để đồ chơi đi đến chỗ giường búp bê, vén tấm rèm che các bông hoa ốm lên.
Chúng liền đứng dậy ngay lập tức và ra hiệu muốn nhảy với các hoa khác. Chúng thích nhảy quá trông không còn vẻ gì là ốm yếu nữa.
Bỗng nhiên hình như có cái gì rơi từ trên bàn xuống. Đó là những “que lễ Mùa chay” vừa mới nhảy xuống đất. Chúng cũng tự coi là hoa như ai.
Trên mỗi đầu que có buộc một con búp bê nhỏ bằng sáp, đầu đội một chiếc mũ rộng bè ra, giống hệt như mũ ông hội thẩm. Các que nhảy giữa đám hoa bằng ba cái cẳng đỏ của chúng.
Chúng làm ồn cả lên, vì chúng nhảy điệu Maduyêcka. Các hoa khác không biết nhảy điệu ấy vì hoa nhẹ quá, không dậm nhịp chân được.
Con búp bê bằng sáp vươn mình lên, quay trên các bông hoa giấy cài ở thắt lưng. Nó kêu :
– Ai lại đem những cái dại dột như thế dạy trẻ con bao giờ ?
Lúc ấy nom nó giống hệt ông hội thẩm với chiếc mũ bè của ông, cũng đỏ mặt và tức giận như ông ta. Các bông hoa giấy đập vào chân nó. Nó bèn thôi nhảy và lại trở thành con búp bê như cũ.
Dáng điệu con búp bê lúc ấy ngộ nghĩnh đến nỗi bé Ida cứ cười rũ ra. Mỗi khi con búp bê nhảy ông hội thẩm cứ phải nhảy theo, muốn làm ra vẻ người lớn hay trẻ con cũng cứ phải nhảy.
Các hoa phải xin dùm cho ông, nhất là những bông hoa đã nằm trong giường búp bê. Các que cắm búp bê cũng ngả lòng.
Vừa lúc đó từ ngăn kéo đựng con búp bê Xôphi của Ida và các đồ chơi khác phát ra một tiếng động to. Con rối máy lưng gù bụng phệ cúi xuống cạnh bàn, bò sát đất đến mở ngăn kéo.
Xôphi chui đầu ra ngoài, nhìn quanh và nói :
– Ơ kìa ! Có khiêu vũ làm sao lại không ai bảo cho tôi biết trước thế ?
Chú rối máy lưng gù bụng phệ hỏi luôn :
– Cô có muốn nhảy với tôi không ?
– Thế à ! Nom bộ dạng anh thật đúng là vũ nữ đấy – Xôphi vừa trả lời vừa quay ngoắt đi.
Nó ngồi xuống, nghĩ bụng thế nào chả có một đóa hoa đến mời nhảy.
Chẳng hoa nào đến. Nó bèn đằng hắng : “Hừm ! Hừm ! Hừm !” . Công toi !
Chú rối máy lưng gù bụng phệ đã bắt đầu nhảy một mình, cũng không đến nỗi vụng lắm, thật đấy !
Vì thấy hình như chẳng ai để ý đến nó, Xôphi bèn gieo mình từ trên ngăn kéo xuống.
Thế là náo động cả lên !
Tất cả các hoa đều chạy đến hỏi Xôphi có đau không. Hoa nào cũng ân cần. Nhất là những hoa đã nằm nhờ giường nó.
Xôphi không việc gì. Những bông hoa của Ida cám ơn Xôphi, nâng nó dậy và khiêu vũ với nó. Những bông hoa khác nhảy thành một vòng chung quanh những hoa của Ida. Xôphi mê tít; nó bảo với các bạn mới của nó cứ giữ lấy giường nó mà nằm. Nó nằm trên ghế trường kỷ là dễ chịu lắm rồi.
Các hoa đáp :
– Cám ơn bạn lắm ! Nhưng chúng tôi không sống lâu được đâu. Đến mai chúng tôi sẽ chết. Nhưng nhớ nói với bé Ida chôn chúng tôi cùng một chỗ ngoài vườn với con bạch yến của cô ấy nhé. Đến hè sang năm chúng tôi sẽ mọc lại và sẽ còn đẹp hơn bây giờ kia !
– Không, các bạn sẽ không chết đâu, Xôphi vừa nói vừa ôm hôn chúng.
Vừa lúc đó, cửa phòng mở ra và cả một lũ hoa vừa nhảy vừa đi vào.
Ida không hiểu chúng nó từ đâu đến. Chắc hẳn là những bông hoa trong lâu đài của nhà vua. Hai bông hồng lộng lẫy đội mũ miện dẫn đầu. Đó là vua và hoàng hậu,.
Rồi đến những bông cẩm chướng xinh đẹp cúi chào bốn phía.
Nhưng bông hoa thu mẫu đơn to tướng thổi kèn bằng vỏ đậu Hòa Lan đến nỗi đỏ mặt tía tai. Hoa muống và hoa bìm bìm xanh biếc rung lên, kêu như chuông. Thật là một dàn nhạc kỳ diệu.
Sau đó rất nhiều hoa khác vừa nhảy với nhau vừa tiến vào, nào violet tím xanh, nào cúc trắng, nào linh lan màu mỡ gà.
Rồi tất cả các hoa thân ái ôm hôn nhau.
Cuối cùng, chúng chúc nhau ngủ ngon.
Cô bé Ida trở về đi ngủ và mơ thấy tất cả những hình ảnh vừa qua.
Sáng hôm sau, vừa mở mắt, em đã chạy ngay ra bàn xem các hoa có còn đấy hay không. Em vén rèm che chiếc giường nhỏ lên. Các hoa vẫn còn đấy, nhưng héo hơn tối hôm qua nhiều. Xôphi nằm trong ngăn kéo, hôm qua đặt đâu, hôm nay vẫn nằm đấy, nhưng mặt trĩu xuống vì buồn ngủ. Bé Ida hỏi nhỏ :
– Mày có nhớ mày phải nói với tao điều gì không ?
Nhưng Xôphi vẫn giữ vẻ mặt ngây dại và không đáp lại lời nào.
– Như thế là không ngoan rồi. Mày đã chả được nhảy với tất cả các hoa là gì ?
Ida lấy một cái hộp bên ngoài có vẽ nhiều chim đẹp. Em mở hộp, đặt các hoa vào và bảo :
– Mộ của các bạn sẽ đẹp lắm. Khi nào các anh họ của tôi ở Nauy về đến đây, chúng tôi sẽ đem chôn các bạn ngoài vườn để đến mùa hè các bạn lại mọc lên, đẹp hơn cả bây giờ.
Những anh họ ở Nauy về là hai cậu bé khỏe mạnh tên là Giônat và Ađônphơ. Cha các cậu mới cho các cậu hai khẩu súng bắn chim. Các cậu định đem khoe với Ida.
Cô bé kể chuyện những bông hoa bị chết cho các cậu nghe và các cậu nhận lời đi chôn chúng.
Hai cậu vác súng đi truớc. Sau đến cô bé Ida bưng chiếc hộp đựng hoa. Họ đào một cái huyệt trong vườn. Ida chôn các bông hoa, rồi đặt chúng cùng với cái hộp xuống mộ.
Súng hỏa mai và sung thần công chẳng có. Giônat và Ađônphơ bắn súng hơi tống táng.
Theo: đồ chơi mầm non
Con lợn ống tiền – Truyện cổ Andersen
Con lợn ống tiền
Hans Christian Andersen
Truyện cổ Andersen, Truyện cổ Grim, Truyện cổ thế giới, truyện cổ tích việt nam, Truyện kể mầm non, Truyền thuyết và giai thoại
Căn phòng của trẻ con đầy những đồ chơi là đồ chơi.
(Truyện cổ Andersen) Trên mặt cái tủ nhiều ngăn kéo có một cái ống tiền bằng sành, hình con lợn. Dĩ nhiên là lợn ta có một cái khe sau lưng, và người ta đã lấy dao rạch rộng ra để có thể bỏ lọt cả đồng bạc vào được. Trong ống có hai đồng bạc, chưa kể đến vô khối tiền siling. Lợn ta chật ních những tiền đến nỗi lắc không kêu. Không thể nào bắt nó chứa thêm được nữa.
>>> Đôi giầy đỏ
>>> Em bé bán diêm
Bây giờ lợn ta được đặt trên nóc tủ. Nó đưa mắt nhìn khắp phòng để tỏ ra rằng với số tiền chứa trong bụng mình, nó có thể mua được tất cả các thứ đồ chơi trong buồng. Giàu đến như thế, làm gì chẳng kiêu ? Đây cũng đúng là dư luận của cả buồng, tuy rằng chẳng có ai nói ra, vì còn đang mải nói nhiều chuyện khác. Các ngăn kéo tủ để ngỏ. Trong đó có một con búp bê lớn hơi cũ, có một cái móc sắt sau gáy. Cô nàng nhìn quanh rồi lên tiếng : “Chúng ta chơi trò chơi người lớn nào ! Vui đáo để !”
Thế là ầm ĩ cả lên. Ngay cả các bức chân dung cũng quay mặt vào tường để tỏ ra mình cũng có hai mặt, nhưng không có ý phản đối đề nghị của búp bê.
Nửa đêm. Chị Hằng lấp lánh qua cửa kính và chiếu sáng không lấy tiền. Đã đến giờ khai mạc, tất cả đều được mời đến, kể cả chiếc xe nôi, tuy rằng nó thuộc loại đồ chơi hơi thô.
Xe nôi trần tình : “Người nào có cái hay của người ấy chứ! Có phải tất cả thiên hạ đều là con nhà quý phái cả đâu. Người ta chả thường nói người nào phận nấy, là gì?”
Chỉ có mỗi lợn ta nhận được một thiệp mời, vì người ta cho rằng nó vắt vẻo trên cao thế thì dù có kêu to lên mà mời nó cũng chẳng nghe thấy nào. Mặc dù thế, lợn cũng không trả lời có đến hay không, và, quả nhiên nó không đến. Nếu nó muốn, nó sẽ dự cuộc vui tại chỗ; thu xếp thế nào thì thu xếp ! Và mọi người đành phải chiều nó !
Lập tức người ta sửa soạn một cái sân khấu múa rối nhỏ vừa tầm để lợn có thể xem được. Đầu tiên là diễn kịch, sau đó là tiệc trà, rồi đến mấy trò chơi trong nhà. Cuộc vui bắt đầu.
Ngựa gỗ đọc một bài diễn thuyết ngắn về những vật bằng gỗ và tính chất quý phái của con nhà dòng dõi. Xê nôi nói về đường sắt và sức mạnh của hơi nước. Đấy là những vấn đề “tủ” của chúng nên chúng nói rất thạo. Đồng hồ quả lắc thuyết trình một vấn đề chính trị và lớn tiếng kết luận :
– Tích tắc ! Thời cơ đã đến !
Công chúng xì xào :
– Có lẽ chị ta không được khỏe lắm thì phải !
Một chiếc gậy bằng song Tây Ban Nha khoe khoang một cách kiêu hãnh cái đầu bịt sắt và cái tay cầm bằng bạc của nó. Hai chiếc đệm thêu đặt trên ghế trường kỷ chẳng nói gì, chúng có vẻ dễ thương nhưng đần độn.
Đến mục hài kịch.
Mọi người ngồi xuống xem. Có ý kiến phát biểu là nên vỗ tay và dậm chân để tán thưởng.
