Bạn Đang xem Giáo án nhá trẻ 24-36 tháng Category
Chủ đề: Những con vật đáng yêu
Chủ đề: Những con vật đáng yêu
Đề tài: Chú vịt dễ thương
Nhóm lớp: 25-36 tháng
- Mục đích yêu cầu:
– Trẻ lắng nghe và vận động nhịp nhàng theo bài hát.
– Trẻ gọi tên và nhận biết được đặc điểm đặc trưng của con vịt, có khả năng lắp ráp các bộ phận của con vịt cho hoàn chỉnh.
– Trẻ nghe và hiểu lời nói của cô, nói được câu trọn vẹn
– Trẻ lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Chuẩn bị:
– Đĩa CD có hình ảnh con vịt
– Tranh con vịt, trứng vịt
– Các con vịt tách rời các bộ phận để trẻ ráp
– Băng nhạc bài hát: “một con vịt”
- Tiến Hành:
- Hoạt động 1: Con gì kêu thế?
Cô và trẻ cùng chơi trò chơi: “Nghe tiếng kêu đoán tên con vật”
Hỏi trẻ về con vịt (theo sự hiểu biết của trẻ)
Cho trẻ xem tivi
Cho xem tranh để củng cố lại các bộ phận và đặc điểm đặc trưng của con vịt: Đầu, mình, chân có màng nên bơi được dưới nước, tiếng kêu, đẻ ra trứng…
- Hoạt động 2: Vịt con dạo chơi
Cô hỏi trẻ vịt đi như thế nào?
Cô và trẻ cùng giả làm vịt đi dạo chơi, mở nhạc và cho trẻ vận động theo bài hát “ Một con vịt”
- Hoạt động 3: “Nào ta cùng làm”
Cô cho trẻ xem một bức tranh có thiếu các bộ phận của con vịt, nhờ trẻ dán thêm cho hoàn chỉnh.
kết thúc
Chủ Đề: Bé và chim
Đề tài: Chơi với chim
Lớp : 12-18 tháng
- Mục đích yêu cầu:
-Phát triển kỹ năng vận động, trẻ biết vận động nhún nhảy, chạy theo cô làm chim.
– Trẻ nhận biết được hình ảnh bên ngoài của con chim.
– Trẻ biết đọc vuốt theo cô, nói được từ chim, làm động tác mô phỏng theo cô.
– Trẻ hứng thú nghe cô đọc thơ và chơi cùng cô.
- Chuẩn bị:
– Tranh con chim
– Lồng chim có tiếng kêu
– Các con chim bằng học cụ
III. Hoạt động:
- Hoạt động 1: Đố bé con gì?
Cô cho cháu ngồi xung quanh cô.
Cô và bé cùng chơi “ú.. à”.
Cô đưa tranh con chim đang hót ra và trò chuyển cùng trẻ:
– Tranh con gì đây?
Cô nhắc lại từ: “chim hót” và cho trẻ lập lại theo cô.
Cô đọc thơ: Con chim, (2 -3 lần)
Bài thơ: Chim hót líu lo
Chào cô, chào cô
Chim kêu ríu rít
Thích thích thích thích.
Giáo dục trẻ biết chào cô, chào ba mẹ.
Hoạt động 2: Chim hót
Cô cho trẻ nghe tiếng chim hót và hỏi trẻ đoán xem đó là tiếng gì?
Cô đưa mô hìn chim cho trẻ quan sát.
Cho một số trẻ lên chỉ con chim và nói: con chim.
Cô đọc lại bài thơ chim hót và cho trẻ đọc theo cô.
Hoạt động 3: Chim mẹ chim con
Cô mở nhạc bài chim mẹ, chim con.
Cô làm chim mẹ, trẻ làm chim con cùng chạy theo cô và vận động theo bà hát: nhảy lên làm chim bay cao, tay vỗ làm cánh, đưa tay lên miệng làm chim hót.
Kết thúc
Giáo án tay thơm tay ngoan
Giáo án tay thơm tay ngoan
VĐMH: Tay thơm tay ngoan.
Nghe hát: Thật đáng chê.
TCÂN: Ai đoán giỏi.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Dạy hát:
– Dạy trẻ hát rõ lời, đúng nhịp, nhớ tên bài hát. Trẻ hát được theo cô nhịp nhàng., rõ lời, hiểu nội dung.
ĐỌC THÊM
Giáo án văn học thơ hoa kết trái
Giáo án văn học thơ hoa kết trái
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đồ dùng đồ chơi:
- Phương pháp:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
|
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
|
* Tổ chức lớp:
– Cô cùng trẻ hát vận động” màu hoa” .