Cái roi da lên tiếng :
– Tôi thì chẳng bao giờ vỗ tay hoan nghênh những người già mà chỉ hoan nghênh những người chưa “hứa hôn”.
Một tay hay đùa nói :
– Tôi thì cứ vỗ tay tuốt tuột.
Ống nhổ chen vào :
– Thôi, giờ nào việc nấy !
Mọi người đều tán thành; ai cũng muốn xem hài kịch. Kịch bản không hay lắm, nhưng diễn xuất khá. Diễn viên nào cũng cố ý phô phía nào có nước sơn đẹp nhất ra, ai cũng diễn tài cả. Những dây buộc quanh con rối hơi thô một tí, nhưng như thế người ta càng thấy rõ hơn. Con búp bê cảm động đến nỗi rơi béng cả cái móc sắt cắm sau đầu, còn lợn ta thì cũng hài lòng đến nỗi định tặng cho diễn viên một cái gì đấy. Theo thói quen của nó, “nó sẽ ghi tên diễn viên ấy trên tờ di chúc và người ấy sẽ nằm trong mồ với nó lúc nó chết”.
Thật gần như không thể nào hiểu nổi. Thoạt đầu chẳng ai suy nghĩ để hiểu thấu cả.
Tiệc trà xong, chuyển sang các trò chơi có vẻ trí thức, tức là chơi trò chơi giả làm người. Chỉ là trò chơi mà thôi, không có ác ý gì cả.
Sau đó, mỗi người lặng yên suy nghĩ một mình về những câu hỏi của lợn, suy nghĩ một cách nặng nhọc, vì có liên quan đến một tờ di chúc và một đám tang.
Bao giờ thì chuyện ấy sẽ xảy ra ?
Nó xảy ra sớm hơn chúng ta tưởng.
Cạnh ! Con lợn rơi từ trên mặt tủ xuống, vỡ tan từng mảnh trên sàn và các đồng siling nhảy múa vung lên: đồng bé quay, đồng lớn lăn, nhất là đồng bạc trước nay vẫn muốn thoát khỏi nơi giam hãm. Lợn chết, cả tiền lẫn bạc đều được giải phóng. Nhưng lại có một con lợn khác thay thế ngay trên mặt tủ, con này cũng bằng sành, lúc này đây chưa có một siling trong bụng và người ta không cần phải lắc nó làm gì.
Tất nhiên là ban đầu đối với lợn ống tiền bao giờ cũng thế. Với chúng ta, thế là hết chuyện.
Cây thông – Truyện cổ Andersen
Cây thông
Hans Christian Andersen
Cây thông cây thông đà lạt cây thông cảnh cây thông 3 lá cây thông đỏ cây thông thơm đặc điểm cây thông thuyết minh về cây thông đà lạt cây thông tiếng anh là gì
>>> Cây lúa mạch – Hans Christian Andersen
>>> Con chim họa mi – Hans Christian Andersen
>>> Anh chàng chăn lợn andersen
Một cây thông non xinh tươi mọc trong rừng. Thông mọc chỗ có nắng và quang đãng. Khắp chung quanh có nhiều cây thông khác lớn hơn. Thông non ta cũng muốn lớn bằng những cây ấy.
Thông non rất ghét các trẻ con trong làng vừa bi ba bi bô vừa đi qua đi lại để hái quả dâu, rồi lúc trở về, tay xách giỏ dâu, ngồi gần gốc thông mà khen : “Ồ ! Cây thông non xinh quá”.
Nó không thích người ta gọi nó là “thông non”. Năm sau nó lớn thêm một đốt, mọc thêm được một cành, năm sau lại thêm một lớp cành nữa; các bạn hẳn cũng đã biết là như thế chỉ cần đếm các lớp cành là cũng đủ nhận ra tuổi một cây thông.
Cây thông non thở dài:
– Ôi ! Giá ta cũng to lớn bằng những cây khác nhỉ ! Lúc ấy ta sẽ vươn nổi các nhánh rất xa ra xung quanh và từ trên ngọn ta có thể ngắm nhìn khắp đồng quê. Chim chóc sẽ đến làm tổ trên các cành của ta và khi gió thổi ta cũng sẽ nghiêng mình một cách đường bệ như các cây khác.
Bởi vậy thông non của chúng ta không thích bất cứ một thứ gì, từ nắng ấm cho đến chim chóc, thậm chí cái đám mây hồng sáng chiều bay qua trên ngọn thông.
Đông đến, bốn bề toàn là tuyết trắng phau lấp lánh. Một con thỏ rừng chạy ngang qua, nhảy vọt qua ngọn thông non: thông ta lấy làm nhục lắm.
Nhưng qua hai mùa đông nữa thông non của chúng ta lớn đến mức lũ thỏ đành phải chạy vòng quanh.
Nó lớn lên, lớn mãi, trở nên cao và già. Trên đời này, còn gì đẹp cho bằng, thông non vẫn đinh ninh như thế.
Hàng năm cứ đến mùa thu các bác tiều phu lại vào đốn ít cây to nhất.
Cây thông non bây giờ đã khá to; nó suy nghĩ về số phận những cây to và đẹp đang đổ xuống đất rầm rầm. Người ta chặt cành và bóc vỏ đi, cây thành ra dài và thon, không nhận ra được nữa. Sau đó, người ta đặt cây lên xe ngựa, chở ra khỏi rừng.
Cây đi đâu thế nhỉ ? Số phận cây rồi sẽ ra sao đây? Đến mùa xuân, khi cò và chim nhạn bay trở về, thông non trước kia của ta hỏi :
– Các bạn có biết người ta mang những cây to đi đâu không? Các bạn có gặp các cậu ấy không ?
Chim nhạn chẳng hề biết, nhưng một con cò có vẻ đứng đắn, gật gù đáp:
– Có lẽ tôi biết đấy! Tôi đã gặp rất nhiều tàu bè mới tinh từ Ai Cập về. Cột buồm những tàu ấy rất lộng lẫy, và tôi ngửi thấy thơm thơm, hình như gỗ thông thì phải.
– Chao ôi! Ước gì tôi đủ sức lớn để cũng được bồng bềnh trên mặt biển. Biển ấy như thế nào nhỉ?
– Nói ra thì dài dòng lắm. Cò đáp rồi bay đi.
Những tia mặt trời bảo thông :
– Cậu hãy vui sướng với cái tuổi trẻ của cậu. Hãy tận hưởng chất nhựa tươi tắn và tuổi thanh xuân của cậu!
Gió hôn thông và sương trang điểm cho thông những hạt lóng lánh như ngọc, nhưng thông chẳng xúc động mảy may trước sự chăm sóc ấy.
Gần đến lễ Noel, người ta đến chặt nhiều cây con, bé và non hơn cây thông của chúng ta, lúc này chỉ muốn rời bỏ cánh rừng. Các cây non ấy cành lá lưa thưa nên người ta để nguyên lên xe ngựa chở ra khỏi rừng.
Thông ta tự hỏi:
– Chúng đi đâu thế nhỉ ? Chúng chẳng lớn gì hơn ta, có một cây còn bé hơn ta nữa kia. Sao người ta lại giữ cả cành và đem chúng đi đâu thế ?
Đàn chim sẻ chiêm chiếp:
– Chúng tớ biết ! Chúng tớ biết ! Chúng tớ đã nhìn qua cửa kính các nhà trong thành phố. Chúng tớ biết người ta đem cây non đi đâu. Người ta mang chúng đến những nơi hội hè, tưng bừng không thể tưởng tượng được. Nhìn qua cửa kính, chúng tớ thấy người ta trồng chúng vào giữa một gian phòng ấm áp, trang điểm cho chúng bằng những vật đẹp nhất, nào táo, nào bánh ngọt, các thứ đồ chơi và hàng mấy trăm ngọn nến.
– Sao nữa ? – Thông vừa hỏi vừa rung lên, rung cả cành lẫn lá. Sao nữa? Sau rồi thế nào?
– À, chúng tớ chỉ biết có đến thế thôi! Thật là huy hoàng!
Thông lẩm bẩm:
– Số mình không được hưởng cái tương lai sáng lạn ấy hay sao? Còn thích hơn là đi biển nhiều. Ôi ! Giá bây giờ lại là lễ Noel nhỉ? Nay mình đã lớn chẳng kém gì những cây được người ta đem đi năm ngoái. Ôi! Giá mình được lên xe, được trồng trong căn phòng ấm áp, giữa những vật huy hoàng ấy! Nhưng sau đó sẽ ra sao? Hẳn là sẽ có gì nữa, nếu không thì người ta trang điểm cho cây như thế để làm gì? Phải, nhất định sẽ có cái gì tuyệt hơn. Không gì khổ bằng chờ với đợi! Nóng ruột quá đi mất.
Gió hiu hiu và ánh nắng bảo thông: “Hãy vui thú với chúng ta. Hãy bằng lòng với tuổi thanh xuân mơn mởn, với bầu trời khoáng đãng!”
Thông chẳng vui lòng chút nào. Nó lớn lên, lớn lên mãi, mùa hè cho chí mùa đông, cành lá lúc nào cũng đẹp một màu xanh thẫm, ai trông cũng khen: “Cây thông đẹp quá!” và trước lễ Noel mấy ngày người ta chặt nó trước tiên. Lưỡi rìu chặt đứt cây đến tận lõi, cây thốt ra một tiếng thở dài rồi đổ xuống. Nó đau đớn đến nỗi không còn mơ tưởng đến một chút hạnh phúc nào nữa. Nó nhớ tiếc chỗ nó mọc, nơi nó đã lớn lên. Nó biết rằng từ nay trở đi chẳng bao giờ nó còn được gặp lại các bạn cũ thân mến của nó, các bụi cây, bụi hoa mọc xung quanh nó, và biết đâu đấy? Có thể là ngay đến một con chím nó cũng không được gặp lại. Đúng, nó ra đi mà lòng không vui.
Cây thông của chúng ta bừng tỉnh trong sân nhà, nơi nguời ta, lôi nó ra khỏi xe cùng với các bạn khác của nó.
Nó nghe thấy một người lên tiếng: “Cây này đẹp đấy! Tớ đang cần một cây như thế này!”
Rồi có hai người hầu mặc đồng phục đến khiêng nó vào một gian phòng rộng rãi đẹp đẽ. Khắp xung quanh có những bức chân dung trên tường và trên chiếc lò sưởi lớn bằng sứ có hai lọ độc bình Trung Quốc chạm trổ đầy những rồng và hoa thếp vàng.
Lại còn có những cái ghế bành tuyệt đẹp, những ghế trường kỷ bọc lụa, những chiếc bàn lớn chứa đầy sách và đồ chơi quý giá, đáng hàng mấy trăm mấy nghìn đồng tiền vàng.
Cấy thông được đặt vào một cái thùng đầy cát, nhưng người ta không thể nào biết rằng đấy là một cái thùng gỗ vì xung quanh có rèm xanh phủ kín. Thông ta không nén nổi cảm động. Rồi sao nữa đây? Các cô gái và bạn đầy tớ bắt tay vào trang điểm cho thông. Họ treo những cái bao dài nhỏ bằng giấy màu xanh đựng đầy kẹo lên cành thông.
Những quả hạt dẻ và táo vàng trĩu xuống như mọc từ cành thông ra. Rồi sau họ cắm những cây nến trắng xanh đỏ, đặt những con búp bê nom như người thật lên các cành; tất cả những thứ đó thông ta chưa được nhìn thấy bao giờ. Chót vót trên ngọn thông họ cắm một ngôi sao lớn bằng giấy tráng kim tuyệt đẹp. Xung quanh thông mọi người đều reo lên:
– Đến tối tất cả sẽ sáng rực lên phải biết!
Thông ta tự nhủ:
– Ồ! Sao cho chóng đến tối nhỉ? Đèn nến thắp lên thì phải biết! Rồi còn gì nữa nhỉ? Giá các cây trong rừng đến được đây mà ngắm ta! Có lẽ lũ chim cũng sẽ đến ngắm ta qua cửa kính đấy. Liệu đông qua, hạ tới, ta có được trồng ở đây mãi với tất cả trang sức này không?
Thế là nó đã đoán ra được việc sẽ xảy ra sau này, nhưng vì quá sốt ruột, nó cảm thấy các lá đều nhức nhối, đối với một cây thông nhức lá cũng khó chịu như chúng ta nhức đầu.
Sau cùng, người ta thắp nến lên. Sáng quá, huy hoàng quá! Sung sướng, thông ta rùng mình đến tận các cành nhỏ, đến nỗi một ngọn nến bắt lửa vào một cành cháy khét lèn lẹt.
– Trời ! – các cô gái kêu lên và lao vào dập lửa.
Thông ta không dám rùng mình nữa, chỉ sợ hỏng mất đồ trang sức. Nó long lanh sáng rực lên.
Cửa ra vào bỗng mở toang ra và một lũ trẻ con ùa vào dường như muốn xô đổ cây thông. Người lớn điềm tĩnh theo sau. Lũ trẻ con dừng lại, lặng đi ngắm nghía cây thông, nhưng sau một lát chúng lại vui cười ầm ĩ và bắt đầu nhảy vòng tròn xung quanh gốc cây. Những đồ chơi dần dần bị lấy tuốt cả. Thông ta tự hỏi : “Chúng làm gì thế này? Sắp có chuyện gì chả biết được?”
Nến đã tàn và khi cháy gần hết người ta bèn tắt đi. Lúc ấy trẻ con được phép phá cây Noel, chúng ùa vào làm các cành thông gãy răng rắc. Nếu không được chôn chặt ắt là thông ta đã đổ nhào.
Sau đó lũ trẻ con nhảy múa với những đồ chơi xinh đẹp của chúng, chẳng đoái hoài gì đến thông nữa. Chỉ có mỗi bà vú già đến nhìn ngó các cành, nhưng chỉ để tìm xem có cái kẹo hoặc quả táo nào còn sót lại chăng.
– Kể cho chúng cháu nghe một chuyện! Kể cho chúng cháu nghe một chuyện! – Bọn trẻ con vừa reo vừa kéo một người thấp béo đến ngồi dưới gốc thông. Người ấy nói:
– Thế là chúng mình ngồi giữa cành lá xanh tươi và chắc thông cũng thích. Nhưng chỉ kể một chuyện thôi nhé! Các cháu có thích nghe chuyện Ivet Aval hay chuyện Klumpê Đumpê ngã thang gác nhưng vẫn trèo được lên ngôi vua và được lấy công chúa không?
Đứa thì kêu:
– Ivet Avet.
Đứa thì kêu :
– Klumpê Đumpê.
Chúng làm ồn lên. Riêng cây thông vẫn đứng im và tự hỏi:
– Họ không đếm xỉa gì đến mình nữa à? Không cần đến mình nữa chắc?
Ông già kể chuyện Klumpê Đumpê, bọn trẻ con vừa vỗ tay vừa la: “Nữa ! Nữa !” Chúng còn muốn nghe cả chuyện Ivet Avet, nhưng chỉ được nghe có mỗi một chuyện Klumpê Đumpê. Thông ta trầm lặng suy nghĩ, chim chóc trong rừng chưa bao giờ kể cho nó nghe một chuyện nào giống như chuyện Klumpê Đumpê bị ngã thang gác, nhưng vẫn lấy được công chúa, Thông nghĩ thầm:
– Ừ phải! Ở đời này cũng có thế thật. Chuyện ông cụ kể chắc là không ngoa, có vẻ thật lắm. Biết đâu đấy? Có thể mình cũng sẽ rơi xuống cầu thang, để rồi sẽ lấy được một nàng công chúa.
Nó khấp khởi mừng thầm và tưởng tượng đến ngày hôm sau trên người nó sẽ lại mắc đầy nến, đồ chơi, giấy tráng kim và hoa quả.
Nó tự nhủ:
– Đến mai mình sẽ không run nữa. Mình sẽ tràn trề hạnh phúc. Đến mai mình sẽ lại được nghe chuyện Klumpê Đumpê và có lẽ cả chuyện Ivet Avet nữa.
Đêm hôm ấy, nó lặng lẽ mơ màng.
Sáng ra, bọn hầu gái bước vào, thông ta hí hửng:
– A! Lại bắt đầu mở hội đây.
Nhưng không! Người ta khiêng nó ra khỏi phòng để đưa lên một cái kho trên gác, quẳng vào một xó tối như bưng.
Thông nghĩ thầm:
– Thế này là thế nào? Đến chốn này thân mình sẽ ra sao nhỉ? Lần này mình sẽ được nghe kể chuyện gì nhỉ?
Rồi nó dựa vào vách mà mơ màng.
Ngày tháng trôi qua, chẳng có ma nào trèo lên nhà kho và nếu có người lên đến nơi cũng chỉ là để đem vứt vào đấy những chiếc hòm lớn. Thông ta đành phải tin là mình đã bị quên hoàn toàn.
Nó tự nhủ:
– Ngoài kia, đông đã đến nơi rồi. Đất đã cứng ra và phủ đầy tuyết. Giờ thì người ta không đem trồng mình được nữa rồi. Tất nhiên là mình phải ở đây đến tận mùa xuân. Tất cả đều tuyệt mỹ và loài người cũng tốt thôi. Giá cái kho gớm ghiếc này đỡ tối một chút thì hay quá! Chẳng có lấy một chú thỏ nào! Trong rừng khi tuyết rơi và đàn thỏ chạy ngang qua thật là vui… thế mà hồi đó mình lại đâm cáu khi chúng nhảy qua ngọn mình. Chốn này quả là hoang vu đáng sợ.
– Chít ! Chít – Một con chuột nhắt vừa kêu vừa nhảy nhót đến gần thông, rồi một con nữa theo sau, cả hai đều đánh hơi rồi trèo lên cành thông. Chúng xuýt xoa:
– Rét đâu mà khiếp thế. Nếu không rét thì ở đây cũng sướng đấy chứ, phải chăng bác thông già?
Thông đáp:
– Ta đâu đến nỗi già, còn có khối kẻ già hơn ta.
– Thế bác ở đâu đến đây? Bác biết gì nào? Hãy tả những danh lam thắng cảnh trên trái đất cho chúng tôi nghe. Bác đã đi đến những nơi đó chưa? Bác đã được đến cái chạn đựng đầy phó mát trên các ngăn, có đùi lợn sấy lủng lẳng treo trên nóc, nơi có thể khiêu vũ trên những cây nến làm bằng mỡ, nơi mà khi vào thì gầy, khi ra thì béo nung núc không?
– Không, ta không biết nơi ấy. Nhưng ta biết cánh rừng có mặt trời lấp lánh và chim muông ca hát.
Thông kể cho chuột nhắt nghe cuộc đời niên thiếu của mình. Chưa bao giờ chúng từng được nghe một chuyện như vậy, chúng dỏng cả tai lên, miệng nói:
– Bác biết đến là nhiều chuyện. Sao bác sướng thế?
– Ta mà sướng ư? Nói rồi thông ngẫm nghĩ về câu chuyện mình vừa kể. Phải, suy cho cùng, hồi ấy quả có sướng thật.
Rồi thông kể đến chuyện đêm Noel, thân nó đầy những bánh ngọt và nến.
Chuột nhắt trầm trồ:
– Trời, bác thông già, sao bác sướng thế?
Thông nói:
– Ta đã già đâu kia chứ! Người ta mới đem ta ở rừng về từ mùa đông thôi mà. Ta vừa mới lớn lên mà họ đã tống ta vào một cái thùng. Rõ thật là khó chịu.
Chuột nói:
– Bác kể chuyện hay quá đi mất!
Đêm sau, hai con chuột nhắt rủ thêm bốn con nữa đến để nghe thông kể chuyện. Thông nói:
– Phải, hồi ấy quả có sướng thật, nhưng rồi lại cũng sẽ có những ngày như vậy. Klumpê Đumpê ngã thang gác mà còn lấy được một nàng công chúa. Rất có thể ta cũng sẽ vớ được một nàng công chúa.
Nói rồi thông tưởng nhớ đến một cây phong xinh xắn trong rừng mà nó tưởng tượng là một nàng công chúa thật.
Lũ chuột nhắt hỏi:
– Klumpê Đumpê là gì thế?
Thông ta kể lại câu chuyện không sót một chữ. Lũ chuột nhắt thích quá, tưởng như muốn nhảy lên đến ngọn thông.
Đêm sau, chuột nhắt kéo đến đông hơn và đến chủ nhật lại có thêm cả hai gã chuột chù, nhưng hai gã tuyên bố rằng câu chuyện chả có gì lý thú, làm cho lũ chuột nhắt buồn xỉu. Vì thế câu chuyện đối với chúng, từ đó trở đi, cũng kém phần lý thú.
Chuột chù hỏi:
– Bác chỉ biết có mỗi chuyện ấy thôi à?
– Ừ, chỉ có thế thôi
– thông trả lời
– đó là chính câu chuyện ta được nghe kể trong buổi tối sung sướng nhất của đời ta, nhưng lúc đó, ta không biết là sung sướng đến mức nào.
– Chuyện của bác thật chán ngấy! Thế bác không biết ở đâu có mỡ miếng và nến làm bằng mỡ à? Bác không biết chuyện nào nói về cái chạn đựng thức ăn à?
– Không ! Thông nói.
– Thế thì xin chào bác ! Nói rồi chuột chù kéo nhau về.
Lũ chuột nhắt cũng rút lui nốt.
Thông ta lẩm bẩm:
– Dẫu sao nhìn lũ chuột nhắt ngồi quây tròn quanh mình nghe kể chuyện cũng thấy thú vị. Nhưng cảnh đó cũng chẳng còn. Chỉ khi nào người ta lôi mình ra khỏi nơi này thì hạnh phúc mới trở lại.
Bao giờ đến lúc ấy nhỉ?
Một buổi sáng đẹp trời, người ta đến dọn dẹp kho thóc, khuân hòm đi và kéo cây thông ra khỏi xó nhà. Nó bị quăng xuống đất hơi mạnh, nhưng liền đó có một người vác nó đem qua một cầu thang sáng sủa.
– Đời lại vun vút lên rồi ! Thông nghĩ thầm khi được mang ra sân và cảm thấy có gió mát và ánh nắng đầu xuân.
Thông mải nhìn các vật quanh mình đến nỗi quên cả bản thân mình. Liền với cái sân có mảnh vườn đầy hoa nở. Hoa hồng tươi thơm ngát rủ trên bờ rào, bồ đề đang ra hoa và chim nhạn vừa bay vừa hót : kia – rơ – vi – rơ – vít.
– Giờ đây ta lại sắp được sống! – Thông thì thầm và vươn cành ra. Than ôi ! Cành đã khô vàng. Người ta quẳng thông vào một xó giữa đám cây tầm ma và cây gai. Ngôi sao bằng giấy vẫn còn đính trên ngọn và lấp lánh ánh nắng.