– Cô hỏi trẻ :
+ Con vừa hát bài gì?
+Bài hát nói về những màu hoa gì?
– Có một bài thơ nói về vẻ đẹp của các loài hoa kết thành quả, đó là bài thơ: hoa kết trái của tác giả Thu Hà .
* Nội dung:
1. Bé nghe cô đọc thơ:
– Cô đọc lần 1: đọc diễn cảm.
– Bài thơ có tên là gì?
– Bài thơ do ai sáng tác.?
– Khi nghe tên bài thơ’’ hoa kết trái’’ các con liên tưởng đến điều gì?
– Bài thơ hoa kết trải nói về mọt số loại hoa kết thành quả, Miền Nam gọi là trái , miền Bác gọi là quả nên tác giả Thu Hà đặt tên bài thơ là hoa kết trái.
– Cô đọc lần 2: kết hợp với hình ảnh minh họa bài thơ trên máy tính.
2. Bé tìm hiểu bài thơ:
– Trong bài thơ có những hoa gì?
– Cô cho trẻ nhắc lại tên các loại hoa đồng thờ cho trẻ xem hình ảnh trên máy chiếu.
– Cô đọc: Hoa cà tim tím .
– Hoa cà sẽ kết thành quả gì?
– Cô đưa quả cà ra cho trẻ quan sát.
– Con thấy quả cà như thế nào?
– Hoa gì trong bài thơ có màu vàng?
– Tác giả Thu Hà đã dùng từ vàng vàng để nói lên vẻ đẹp dịu dàng của hoa mướp.Hoa mướp sẽ phát triển thành quả gì?
– Hoa lựu chói chang được nhà thơ ví với gì?
– Hoa lựu cũng phát triển thành quả lựu, ăn rất ngon.
– Còn những loại hoa nào nữa.
– Cô giảng giải: Hoa mận rung rinh trước gió là sự chuyển động nhẹ nhàng của hoa mậm trong gió.
– Bài thơ hoa kết trái nói về các màu hoa khác nhau, các loài hoa đều kết thành quả. Mỗi loại hoa có một hương sắc khác nhau.Hoa không những đẹp mà còn cho ta những quả ăn ngon và bổ. Vì vậy ở hai câu cuối của bài thơ tác giả đã khuyên các bạn nhỏ điều gì?
– Giáo dục trẻ: không hái hoa , bẻ cành…
3. Bé đọc bài thơ:
– Cô dạy trẻ đọc bài thơ, nhắc trẻ đọc thể hiện đúng tình cảm của bài thơ và ngắt nghỉ đúng:
– Cô cho cả lớp đọc đồng thanh 2 – 3 lần.
– Cho trẻ đọc theo tiết tấu to nhỏ, nhanh chậm: Khi cô đánh tay cao trẻ đọc nhanh, khi cô đánh tay thấp trẻ đọc nhỏ, khi cô đánh tay ngang người trẻ đọc giọng điệu bình thường .
– Cô cho các tổ thi đua nhau đọc: cô đánh tay về phía tổ nào thì tổ đó đọc, khi cô đánh cả hai tay thì cả lớp cùng đọc.
– Cho các nhóm đọc bài thơ.
– Cô cho một vài cá nhân trẻ đọc bài thơ
– Cô nhận xét về cách đọc bài thơ của trẻ.
– Giáo dục trẻ thông nội dung bài thơ.
* Kết thúc:
– Củng cố nội dung bài học.
– Cô giáo dục trẻ.
– Cho trẻ hát bài: ra vườn hoa.
|
– Hát vận động.
– Lắng nghe
– Quan sát.
– Lắng nghe.
– Vâng ạ.
– Lắng nghe.
– Hoa cà, hoa mướp, hoa lựu, hoa mận, hoa đỗ, hoa vừng.
– Quả cà.
– Hoa mướp.
– Hoa lựu như đốm lửa.
– Không được hái hoa tươi.
– Lắng nghe.
– Đọc đồng thanh.
– Đọc theo tiết tấu.
– Đọc thơ.
– Lắng nghe.
– Hát vận động.
|
Giáo án lớp mầm tết đến rồi
Giáo án lớp mầm tết đến rồi
VĐTN: Vỗ tay theo nhịp
NH: Bé chúc xuân
TCÂN: Ai đoán giỏi
I. Mục đích – Yêu cầu
*Kiến thức – Kỹ năng
– Dạy trẻ hát diễn cảm bài hát, đúng lời, rõ nhịp, nhịp điệu, giọng vui tươi, sôi nổi
– Dạy trẻ biết vỗ tay theo nhịp, kết hợp với bài hát.