Trong sân có vài đứa trẻ con hôm lễ Noel đã nhảy múa quanh cây thông và thấy thông hôm ấy rất đẹp. Đứa bé nhất chạy lại cầm lấy ngôi sao vàng óng, reo lên:
– Ồ, xem này ! Ngôi sao hãy còn đính trên cây thông Noel già xấu xí này!
Nói rồi, nó dận giày lên cành thông gãy răng rắc.
Thông ta nhìn những đóa hoa đẹp và khu vườn xanh tươi mát mẻ rồi lại nhìn cái thân mình. Nó muốn quay trở lại xó tối trong kho thóc. Nó nghĩ đến thời thanh xuân của nó trong rừng, nghĩ đến cái đêm Noel vui sướng và nghĩ đến những con chuột nhắt thích nghe kể chuyện Klumpê Đumpê.
– Thế là hết ! Ai bảo lúc sướng lại chả biết đường mà sướng?
Một anh đầy tớ đến chặt cây ra từng mảnh, được một bó củi to đem đun bếp. Người ta nghe thấy những tiếng thở dài và những tiếng kêu thất thanh. Bọn trẻ con chạy lại đứng trước ngọn lửa mà reo: “Phì ! phì !” nhưng những tiếng phì phì của cây thông là những tiếng thở dài thực sự. Nó nghĩ đến những ngày hè trong rừng, những đêm đông ngoài bầu trời khoáng đãng, những sao lấp lánh trên trời. Nó nghĩ đến đêm Noel và đến Klumpê Đumpê, câu chuyện độc nhất đã học được và kể lại được.
Thế rồi, chẳng còn sót lại một tí gì của cây thông non nữa.
Lũ trẻ con lại chạy ra sân, đứa bé nhất còn đeo trên ngực ngôi sao vàng mà thông đã được đeo trong cái tối sung sướng nhất của đời nó.
Cái tối hôm ấy không còn nữa và câu chuyện của chúng ta cũng hết như tất cả các câu chuyện trên đời này.
Theo: đồ chơi mầm non
Cây lúa mạch – Hans Christian Andersen
Cây lúa mạch
Hans Christian Andersen
truyện cây lúa mạch đọc truyện cây lúa mạch truyện tranh cây lúa mạch phim cây lúa mạch doc truyen cây lúa mạch truyen tranh cây lúa mạch xem truyen cây lúa mạch những cây lúa mạch truyen hay cây lúa mạch
>>> Đồ dùng đồ chơi tự làm cấp mầm non các loài hoa
>>> đồ dùng đồ chơi sáng tạo trường mầm non
>>> đồ dùng đồ chơi tự tạo cấp trường năm học 2013 – 2014
( Truyện cổ Andersen) Nếu bạn đi qua cánh đồng lúa mạch sau cơn bão bạn sẽ thấy lúa đen như thể là bị cháy. Tôi sẽ kể cho bạn nguyên nhân lúa bị đen, qua câu chuyện một chú chim sẻ, chú ta đã nghe từ lời kể của một ông liễu già mọc ở gần cánh đồng ngô và lúa mạch.
Ông liễu này cao và rất được coi trọng, nhưng vào thời điểm ấy ông đã già cỗi, nhăn nheo. Thân cây bị chẻ làm đôi, cỏ cây mâm xôi mọc len vào kẽ nứt; ông liễu ngã ra phía trước và các cành lá của ông xõa xuống mặt đất như một mái tóc xanh dai. Có nhiều cây ngô tốt sống trên cánh đồng, quây cây lúa mạch. Những bắp ngô được nuôi dưỡng tốt và bắp càng mập bao nhiêu thì lại vít cây nằm ngả xuống bấy nhiêu. Lúa mạch ta vốn kiêu ngạo nên cứ ngẩng thẳng và vươn cao đầu lên. Nó nghĩ thầm: “Mình có khối bắp vàng như cây ngô. Mình còn đẹp hơn hẳn hắn ta nhiều. Những bông hoa của mình đẹp như những nụ táo vậy…”. Thế rồi, Lúa mạch nói:
– Này bác liễu già, bác đã từng thấy cái cây nào đẹp như tôi chưa hả?
Ông liễu gật đầu.
Lúa mạch la lên:
– Cái lão thật dớ dẩn. Lão ta già quá rồi. Cỏ mọc cả vào trong óc lão rồi.
Và chợt một cơn bão ập đến. Đám hoa trên cánh đồng xếp cánh lại và cúi gập những ngọn đầu xinh xinh. Lúa mạch ta vẫn kiêu ngạo vươn cao cổ lên. Những bông hoa bảo nó:
– Hãy cúi đầu xuống như chúng tôi đi.
Lúa mạch đáp:
– Không thể được tôi sẽ chẳng chịu cúi đầu.
Ông liễu già bảo:
– Hãy xếp những cánh hoa và xếp gọn lá vào. Đừng có nhìn vào các tia chớp kẻo lại nhìn thấy thiên đàng sớm. Ngay kể cả con người cũng mù nếu họ nhìn vào tia chớp. Nếu bọn ta vươn đầu lên thì cái gì sẽ xảy ra với đám cỏ dại chúng mình?
Lúa mạch kêu lên khinh bỉ:
– Cỏ dại! Quả thật! Tôi chẳng sợ nhìn lên trời.
Trong giây phút ấy cả thế giới như chìm trong bão tố và tia chớp lửa.
Ngay sau đó, cơn bão đã đi qua, rồi sau một trận mưa mọi vật mới ngọt ngào làm sao. Những bông hoa dại ngẩng lên hít thở khí trời, những cây ngô lại đung đưa theo chiều gió. Chỉ có cây lúa mạch nằm xoài trên đất héo tàn, cháy đen. Ông liễu già lắc đầu. Một giọt nước to rơi xuống từ đám lá liễu như thể ông liễu già đang khóc. Những chú chim sẻ líu lo:
– Tại sao ông lại khóc, ông không thấy sự tươi mát của hoa và lá sao?
Ông liễu già kể lại sự việc xảy ra với cây lúa mạch kiêu ngạo và tôi nghe được câu chuyện này từ các chú chim sẻ vào cái buổi tối mà tôi gợi chuyện với chúng.
Theo: đồ chơi mầm non
Con chim họa mi – Hans Christian Andersen
Con chim họa mi
Hans Christian Andersen
Con chim họa mi chim họa mi hót cách chọn chim họa mi chim họa mi mái bán chim họa mi chim họa mi đất giá chim họa mi chim họa mi đẹp chim họa mi trung quốc
>>> Hình mẫu cho bé tập tô màu download hình cho bé tập tô màu
>>> giáo án điện tử mầm non 4 tuổi
>>> Bìa giáo án giáo viên cực đẹp trọn bộ
(Con chim họa mi) Ở Trung Quốc, nơi mà Hoàng đế là một người Trung Quốc và tất cả quần thần cũng là người Trung Quốc, các bạn hẳn cũng biết điều đó, đã có một câu chuyện.
Câu chuyện này xảy ra lâu lắm rồi, nhưng chính vì thế mà phải kể lại để người ta khỏi quên đi.
Cung điện của Hoàng đế đẹp nhất trần gian, làm bằng một loại sứ rất quý, nhưng dễ vỡ, mỗi khi chạm đến phải thật nhẹ tay, nhẹ chân. Trong vườn Thượng uyển trồng toàn những loại hoa quý, rất kỳ lạ, những bông hoa đẹp nhất phải đeo lục lạc bằng bạc để cho du khách khi đến xem phải lưu ý. Khu vườn được chăm sóc kỳ công và trải rộng, ngay người làm vườn cũng không biết đến đâu là hết. Càng đi càng gặp nhiều điều kỳ thú, những cây cao bóng cả vươn dài, những hồ rộng mênh mông sâu thẳm. Rừng thoai thoải xuống biển, trên làn nước xanh những con thuyền lớn có thể lướt dưới bóng cây. Nơi đây có con hoạ mi thường cất tiếng hót mê hồn. Một anh thuyền chài nghèo khổ lòng chứa chất bao nỗi lo toan dăng lưới đi qua, nghe tiếng chim hót cũng phải dừng lại nghe. Anh reo lên: “Trời ơi, Thánh thót biết bao”.
Nhưng rồi mải mê với công việc, anh ta quên chim ngay. Đêm sau đi dăng lưới qua đấy, anh lại nghe tiếng chim hót: anh lại đứng lại nghe và lại reo lên: “Trời ơi, Thánh thót biết bao”.
Khách tham quan từ nhiều nước trên thế giới kéo đến hoàng thành. Họ ca ngợi hoàng cung và vườn thượng uyển; nhưng khi nghe hoạ mi hót, họ đồng thanh reo lên: “Đấy mới là điều kỳ diệu”.
Trở về quê hương, họ thuật lại những điều mắt thấy tai nghe. Nhiều học giả đã viết thành sách ca tụng hoàng thành, hoàng cung và vườn thượng uyển; nhưng người ta ca tụng hoạ mi nhiều hơn cả, những thi sĩ nổi tiếng đã làm những bài thơ kiệt tác để ca ngợi con chim hoạ mi hót hay trong khu rừng bên bờ biển. Sách được truyền đi khắp nơi, có quyển lọt vào tay Hoàng đế. Người chăm chú đọc, nhiều lúc gật đầu tán thưởng những đoạn văn hay ca tụng hoàng thành, hoàng cung và vườn thượng uyển.
Đọc tiếp, người thấy có đoạn viết: “Nhưng con chim hoạ mi mới thật là kỳ diệu!” Hoàng đế ngạc nhiên:
– Gì thế này? Con chim hoạ mi à? Sao ta lại không biết nhỉ? Có đúng là trong giang sơn ta; hơn nữa lại ngay trong vườn của ta, lại có một con chim như thế không? Ta chưa hề nghe nói bao giờ, lạ thật!
Hoàng đế truyền gọi quan thị lang là người cầm quyền cao chức trọng; mỗi khi có kẻ dưới đến trình báo hay thỉnh cầu điều gì, ngài chỉ trả lời cộc lốc: “Hớ!”
Hoàng đế phán hỏi:
– Ở đây chừng như có một con chim người ta gọi là hoạ mi. Thiên hạ cho rằng con chim này là loại chim quý hiếm. Vậy sao chưa thấy ai tâu với Trẫm?”
Quan thị lang thưa:
– Muôn tâu bệ hạ, chính hạ thần cũng chưa nghe thấy nói bao giờ và cũng chưa thấy ai đem đến tiến cử.
– Vậy ngay tối nay phải đem nó đến hót cho Trẫm nghe. Thiên hạ biết đến vật báu của Trẫm mà riêng Trẫm lại không biết!
Quan Thị Lang tâu:
– Muôn tâu bệ hạ, thực tình hạ thần chưa hề thấy con chim ấy, nhưng hạ thần xin đi tìm nhất định sẽ tìm được.
Nhưng tìm đâu? Quan Thị Lang đã leo lên khắp lầu son gác tía, qua khắp các cung điện và đường lối đi lại, gặp ai cũng hỏi, nhưng chẳng ai biết gì về chim hoạ mi cả.
Quan Thị Lang lại vào chầu hoàng đế:
– Tâu thánh thượng – Ngài nói – Có lẽ sách đã đánh lừa độc giả, xin bệ hạ đừng tin, đây chỉ là chuyện hoang đường.
Hoàng đế phán:
– Những sách ta xem là những sách của Hoàng đế Nhật Bản gửi tặng, lẽ nào lại là chuyện bịa đặt? Trẫm muốn được nghe chim hoạ mi hót ngay tối nay. Trẫm sẽ ban thưởng cho chim nhiều ân huệ. Nếu không đưa được hoạ mi đến thì cả triều đình sẽ bị phạt giẫm lên bụng sau khi ăn cơm no.
Quan Thị lang cúi chào Hoàng thượng ra về. Rồi ngài chạy tới chạy lui, leo lên leo xuống, khắp cả lầu son gác tía, vào khắp các phòng trong hoàng cung, sục sạo mọi ngõ ngách, một nửa triều thần cũng làm như thế, vì chẳng ai muốn chịu tội giẫm lên bụng. Rõ là một cuộc chạy đua loạn xạ để tìm một con chim cả thiên hạ biết tiếng chỉ trừ Hoàng đế và đình thần.
Cuối cùng họ vớ được một cô bé thị tì.
– Trời ơi! – Cô bé kêu lên – Con chim hoạ mi! Cháu biết! Nó hót hay lắm! Chiều nào mang cơm thừa cho mẹ đang ốm, lúc về mỏi chân đứng nghỉ trong rừng, cháu cũng được nghe nó hót. Những lúc ấy cháu thấy sung sướng đến chảy nước mắt như khi được mẹ cháu ôm hôn vậy.
Quan Thị lang nói như reo:
– Cháu bé ngoan lắm! Cháu hãy đưa ta đến chỗ hoạ mi đậu, ta sẽ ban cho cháu một chức vị ở trong nhà bếp và cho phép cháu được vào xem Hoàng đế ngự thiện. Cháu cần đi ngay vì tối nay đã phải đem chim đến hót cho Hoàng đế nghe.
Cả một nửa triều đình theo con bé thị tì vào rừng nơi có hoạ mi hót. Dọc đường bỗng nghe tiếng bò rống, một thị đồng reo lên: Hoạ mi đấy! Chim gì mà lớn tiếng thế! Hình như tôi đã được nghe ở đâu rồi!
Nữ tì nói:
– Không phải đâu! Bò rống đấy! Còn phải đi lâu mới tới!
Lúc sau lại có tiếng ì uôm của một con ễnh ương ở trong ao. Pháp tăng trong triều cũng đi theo đoàn reo lên:
– Hoạ mi đấy! Nghe sao mà thánh thót thế! Chưa bao giờ bần tăng được nghe một giọng chim hót hay như thế!
Nữ tì nói:
– Không phải đâu! Đấy là ễnh ương!
Đi thêm một quãng, thị tì bảo mọi người:
– Hãy im lặng mà nghe! Nó đấy! Hoạ mi đấy
– Thị tì nói và chỉ một con chim nhỏ lông xám đang đậu trên một cành cây.
Quang Thị lang ngạc nhiên:
– Hoạ mi đấy à? Ta cứ tưởng nó đẹp kia chứ? Bộ lông nó trông tầm thường quá! Hay là trước mặt đông đủ quần thần nó sợ, tái sắc đi?
Thị tì cất tiếng gọi:
– Hoạ mi ơi! Hoàng đế muốn nghe hoạ mi hót đấy.
– Rất vui lòng!
– Hoạ mi trả lời.
Và cất tiếng hót thánh thót mê hồn.
Quan thị lang khen:
– Nghe trong như những tiếng nhạc bằng pha lê. Cái cổ họng nó xinh xắn cứ phập phồng. Thế mà chưa bao giờ được nghe hoạ mi hót cũng tiếc thật. Vào hoàng cung chắc nó sẽ được triều đình và hoàng gia nhiệt liệt hoan nghênh.
Tưởng hoàng đế có mặt ở đấy, hoạ mi hỏi:
– Tôi có phải hót lần nữa cho thánh thượng nghe không?
Quan thị lang nói:
– Hoạ mi ơi! Người hãy theo chúng ta về cung hót cho Hoàng đế mê say.
– Giọng hót của tôi ở chốn rừng này, dưới vòm cây này, mới là hay nhất.
Hoạ mi nói thế, nhưng khi biết Hoàng đế muốn nó đến hót tại hoàng cung, nó cũng vui lòng đi theo.
Ở hoàng cung người ta đã chuẩn bị tiếp thật long trọng.
Hàng ngàn cây đèn bằng vàng sáng chói trên sân rồng và trên các bệ bằng sứ. Hàng hiên rực rỡ những chậu hoa hiếm thấy, chuông bạc ngân vang mỗi khi gió thoảng nhẹ.
Chính giữa đại diện, nơi Hoàng đế ngự có để sẵn một cành cây bằng vàng cho chim đến đậu. Văn võ bá quan tề tựu đông đủ; cả cô thị tì mới được phong chức đầu bếp, cũng được phép đến nấp nghe sau cánh cửa. Các quan đều mặc phẩm phục, chăm chú chiêm ngưỡng con chim màu xám đang líu lo trên cành vàng.
Hoạ mi hót hay đến nỗi Hoàng đế xúc động, sụt sùi, nước mắt giàn giụa. Người rất hài lòng, truyền đeo chiếc thẻ bà bằng vàng vào cổ chim để thưởng công. Nhưng hoạ mi khước từ nói:
– Như thế này là vinh dự cho tôi lắm rồi! Được thấy những giọt nước mắt của Hoàng đế nhỏ khi nghe tôi hót là một ân huệ lớn đối với tôi.
Hoạ mi lại cất tiếng hót êm đềm thấm thía như để tạ ơn.
Các bà phu nhân thì thào với nhau:
– Không còn gì tuyệt bằng.
Có bà còn ngậm tí nước vào miệng, khẽ lấy giọng ro ro trong cổ bắt chước tiếng chim. Trong bụng nghĩ cứ làm như thế giọng các bà sẽ biến thành giọng hoạ mi.
Ngay cả các nữ tì, thị vị, những người khách khó tính nhất cũng nhiệt liệt ca ngợi giọng hót của hoạ mi.
Như vậy hoạ mi được cả triều đình và hoàng gia ca ngợi.
Hoàng đế truyền ban cho hoạ mi một chiếc lồng sơn son treo trong cung, chim được phép ra ngoài mỗi ngày hai lần mỗi đêm một lần. Mỗi khi ra ngoài chim được mười hai quan hầu đi theo, mỗi người nâng một sợi tơ buộc vào chân chim. Kiểu du ngoạn như vậy, hoạ mi chẳng thích thú gì.
Cả kinh thành náo nức về con chim. Ai đẻ con cũng muốn đặt tên là hoạ mi, kể cả những đứa có giọng khàn khàn.
Một hôm Hoàng đế nhận được một gói gửi đến bên ngài đề hai chữ “Hoạ mi“.
Hoàng đế mở gói, bụng nghĩ chắc lại là một quyển sách nói về chim Hoạ mi.
Nhưng không phải. Trong gói lại là một con hoạ mi nhân tạo, giống hệt con hoạ mi thật, mình, dát đầy kim cương, ngọc xanh ngọc đỏ. Hễ vặn máy chim lại hót lên như hoạ mi thật, cái đuôi vẫy vẫy óng ánh sợi vàng sợi bạc. Cổ chim hoạ mi đeo một cái vòng, trên khắc dòng chữ:
“Tôi là hoạ mi của Hoàng đế Nhật Bản, tôi chưa sánh được với Hoạ mi của hoàng đế Trung Hoa”.
Cả triều đình reo lên:
– Tuyệt quá!
Hoàng đế phong cho người mang hoạ mi giả một chức vị cao và ban thưởng.
Triều thần có người bàn cho hai con chim cùng hót, để được nghe một bản song ca của hai con chim hoạ mi tuyệt diệu.
Người ta đã thử nhưng không được, vì con chim hoạ mi thật hót một kiểu riêng của nó, còn hoạ mi giả cứ hót theo nhịp ba.
Quan chưởng nhạc đã biện hộ cho hoạ mi máy nói rằng nó hót không sai đâu, rất đúng nhịp, tôi cũng thường dạy trên lớp như thế.
Nghe quan chưởng nhạc nói vậy, người ta bèn cho chim giả hót một mình. Nó hót rất hay, chẳng kém gì chim thật, lại đẹp nữa, lúc nó hót cứ lóng lánh như nạm kim cương.
Nó có thể hót thông luôn một lúc ba mươi lần mà vẫn hay, người nghe không thấy chán, vẫn cứ muốn nghe nữa.
Nhưng Hoàng đế truyền để chim thật hót một lúc.
Nhưng nhìn trước nhìn sau chẳng thấy chim thật. Thì ra trong lúc mọi người mải mê nghe chim giả hót thì chim thật đã bay về chốn rừng xanh.
Hoàng đế sửng sốt:
– Thế là thế nào?
Quần thần tỏ vẻ tức giận, kết tội chim vong ân bội nghĩa. Cũng có người an ủi như vậy còn là may vì còn giữ được con hay nhất.
Thế là chim giả lại phải hót, có một bài mà nó cứ hót đi hót lại đến mấy chục lần.
Quan chưởng nhạc hết lời ca tụng chim máy, quan quả quyết nó hơn hẳn chim thật, không chỉ vì nó có bộ lông đẹp mà chính vì tài nghệ của nó.
– Muôn tâu bệ hạ – quan chưởng nhạc trình lên Hoàng đế – với con chim thật, chẳng ai biết được nó sẽ hót bài gì; nhưng với con chim máy thì các bài hót được sắp xếp theo một trật tự nhất định, cứ mở máy các bài sẽ lần lượt hót lên. Cứ việc tháo máy ra, xem các bánh xe sắp đặt thế nào thì hiểu được cách chuyển động của máy và cách phát ra tiếng hót.
Mọi người tán thành ý kiến của quan chưởng nhạc.
Hoàng đế phán rằng phải để dân chúng được nghe chim máy hót, nên chủ nhật quan Chưởng nhạc đem chim máy cho dân chúng nghe.
Dân chúng được nghe hoạ mi hót, ai cũng tấm tắc khen, sau mỗi bài mọi người lại chỉ tay lên trời, lắc đầu kêu “ồ”!
Nhưng có một anh thuyền chài nghèo, đã nhiều lần được nghe hoạ mi hót, lại nói như thế này.
– Khá hay đấy! Khá giống hoạ mi thật đấy! Nhưng nghe như còn thiếu một cái gì ấy.
Vậy là chim thật đã ra khỏi hoàng cung; chim máy được đưa lên địa vị độc tôn.
Người ta đặt nó trên một đệm gấm, bên cạnh giường ngự, xung quanh xếp đầy những bội tinh, châu báu, vàng ngọc là những thứ chim được ban thưởng. Nó được hoàng đế phong cho chức tước cao quý. Về ngôi thứ lâm triều, chim được xếp hàng đầu, bên trái, là thứ bậc cao nhất triều đình.
Quang chưởng nhạc viết một pho sách mười lăm chương ca tụng chim hoạ mi máy, lời lẽ uyên bác, cao siêu. Ai đọc bộ sách ấy cũng gật gù tỏ ra thông hiểu, để khỏi mang tiếng dốt nát.
Sau một năm, Hoàng đế ,triều thần, và cả nước đều thuộc lòng những bài do chim máy hót. Người ta có thể đồng ca với chim. Từ Hoàng đế đến chú bé ngoài phố cũng biết hót.
Rõ thật là hay!
Nhưng một hôm, chim máy đang hót cho Hoàng đế nghe thì bỗng có tiêng kêu đánh sạch trong bụng chim. Dường như có cái gì bị gẫy, các bánh xe quay loạn xạ nghe xoàn xoạt, rồi chim ngừng hót.