– Trẻ nhớ tên bài hát, tên trò chơi, luật chơi.
*Phát triển
– Tai nghe âm nhạc, trí nhớ, ngôn ngữ
– Sự hứng thú, tích cực trong trò chơi
*Giáo dục
– Yêu ngày Tết cổ truyền của dân tộc
– Lòng yêu kính ông bà, cha mẹ
– Dạy hát: PP: BDDC
BP: Luyện tập
– VĐTN: PP: Luyện tập
BP: Sửa sai
– NH PP: BDDC
BP: Giải thích
– TCVĐ PP: Thực hành
BP: Thực hành
1. Dạy hát
– Cho trẻ nghe nhạc vào chỗ ngồi
– Các con ơi, sáng nay cô gặp bạn búp bê, mẹ bạn mới mua cho bạn thật nhiều áo mới để mặc vào ngày Tết. Bạn hát tặng cho lớp mình một bài hát. Bây giờ, cô sẽ hát bài hát nói về tết cổ truyền rất hay. Cô hát cho các con nghe nhé.
– Cô hát mẫu lần 1 + đàn
+ Cô vừa hát cho các con nghe bài gì ?
+ Thưa cô bài “Tết đến rồi”
– Cô hát mẫu lần 2 + đàn
– Bây giờ, các con cùng hát với cô nhé
– Trẻ tấp hát với cô 2-3 lần
+ Mời từng tổ hát + sửa sai
+ Mời 1-2 trẻ khá hát cho cả lớp nghe
+ Sau đó cả lớp hát (nếu còn thời gian).
2. Vận động minh hoạ
– Các con hát rất là hay, để bài hát hay hơn nữa, cô sẽ dạy các con vỗ tay theo nhịp bài “Tết đến rồi” nha !
– Muốn vỗ tay đúng và đẹp, các con nhìn xem cô vỗ tay như thế nào nhé.
+ Cô vỗ mẫu lần 1.
+ Muốn vỗ cho thật hay, đầu tiên cô sẽ vỗ vào chữ “Tết” của bài hát và cứ thế vừa hát vừa vỗ tay cho đến hết bài hát.
+ Vỗ nghỉ, vỗ nghỉ, vỗ nghỉ
+ Cô vỗ mẫu lần 2.
– Cho cả lớp làm lại vỗ nghỉ 2-3 lần
+ Cho cả lớp thực hiện
+ Mời tổ, nhóm, có dụng cụ cho trẻ vỗ.
+ Cả lớp
3. Nghe hát
– Hôm nay, cô thấy lớp mình học ngoan nên bây giờ cô sẽ hát thưởng cho các con 1 bài hát nha! Đó là bài “Bé chúc xuân”
– Cô hát lần 1
+ Cô vừa hát bài gì vậy các con ?
+ Thưa cô bài “Bé chúc xuân”
– Cô hát lần 2 và làm động tác minh hoạ
* Giáo dục: Các con ơi, em bé trong bài hát rất là giỏi nè, bé biết chúc tết mọi người những lời chúc tốt đẹp. À! thế các con có giỏi như bạn không nè ?
4. Trò chơi
– Để thưởng các con, bây giờ cô cho các con chơi trò chơi nhé. “Ai đoán giỏi”
– Hỏi trẻ lại cách chơi, luật chơi.
– Cô nhắc lại.
– Cả lớp cùng chơi 2-3 lần
5. Kết thúc
Nhận xét – Tuyên dương.
I. Mục đích – Yêu cầu
-Trẻ thuộc và hát diễn cảm bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp được.
– Trẻ nhớ nội dung bài hát
– Trẻ say mê nghe cô hát.
– Trẻ chơi thành thạo và hứng thú trong trò chơi đồ chơi trong lớp mầm non.
* Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ, tai nghe, chú ý, tri nhớ, ngôn ngữ
*Giáo dục: Yêu thiên nhiên, lòng kính yêu ông bà cha mẹ
– Đàn, máy Cassette, bộ gõ
* Dạy hát:
– Cô đàn một đoạn nhạc, đố trẻ tên bài hát.
– Cô hát mẫu
– Bắt nhịp cả lớp hát vài lần.
– Tổ, nhóm hát
– Cá nhân
* Nghe hát
+ Hôm nay cô đố các con bài hát nào cô sắp hátnói về em bé giỏi biết chúc tết mọi người ?
+ Thưa cô bài “Bé chúc xuân”
– Cô bddc + đàn lần 1
– Đàm thoại
– Bài hát nói về điều gì ?
– Cô bddc + đàn lần 2
* VĐMH
– Bạn nào biết vỗ tay theo nhịp vỗ như thế nào ?
– Cô vỗ mẫu
– Cô ráp lời bài hát + vỗ tay cho trẻ cùng làm theo vài lần. Cô quan sát, sửa sai.
– Mời tổ, nhóm.
*TCÂN
– Hôm nay cô sẽ cho các con chơi “Ai đoán giỏi”
– 1 trẻ nói luật chơi
– Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
3. Kết thúc
Nhận xét – Tuyên dương.
Hoạt động nhận biết tập nói
GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT TẬP NÓI
Giáo viên trên lớp đã tích lũy được thêm nhiều kiến thức và phương pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn và có hiệu quả hơn.
Hoạt động nhận biết tập nói
Đề tài: Một số đồ dùng để ăn
Chủ đề: Mẹ và những người thân yêu của bé
Đối tượng: Nhà trẻ 24- 36 tháng.
5 trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.
Loại trẻ: Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.
Thời gian: 15-18 phút.
Số trẻ: 16- 18 trẻ
Ngày dạy: 03/05/2014
- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1.Yêu cầu chung :
– Kiến thức:
+ Trẻ biết tên một số đặc điểm đặc trưng của đồ dùng để ăn như: Cái bát, cái đĩa, cái thìa.
– Kỹ năng:
+ Trẻ trả lời được câu hỏi cô nêu.
+ Trẻ trả lời câu hỏi to, rõ ràng, nói được câu 3- 4 tiếng.
– Thái độ:
+ Trẻ ngoan chú ý quan sát, hứng thú học.
+ Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
2.Yêu cầu riêng:
– Kiến thức:
+ Trẻ biết 2 đặc điểm của đồ dùng để ăn: đựng, xúc
– Kỹ năng:
+ Trẻ nói được 1-2 từ.
– Thái độ: Trẻ biết làm theo hành động giống bạn.
- CHUẨN BỊ:
- Địa điểm, đội hình
– Địa điểm: Trong lớp
– Đội hình: Ngòi chiếu hình vòng cung
- Đồ dùng:
- Đồ dùng của cô:
– Ti vi, đầu đĩa, máy vi tính
– Nhạc bài hát: “Mời bạn ăn”
– 1 bát, 1 thìa, 1 đĩa bằng inox
- Đồ dùng đồ chơi ngoài trời mầm non của trẻ:
– Mỗi trẻ 1 rổ đựng 1 bát nhựa màu đỏ, 1 thìa màu xanh, 1 đĩa nhựa.
- Đồ dùng của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ:
– Mỗi trẻ 1 rổ đựng: bát nhựa màu đỏ, thìa màu xanh.
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ | Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ |
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:– Cô và trẻ hát bài hát: “ Mời bạn ăn”
– Trò chuyện về nội dung của bài hát: 2. Nội dung chính: * Trò chuyện về một số đồ dùng để ăn. a.NBTN: Cái bát – Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “trốn cô” – Cô có cái gì đây? – Cô giới thiệu về cái bát + Cô chỉ vào miệng bát và hỏi trẻ, miệng bát có dạng hình gì? + Cô chỉ vào thân bát và hỏi trẻ? +Cô chỉ vào đáy bát và hỏi trẻ? + Cái bát này dùng để làm gì? – Cô củng cố lại đặc điểm của cái bát. b. NBTN: Cái thìa – Cho trẻ chơi trò chơi: “Trời tối, trời sáng” – Cô có gì đây? – Cô chỉ vào cái thìa và giới thiệu cho trẻ biết. + Cô chỉ vào cán thìa và hỏi trẻ. => Cô củng cố lại. – Cái thìa dùng để làm gì? – Cô củng cố lại đặc điểm của cái thìa. * Liên hệ: Thế hàng ngày ở lớp, ở nhà các con dùng dụng cụ gì để ăn? * Cô nhận xét và củng cố lại cho trẻ. * Mở rộng: Cô cho trẻ xem một số đồ dùng để ăn khác. c. Giáo dục: Biết giữ gìn đồ dùng. 3.Luyện tập: – TC1: Thi xem ai giỏi. – TC2: Phân loại đồ dùng. => Cô nhận xét trẻ chơi và củng cố lại. *Kết thúc: – Cô nhận xét trẻ. |
– Trẻ hát cùng cô- Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe và trả lời các câu hỏi của cô.
– Trẻ trả lời. – Trẻ lắng nghe.
– Cả lớp, cá nhân trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe.
– Trẻ chơi.
– Trẻ trả lời. – Trẻ lắng nghe.