Hoàng đế truyền gọi quan ngự y đến bắt mạch chữa cho chim. Nhưng quan ngự y từ chối vì không thuộc chuyên môn của người. Triều đình phải cho gọi một thợ chữa đồng hồ đến. Anh thợ đồng hồ tháo tung cỗ máy xem xét nói rằng các bánh xe mòn nhiều, không có đồ thay; chỉ có thể lắp lại dùng tạm, mỗi năm chỉ được cho chim hót một lần. Nghe tin thần dân cả nước bàng hoàng. Tiếng chim máy hót bây giờ nghe rèn rẹt, nhưng quan chưởng nhạc vẫn khăng khăng rằng tiếng chim máy hót vẫn du dương như trước.
Năm năm sau, nhân dân trong nước nghe một tin dữ. Hoàng đế muôn vàn kính yêu của họ lâm bệnh nặng, không cứu chữa được. Đình thần đã chọn người kế vị. Dân chúng nhớn nhác đến dinh quan thị lang hỏi thăm tin tức.
Hoàng đế tái ngắt, giá lạnh trong long sàng. Văn võ bá quan tưởng người đã băng hà rối rít, xun xoe quanh vị vua mới. Tróng khi đó thị vị và nữ tì vui chơi, thoả thích chuyện gẫu và uống nước chè.
Hoàng đế đáng thương đang hấp hối, người chỉ còn thoi thóp thở.
Cảm thấy có vật gì đè lên ngực, người mở mắt và nhìn thấy thần chết đang cười với người. Thần chết đã lột mũ miện của người, một tay cầm xạ kích một tay cầm hoàng kỳ. Từ các nếp màn che quanh long sàng ló ra những cái đầu lâu kỳ quái; có những cái trông gớm ghiếc, lại có những cái trông nhân từ. Đó là công đức và tội lỗi của Hoàng đế hiện về trong khi thần chết đè nặng lên trái tim người.
– Còn nhớ không? Nhà vua còn nhớ không?
Cái đầu lâu lần lượt hỏi tội nhà vua. Chúng kể ra không biết bao nhiêu là tội, khiến nhà vua toát hết cả mồ hôi và kêu lên:
– Nhưng ta đâu có biết những chuyện ấy?
Rồi ngài hô:
– Cử nhạc lên! Khua trống cái lên! Ta không muốn nghe những lời ma quái nữa!
Mặt ma vẫn cứ trơ trơ, còn thần chết thì vẫn lắc lư cái đầu.
Hoàng đế lại thét lên:
– Cử nhạc! Cử nhạc mau! Chim vàng thân yêu! Hãy hót đi! Hót lên! Ta sẽ ban thưởng cho người vàng bạc, châu báu và chiếc bài vàng. Hót lên! Hót lên đi!
Nhưng chẳng có ai vặn máy, nên chim cứ im lìm. Còn thần chết thì vẫn giương đôi mắt thao láo, trống hốc, nhìn chằm chằm Hoàng đế.
Giữa lúc đó, từ ngoài cửa sổ nổi lên tiếng hót tuyệt vời. Chim hoạ mi bé nhỏ đã từ rừng xanh bay về đậu trên cành cây ngoài vườn. Nghe tin Hoàng đế ốm nặng, chim đã bay về mang lại cho người nguồn sinh lực bằng tiếng hót của mình.
Tiếng hót của hoạ mi vang lên, bóng ma tan dần, máu lại lưu thông trong huyết quản của nhà vua. Thần chết cũng phải lặng đi trước tiếng hót của hoạ mi, rồi lại khuyến khích:
– Cứ hót đi! Hoạ mi! Cứ hót đi!
– Được! nhưng phải trao lại kiếm vàng và mũ miện cho Hoàng đế!
Sau mỗi bài hót của chim, thần chết lại trao trả một bảo vật. Chim tiếp tục hót, ca ngợi cảnh thanh bình nơi nghĩa trang đầy hoa thơm, cỏ lạ. Thần chết không cầm nỗi lòng mong muốn trở lại khu vườn của mình, đã hoá thành một đám mấy trắng bay qua cửa sổ và biến mất.
Hoàng đế reo lên:
– Cảm ơn chim! Cảm ơn chim yêu quí! Ta đã nhận ra hoạ mi rồi. Ta đã vô tình để chim ra khỏi hoàng cung, vậy mà chim vẫn quay về, lại giúp ta xua đuổi tà ma, cứu ta ra khỏi tay thần chết. Ơn ấy không bao giờ ta quên.
Hoạ mi đáp:
– Nhà vua ban thưởng cho chim nhiều rồi. Những giọt nước mắt, nhà vua nhỏ lần đầu tiên nghe chim hót, chim không bao giờ quên cảnh tượng ấy. Đối với một ca sĩ, không có vàng bạc châu báu nào quý giá bằng. Bây giờ xin Hoàng đế yên nghỉ để hoạ mi hót cho người nghe cho mau bình phục.
Rồi hoạ mi lại hót, hoàng đế lại thiếp đi trong giấc ngủ hồi sinh êm đềm.
Lúc ánh bình minh chiếu qua cửa sổ rọi tới long sàng, nhà vua tỉnh giấc trong người sảng khoái vô cùng. Chung quanh chẳng có ai đến hầu, vì họ yên trí vô nhà vua đã băng hà. Duy chỉ có hoạ mi vẫn một mình líu lo bên cạnh Hoàng đế.
Hoàng đế bảo chim:
– Từ nay hoa mi luôn ở bên ta để hót cho ta nghe, còn con chi giả ta sẽ đập tan thành trăm mảnh.
Hoạ mi vội can:
– Xin nhà vua đừng làm như vậy. Chim máy đã làm hết sức của nó, nên giữ nó lại. Còn tôi, tôi không quen sống trong hoàng cung. Xin nhà vua cho phép tôi về rừng, chiều chiều tôi sẽ bay lại đây, đậu trên cành cây, trước cửa sổ này để hót cho nhà vua nghe. Chim sẽ hót lên cuộc đời của những kẻ sung sướng nhưng cuộc đời cũng như cuộc đời của những người đau khổ. Chim sẽ hót lên những điều tốt cũng như những điều xấu người ta chung quanh nhà vua. Tiếng hót của hoạ mi bé nhỏ này sẽ lọt tới những người dân chài nghèo khổ, của những nông dân bần hàn, đến tận những nơi xa hoàng đế và triều đình. Hoạ mi kính trọng tấm lòng nhà vua hơn cả ngai vàng, mặc dầu ngai vàng là biểu hiện thiêng liêng.
Chim sẽ đến, sẽ hót, nhưng chỉ xin nhà vua một điều:
– Chim muốn xin gì trẫm cũng ban – nhà vua nói và đứng dậy ghi chặt thanh kiếm nạm ngọc quí vào ngực.
– Chim chỉ xin bệ hạ một điều là đừng nói cho bất cứ ai biết rằng bệ hạ có một con chim nhỏ đã tâu lên cho bệ hạ biết tất cả mọi điều. Như thế mọi việc sẽ êm đẹp.
Nói rồi chim cất cánh bay đi.
Lúc ấy triều thần bước vào. Họ yên trí hoàng đế đã băng hà. Nhưng mọi người sửng sốt thấy nhà vua đứng dậy quay về phía họ mà phán rằng:
– Chào các ngươi!
Tuyện: Truyện cổ Andersen
Anh chàng chăn lợn andersen
Anh chàng chăn lợn
Hans Christian Andersen
anh chàng chăn lợn doc truyen anh chàng chăn lợn cái anh chàng chăn lợn đọc anh chàng chăn lợn công chúa anh chàng chăn lợn những anh chàng chăn lợn bài hát anh chàng chăn lợn
>>> nghiên cứu khoa học sư phạm mầm non
>>> Hướng Dẫn Chương Trình GDMN Mẫu Giáo Bé ( 3-4 tuổi )
>>> Hướng Dẫn Chương Trình GDMN Nhà Trẻ
Ngày xưa, có một hoàng tử rất nghèo chỉ có một giang sơn nhỏ hẹp. Tuy nhiên, giang sơn ấy nhỏ thì nhỏ thật, nhưng cũng đủ để cho chàng kén được một người vợ và lúc này chính là lúc chàng đang muốn tìm người làm bạn trăm năm.
Chàng rất sẵn sàng hỏi công chúa con hoàng đế : “Nàng có bằng lòng kết duyên với ta không ?” Chàng rất có thể làm thế, vì danh tiếng của chàng vang lừng khắp vùng và có thể đến hàng trăm công chúa nghe chàng hỏi như thế sẽ trả lời : “Vâng”
Nhưng đây lại là con gái hoàng đế ! Các bạn hãy nghe đầu đuôi câu chuyện :
Trên mộ vua cha mọc một cây hồng. Trời ! Cây hồng mới đẹp làm sao ! Cứ năm năm nó mới ra hoa một lần, lại chỉ mọc có một đóa, nhưng đó là một đóa hồng thơm dịu đến nỗi chỉ ngửi hoa thôi cũng đủ quên hết ưu phiền. Hoàng tử lại còn có một con họa mi hót hay tuyệt vời. Từ cái cổ họng nhỏ xíu của nó phát ra những khúc điệu thánh thót. Con gái hoàng đế nghe họ đồn vậy muốn có cả hoa hồng và họa mi. Hoàng tử bèn đặt cả hai thứ vào hai tráp bạc gửi biếu nàng.
Hoàng đế cho đem những thứ ấy đến cho ngài xem trong đại điện, nơi công chúa đang chơi trò tiếp khách với các cung nữ. Vừa nhìn thấy những tráp bạc, nàng vỗ tay hoan hỉ reo lên :
– Ước gì được con mèo con thì thú quá !
Nhưng người ta lại lôi cây hồng ra trước.
Các cung nữ rú lên :
– Ố ! Đẹp quá !
Hoàng đế nói :
– Đẹp, chưa đủ, phải nói là tuyệt mỹ mới xứng.
Nhưng công chúa chạy ra ngửi hoa và phụng phịu nói :
– Ồ ! Tâu phụ vương, hoa thật chứ không phải hoa giả !
Bọn nịnh thần phụ hoạ :
– Ôi chao ! Hoa hồng thật !
Hoàng đế phán :
– Hãy xem cái tráp kia đựng gì đã, rồi hãy bực mình cũng chưa vội.
Người ta mở tráp cho con họa mi ra. Nó cất tiếng ca thánh thót, hay không còn chê vào đâu được.
Bọn cung nữ nói bằng một thứ tiếng Pháp rất dở như họ thường dùng :
– Charmant ! Merveilleux ! (Dễ thương quá ! Tuyệt quá !)
Một lão nịnh thần tán :
– Con chim này làm hạ thần nhớ lại đến cái hộp đựng thuốc bào có máy hát của cố hoàng hậu, giống như hệt, từ giọng cho đến điệu.
– Đúng lắm ! Đúng lắm ! Hoàng đế nói rồi òa lên khóc như một đứa trẻ con.
Công chúa nói :
– Không thể tin đây lại là một con họa mi thật.
Những người đem chim đến vội tâu :
– Thưa đúng là chim thật đấy ạ !
– Thế thì cho nó bay đi thôi !
Và nàng kiên quyết không cho hoàng tử vào cung.
Nhưng chàng không hề nản lòng. Chàng lấy phẩm nâu và phẩm đen bôi lên mặt, kéo mũ sụp xuống tận mắt, giả vờ đi khập khiễng, bước vào trình diện và nói :
– Thánh thượng vạn tuế ! Cúi xin thánh thượng cho kẻ bầy tôi vào hầu hạ trong hoàng cung.
– Có nhiều người xin việc quá rồi. Nhưng ta cần một người chăn lợn, nhà ngươi có làm được việc ấy không ?
Hoàng tủ nhận chăn lợn. Người ta cho chàng một căn buồng tồi tàn gần chuồng lợn. Chàng cặm cụi suốt ngày và ngay tối đầu tiên chàng đã làm xong một cái nồi xin xắn có gắn đầy nhạc. Mỗi khi đặt nồi lên bếp, nhạc rung lên một điệu khúc cổ xưa của nước Đức.
Ach ! du lieber Augustin !
Alles ist vack, vack, vack !
( Ô này ! Augustin thân mến ơi ! mọi việc đều như ý, như ý, như ý! )
Nhưng kỳ diệu nhất là mỗi khi thò ngón tay vào đám hơi bốc ở nồi ra thì lập tức ngửi ngay thấy mùi tất cả các món ăn đang xào nấu trên tất cả các bếp trong kinh thành.
Nhất định là cái nồi ấy khác xa một bông hồng !
Công chúa cùng tất cả các cung nữ đi chơi qua nghe thấy tiếng nhạc, dừng lại nghe và mê tít, vì nàng cũng biết chơi bản nhạc ấy.
Ach ! du lieber Augustin !
Nhưng phải nói thật: nàng chỉ biết chơi có mỗi một câu ấy, và chỉ biết đánh đàn kiểu mổ cò thôi. Công chúa thốt lên :
– Chính là cái điệu khúc ta đã thuộc. Tên chăn lợn chẳng phải là người ngu đần đâu. Hãy vào hỏi hắn ta xem cái đàn của hắn ta đáng giá bao nhiêu tiền.
Một cung nữ chui vào chuồng lợn, trước khi vào chuồng không quên đi guốc, rồi hỏi :
– Cái nồi này anh lấy bao nhiêu tiền ?
– Tôi lấy mười cái hôn của công chúa.
Cung nữ kêu lên :
– Trời ơi là trời !
– Không lấy kém đâu.
Côn chúa hỏi:
– Hắn ta bảo sao ?
Cung nữ đáp:
– Con chẳng dám nhắc lại đâu. Khiếp lắm !
– Nói thầm cho ta hay vậy.
Người cung nữ tuân lệnh.
– Quân thô tục.
Công chúa kêu lên và bỏ đi. Nàng đi chưa được mười bước, nhạc lại bắt đầu thánh thót ngân vang:
Ach ! du lieber Augustin !
Alles ist vack, vack, vack !
– Chạy lại hỏi hắn ta có bằng lòng nhận mười cái hôn của các cung nữ không ?
Chàng chăn lợn trả lời:
– Không, xin cảm ơn ! Mười cái hôn của công chúa kia, không thì xin cứ để nồi đấy cho tôi.
Công chúa nói:
– Bướng bỉnh thật ! Thôi đành, các người đứng vây lấy ta, đừng để ai trông thấy.
Các cung nữ quây tròn lại và căng váy ra. Chàng chăn lợn được mười cái hôn, còn công chúa thì được cái nồi.
Mọi người đều vui sướng. Người ta đem cái nồi ra chơi suốt buổi tối. Không còn một bếp nào trong kinh thành giữ bí mật được nữa. Từ quan thị vệ cho đến các thợ giày, ai ăn gì họ đều biết cả. Các cung nữ thích quá, vừa vỗ tay vừa nhảy cẫng lên.
– Chúng mình biết hết: ai sẽ là người ăn xúp với hạnh nhân hay trứng tráng, ai là người sẽ ăn thịt quay và món bột nấu với sữa. Tuyệt thật !
– Đúng thế. Quan giám thị trong cung phụ hoạ.
Công chúa dặn thêm :
– Cốt nhất là không được bép xép gì vì ta là con gái hoàng đế, nghe chưa ?
Tất cả các cung nữ đồng thanh:
– Trời sẽ giữ mồm giữ miệng cho chúng con !
Chàng chăn lợn, tức là hoàng tử mà mọi người tưởng là một anh chăn lợn chính cống, không để một ngày giờ trôi qua mà không sáng chế ra một thứ gì mới.
Chàng gọt được một cái Cơrêxen rất xinh. (Crécelle : một thứ nhạc cụ bằng gỗ hình tròn, có các thanh gỗ to nhỏ, khi quay có một cái cần đập vào các thanh gỗ phát ra tiếng)
Khi quay, cái Cơrêxen ấy phát ra nào là điệu valse, nào điệu phi ngựa, điệu ponka, tóm lại, đủ các điệu nhảy trên đời.
Công chúa đi qua, phải thốt ra :
– Hay quá đi mất ! Ta chưa từng được nghe thứ nhạc mê ly ấy bao giờ. Vào hỏi hắn ta xem cái vật ấy đáng giá bao nhiêu; nhưng lần này thế nào thì thế, ta cũng không hôn hắn đâu đấy.
Người cung nữ vào hỏi rồi trở ra trả lời :
– Lần này anh ta đòi một trăm cái hôn.
Công chúa nói :
– Điên ! – và nàng bỏ đi.
Nhưng đi chưa được mười bước công chúa đã dừng lại phán :
– Phải khuyến khích nghệ thuật. Ta là con gái Hoàng đế. Vào bảo hắn là ta sẽ ban cho hắn mười cái hôn như hôm qua, còn bao nhiêu thì cung nữ của ta sẽ hôn cho đủ số.
Cung nữ giẫy nẩy:
– Hôn cái anh chàng thô lỗ ấy à ?
Công chúa nói:
– Thì đã làm sao ? Đến ta đây cũng còn hôn được huống chi các ngươi là bề tôi do ta nuôi cho ăn và trả tiền !
Người cung nữ lại quay vào chuồng lợn. Chàng chăn lợn khăng khăng :
– Một trăm cái hôn của công chúa, không thì ai giữ lấy của người ấy.
Công chúa truyền:
– Đứng quây lấy ta.
Các cung nữ đứng lại thành vòng tròn và chàng chăn lợn bắt đầu hôn.
Hoàng đế đang đứng trên bao lơn trông ra, tự hỏi :
– Có chuyện gì gần chuồng lợn thế kia ?
Ngài dụi mắt và đeo kính vào.
– À! Bọn cung nữ đùa nghịch. Phải ra xem bọn chúng đùa nghịch gì mới được! Hoàng đế đi giày băng túp vào, xuống thang gác rõ nhanh.
Xuống đến sân, ngài rón rén lại gần. Thật ra làm thế cũng bằng thừa vì các cung nữ còn đang mải đếm từng cái hôn để gã chăn lợn khỏi hôn quá số được hưởng.
Họ không biết có hoàng đế đi tới. Ngài kiễng chân nhìn vào và kêu lên :
– Thế này là thế nào ?
Rồi ngài rút giày băng rúp quật bọn cung nữ túi bụi.
Chàng chăn lợn đang hôn đến cái thứ tám mươi sáu thì hoàng đế cáu tiết hét:
– Cút ngay !
Thế là chàng chăn lợn và công chúa bị đuổi ra khỏi vương quốc.
Trời mưa như trút nước. Công chúa òa lên khóc.
Nàng than vãn:
– Khổ thân cho tôi ! Sao tôi chẳng lấy chàng hoàng tử đáng yêu có hay hơn không ?
Chàng chăn lợn chạy nấp sau một gốc cây, lau sạch phẩm nâu và phẩm đen trên mặt, cởi bỏ bộ quần áo xấu xí ra, trở lại chỗ công chúa trong bộ quần áo hoàng tử của mình và nói :
– Ta đến đây cốt để nói cho công chúa biết là ta rất khinh công chúa. Công chúa không muốn yêu một hoàng tử thật thà phúc hậu, công chúa không hiểu giá trị của bông hồng lẫn họa mi, nhưng vì một vật nhỏ mọn mà công chúa hôn một tên chăn lợn ! Cho đáng kiếp !
Chàng lập tức quay về nước mình, vào nhà và khóa chặt cửa lại. Công chúa đến trước cửa nhà chàng hát mãi:
Ach ! du lieber Augustin !
Alles ist vack, vack, vack !
Nhưng chẳng có hiệu quả.
Hoàng tử chẳng mở cửa.
Đôi giầy đỏ
Đôi giầy đỏ
Hans Christian Andersen
Đôi giầy đỏ xem phim đôi giầy đỏ truyện tranh đôi giầy đỏ đọc truyện đôi giầy đỏ xem truyen đôi giầy đỏ truyen tranh đôi giầy đỏ đôi giầy đỏ em phim đôi giày đỏ đôi giày đỏ
>>> Em bé bán diêm
>>> Con quỷ sứ của ông hàng tạp hóa
Karen là một cô gái nhỏ rất xinh xắn và rất ngoan. Mẹ cô nghèo nên cô chẳng có giầy dép gì, mùa hè đi chân đất, mùa đông đi guốc gỗ, chân không chịu được rét, đỏ ửng lên.
Trong làng có một bà thợ giầy già. Thương cô bé, bà nhặt những mẩu da đỏ chắp vá cho cô bé một đôi giầy. Đôi giầy ấy chẳng lấy gì làm đẹp lắm vì bà lão phúc hậu ấy mắt đã kém, tay lại run, nhưng bà lão đã tặng vật ấy cho Karen với tấm lòng trìu mến. Cô bé thích quá.
Ngay ngày hôm ấy mẹ cô qua đời. Đúng ra, nhà có tang không được đi giầy đỏ. Nhưng vì không có đôi giầy nào khác nên cô bé đành phải đi giầy đỏ vậy. Cô bé vừa đi vừa khóc rũ rượi. Chợt có một cỗ xe ngựa lớn và cũ đi qua, trên có một bà quí phái già. Trông thấy cô bé mồ côi đang nức nở, bà động lòng thương, nói với cụ đạo hỏi xin cô bé. Bà nói:
– Cụ cho tôi xin cô bé này, tôi sẽ đem về nuôi nấng và chăm sóc cẩn thận.
Lúc đầu Karen cứ tưởng bà già lưu ý đến em vì em có đôi giầy đẹp, nhưng bà lại bảo đôi giầy xấu lắm phải vứt đi. Rồi bà cho em ăn mặc đẹp đẽ sạch sẽ, lại cho em học viết, học đọc, học may vá. Mọi người khen em đẹp và ngoan. Nhìn vào gương, gương cũng bảo em đẹp và ngoan.
Một hôm nhà vua, hoàng hậu và công chúa ngự giá đến thành phố gần đấy. Nhân dân nô nức kéo nhau đến chiêm ngưỡng long nhan. Cô bé Karen cũng theo người lớn đến xem. Cô trông thấy công chúa bận toàn xatanh trắng đứng trên bao lơn để cho mọi người dân trông thấy. Dưới chân công chúa đi đôi giầy da dê màu đỏ rất đẹp, khác hẳn đôi giầy bà cụ thợ giầy nghèo phúc hậu đã tặng Karen.
Đến ngày Karen chịu lễ thêm sức, bà quý phái may cho cô quần áo đẹp và dẫn cô đến nhà người thợ giầy giỏi nhất thành phố thuê đóng cho cô một đôi giầy. Đến nơi, Karen chìa đôi chân bé nhỏ cho bác thợ giầy đo. Cô nhìn chung quanh thấy trong tủ có một đôi giầy đỏ cũng đẹp như đôi giầy công chúa đi hôm trước. Karen reo lên: Đôi giầy mới đẹp làm sao! Cháu thích đôi giầy ấy lắm! Bác cho cháu đi thử nếu vừa thì bán cho cháu. Bác thợ giầy đưa cho bé thử và nói:
– Đôi giầy này là của con gái vị bá tước đặt, nhưng nhỏ quá đi chật không vừa nên tôi còn để đây.
– Giầy bằng da dê phải không, bà quý phái nói, trông bóng bẩy và đẹp quá!
– Thưa vâng, bằng da dê đấy ạ.
Đôi giầy Karen đi rất vừa nên bà quý phái mua ngay cho em. Nhưng bà không biết là màu đỏ, vì bà kém mắt; nếu biết màu đỏ, bà đã không để cho Karen đi vào ngày chịu lễ thêm sức.
Thấy Karen đi giầy đỏ vào nhà thờ mọi người lắc đầu. Khi đi qua ngưỡng cửa tất cả các bức tranh treo trên tường chằm chằm nhìn cô. Karen không những không ngượng mà còn hãnh diện. Cụ đạo nhắc nhở Karen về bổn phận của cô gái đến tuổi biết suy nghĩ và bước vào hàng ngũ con chiên. Đại phong cầm vang lên điệu nhạc thánh ca. Dàn hợp xướng nhi đồng cũng nổi lên bài hát cầu ngắm nghía đôi giầy đỏ đẹp như giầy của công chúa.
Chiều hôm ấy nghe mọi người xì xào bà quý phái mới biết. Bà bảo cô bé:
– Vào nhà thờ dự lễ, lại đi giầy đỏ như thế là ngạo nghễ. Từ nay đã bước chân đến nhà thờ phải đi giầy đen, dù cũ dù rách cũng phải đi.
Chủ nhật sau Karen phải đi chịu lễ ban thánh thế. Nhớ lời bà quý phái dặn, Karen đã đi giầy đen vào. Nhưng nhìn đi nhìn lại đôi giầy đỏ, thấy đẹp hơn, cô bé lại tháo giầy đen ra, đi giầy đỏ.
Hôm ấy trời đẹp. Muốn tận hưởng ánh nắng ấm áp, bà cụ quý phái dẫn Karen đi qua các con đường nhỏ rồi mới ra đường cái để đến nhà thờ. Họ phải đi qua con đường đầy bụi. Một ông cụ già thương binh chống gậy thấy hai người đi đến. Ông cụ xin bà già quý phái cho đánh giầy. Bà già đồng ý, Karen chìa đôi giày nhỏ nhắn cho ông cụ chải bụi.
– Chà đôi giầy khiêu vũ đẹp quá! Khi khiêu vũ cô phải cho giầy bám chặt vào chân kẻo rơi.
Bà quý phái cho ông lão tàn tật một đồng bạc rồi cùng Karen bước vào nhà thờ. Cả cử toạ trợn to mắt nhìn đôi giầy đỏ. Các bức chân dung treo trên tường cũng dán mắt vào đôi giầy. Còn Karen thì cứ mải nhìn đôi giầy quên cả cầu nguyện khi chịu ban lễ thánh thể, cô lơ đãng chỉ nghĩ đến đôi giầy đỏ dưới chân. Cô cứ tưởng chung quanh người ta ghen tị với cô vì đôi giầy đỏ.
Ở nhà thờ ra, bà quý phái lên chiếc xe đã chờ sẵn ngoài cửa. Karen cũng bước lên theo.
Ông già tàn tật lúc này vẫn đang còn đấy. Trông thấy Karen, ông lại tấm tắc.
– Đôi giầy khiêu vũ đẹp thật!
Bỗng Karen thấy người như nhấc bổng lên, đôi chân nhún nhảy liên hồi, muốn ghìm không được.
Người đánh xe ôm vội lấy cô ấn vào xe. Vào xe rồi cô bé vẫn nhảy, đá cả vào bà già quý phái. Nhưng rồi xe cũng về đến nhà. Chị hầu phòng phải bế vội cô bé vào, tháo ngay đôi giầy quái gở ra, không thì còn nhảy nhót mãi. Bấy giờ ai chân Karen mới được nghỉ ngơi.
Đôi giầy được bỏ vào tủ, khoá chặt lại. Mỗi ngày Karen đến ngắm ngía hàng chục lần.
Được ít lâu bà già quý phái ốm, cần có người ở bên trong nom chăm sóc. Đấy là nhiệm vụ của Karen. Cũng vào hôm ấy cô lại nhận được giấy mời đi dạ hội. Cô đã nghĩ mình phải ở nhà để chăm sóc ân nhân. Nhưng rồi cô lại nghĩ bà già chẳng còn sống được bao lâu, chăm sóc có ích gì! Thế là Karen mở tủ lấy giầy, đôi giầy đỏ vẫn cất đấy từ lâu. Sỏ chân vào giầy cô nghĩ đi dạ hội mang giầy này có sai sót gì.
Thế là cô ra đi. Nhưng vừa bước chân ra khỏi cửa hai chân đã lại nhảy nhót, hết đập vào nhau, lại nhảy sang phải, rồi nhảy sang trái. Thấy cô xinh đẹp, nhảy khéo, người đi đường dừng cả lại xem. Suốt dọc đường từ nhà nơi đến dạ hội, Karen cứ nhảy nhót như thế đến nỗi mệt lử không còn lê vào hội trường được nữa. Cô phó mặc cho đôi giầy đưa khắp nơi qua các phố, rồi ra ngoại thành đến các khu rừng xa. Đến đây cô bé lại nhìn thấy ông lão tàn tật. Ông lão nói:
– Chào cô em xinh đẹp. Cô có đôi giầy khiêu vũ kháu quá.
Đến lúc này Karen mới nhận ra lão già tàn tật là một tên phù thuỷ. Lão đến không phải xin đánh giày để kiếm tiền mà để phù phép. Cô bé phát hoảng lên, muốn trút bỏ đôi giầy, nhưng không sao lôi ra được. Đôi giầy cứ dính chặt vào chân và bắt cô bé phải cử động liên hồi, không sao ngồi xuống được.
Cô bé cứ nhảy nhót như thế, băng qua đồng cỏ, ruộng mương, rừng núi, chẳng được nghỉ ngơi lấy một giây, chẳng kịp lấy lại hơi thở. Hết ngày nọ qua ngày kia cô bé không ngớt quay cuồng cả dưới ánh nắng như lửa đốt, cả trong giá lạnh và mưa rào.
Cô bị cuốn vào một nghĩa địa, cố bám lấy một ngôi mộ, nhưng lại bị bật ra ngay, không sao níu được. Cô lại bị lôi đến một nhà thờ, cô muốn ẩn vào thánh thất cầu xin thượng đế xá cho tội đã ngạo mạn người.
Nhưng một vị tiên cánh dài chấm đất, thái độ nghiêm khắc, vung thanh gươm sáng loáng bảo cô:
– Con cứ nhảy đi, nhảy mãi với đôi giầy đỏ mà con quý hơn mọi cái, nhảy cho đến lúc chỉ còn da bọc xương, cho đến thân tàn ma dại. Khi nào qua nhà những đứa trẻ hay sĩ diện và tự phụ, con hãy gõ cửa gọi chúng ra xem để chúng biết tính kiêu ngạo thiệt hại như thế nào. Nhảy đi! Nhảy mãi đi!
– Xin tha tội! Xin tha tội cho tôi.
Karen kêu van nhưng đôi chân đã kéo cô đi xa không nghe thấy tiếng trả lời của vị tiên nữa.
Hôm sau cô bé đến một ngôi nhà trông quen thuộc. Một đám người mặc đồ tang đưa từ trong ra một cỗ quan tài trên trải đầy hoa. Đó là đám ma bà già quý phái, ân nhân của Karen. Karen đã bỏ mặc bà ở nhà để đi khiêu vũ. Karen cảm thấy có tội.
Đồi giầy vẫn tiếp tục lôi cô bé đi qua núi non, rừng rậm, gai góc cào rách cả mặt, xước cả chân tay. Rồi cô đến trước cửa một nhà mà cô biết là đao phủ. Cô đập cửa gọi:
– Ông ơi! ông ra đây! Cháu van ông! Cháu không vào được. Đôi giầy cứ bắt chân cháu quay cuồng liên tục, không sao ngừng được.
– Gọi ra làm gì? Cô biết ta là ai không? Ta là người chặt đầu những kẻ gian ác. Búa tạ đang reo lên đây hẳn là sắp có việc.
– Vâng! Karen nói – Nhưng xin ông đừng chặt đầu cháu, để cháu còn sám hối; ông chặt chân cháu thôi.
Nói thế rồi cô bé thu hết tội lỗi đã ngạo mạn. Đao phủ túm chặt cô chặt một nhát đứt phăng hai chân.
Hai chân vẫn tiếp tục quay cuồng mang theo đôi giầy đỏ, biến thẳng vào rừng, sau đấy cô bé đi đến nhà thờ để mọi người thấy rằng cô đã được xá tội.
Nhưng vừa tới nhà thờ, cô đã thấy đôi chân đi giầy đỏ của cô đã lại đang nhảy múa ở đấy rồi. Cô bé ù té chạy.
Cô lang thang khắp chốn, sống nhờ của bố thí. Cô buồn phiền, nước mắt tuôn rơi như suối.
Cô bé rời nhà thờ đến nhà ông mục sư xin ông được làm người giúp việc, xin nhận mọi công việc có thể làm được, miễn là ít phải đi lại và không hỏi công xá gì, chỉ càn có chỗ dung thân mà thôi.
Bà vợ ông mục sư thương tình giữ cô lại. Karen đã tỏ ra quyết tâm tiến bộ và chăm chỉ làm việc. Cô trở nên trầm tĩnh, lặng lẽ. Buối tối khi ông mực sư đọc kinh, cô chú ý lắng nghe. Các em nhỏ rất quý cô, nhưng hễ thấy chúng khoe khoang với nhau, đứa nào xinh, đứa kia có quần áo đẹp là cô khuyên nhủ bảo rằng đó là những thói xấu cần phải tránh.
Đến một ngày lễ, mọi người đến nhà thờ dự lễ. Cô không đi được, thấy buồn, khóc thút thít. Cô leo lên gian phòng nhỏ của mình quỳ xuống đọc kinh. Giữa lúc đang tĩnh tâm cầu nguyện, tiếng đại phong cầm vọng đến. Cô ngước mắt nhìn lên trời cầu khẩn: “Xin thượng đế hãy cứu vớt con”.
Bỗng quanh mình cô ánh hào quang rực sáng. Trước mặt cô hiện ra một tiên cô đã trông thấy ở nhà thờ hôm trước. Những lúc này vị tiên không cầm gươm mà cầm một bông hồng rực rỡ. Người đẩy bông hông lên trần nhà, tức thì các bức tường mở ra, Karen được đưa vào giữa nhà thờ. Tiếng đại phong cầm vang lên, khi bài hát chấm dứt, ông mục sư nhìn thấy cô và bảo:
– Con đã đến đấy à? Tốt lắm!
Cô bé đáp:
– Thượng đế xá tội cho con rồi!
Tiếng đại phong cầm lại vang lên. Các em nhỏ cất tiếng hát bài cầu nguyện. Một tia nắng rực rỡ xuyên qua cửa kính, rọi vào Karen. Tim cô tràn đầy sung sướng, hồn cô lao theo tia nắng lên thiên đường.
Theo: đồ chơi mầm non