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe
– Trẻ chú ý quan sát.
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ thực hiện. – Trẻ chơi.
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ lắng nghe. |
Trẻ lắc lư theo nhạc.
-Trẻ trả lời: Bạn ăn. -Trẻ kể: Thịt, cá, đậu.
-Trẻ trả lời: Cái bát.
– Trẻ trả lời: Ăn.
– Trẻ thực hiện giống các bạn.
– Trẻ trả lời: Thìa.
– Trẻ trả lời: Xúc.
– Trẻ trả lời: Thìa.
– Trẻ quan sát.
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ tìm được cái bát màu đỏ, cái thìa màu xanh. – Trẻ cất bát và thìa vào rổ. – Trẻ lắng nghe |
Xem thêm tại: https://thietbimamnonhavu.com/giao-duc-tre-cham-phat-trien-ngon-ngu-lop-nha-tre.html
Kết quả:
– Trẻ lớp tôi rất thích tham gia vào hoạt động chơi tập có chủ đích, ngôn ngữ của trẻ tăng lên rõ rệt, trẻ sử dụng ngôn ngữ đối với một số đồ vật mà trẻ chưa biết tên gọi, trẻ tự đặt ra một từ mới, trẻ sử dụng nhiều câu trong giao tiếp.
– Giáo viên trên lớp đã tích lũy được thêm nhiều kiến thức và phương pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn và có hiệu quả hơn.
- Biện pháp 5: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động mọi lúc, mọi nơi.
Khi tham gia các hoạt động của lớp trẻ được phát triển ngôn ngữ rất nhanh. Hình thức hoạt động phong phú giúp trẻ thích thú và tập trung chú ý, những kiến thức được lồng vào các hoạt động được lặp đi lặp lại những điều đã học dưới các hình thức khác nhau giúp trẻ ôn lại những điều đã học mà không thấy nhàn chán. Việc làm này giúp trẻ khắc phục hạn chế trong việc ghi nhớ để diễn đạt; trong tất cả các hoạt động đều nhằm mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ để giúp trẻ có đầy đủ khả năng hòa nhập vào lớp bình thường. Vậy tổ chức các hoạt động như thế nào để đạt được hiệu quả đó. Tôi đã lựa chọn một số hoạt động như sau:
a, Thông qua hoạt động đón – trả trẻ:
Thời gian đón – trả trẻ ở trường mầm non được diễn ra thường nhật, lặp đi lặp lại qua các ngày trong tuần. Trong thời gian này, tôi và trẻ được trò chuyện với nhau rất nhiều về: Các chủ đề mà trẻ đang học, những điều vừa diễn ra tại gia đình trẻ, hay những điều đã xảy ra tại lớp trong ngày. Vì vậy đây là cơ hội tốt để trẻ được giao lưu, trò chuyện bên cô và bạn. Với mỗi chủ đề tôi lại lựa chọn những cách trò chuyện khác nhau cho phù hợp với sự phát triển của trẻ.
* Với chủ đề: “Mẹ và những người thân yêu của bé”
– Giờ đón trẻ:
+ Tôi trò chuyện với trẻ về tên bố, tên mẹ, công việc hàng ngày của mẹ, tôi đã dùng các câu hỏi:
+ Bố cháu tên là gì?
+ Mẹ cháu tên là gì?
+ Ở nhà mẹ thường làm gì?
– Giờ trả trẻ:
+ Tôi lại hỏi trẻ về gia đình trẻ và cô kể cho trẻ nghe câu chuyện Gà mái hoa mơ để trẻ hiểu hơn về gia đình
* Với chủ đề: “Bé đi khắp nơi bằng phương tiện gì?”
– Giờ đón trẻ: Cô trò chuyện với trẻ:
+ Hôm nay ai đưa cháu đi học?
+ Mẹ cháu đưa đi học bằng xe gì?
+ Cô nào đón cháu vào lớp?
– Giờ trả trẻ:
+ Cho trẻ xem tranh về các phương tiện giao thông như: Xe đạp, xe máy, ô tô, xích lô….
+ Cho trẻ nghe âm thanh của một số phương tiện giao thông để trẻ đoán tên phương tiện đó.
+ Cho trẻ được hát và vận động theo nhạc bài hát: “Em tập lái ô tô”. “Một đoàn tàu”.
b, Thông qua hoạt động góc:
Hoạt động ở các góc là hình thức tổ chức quan trọng để thực hiện mục tiêu và nội dung giáo dục mầm non. Hoạt động góc tạo điều kiện cho trẻ được cung cấp, củng cố những khái niệm và kỹ năng đã học, đặc biệt trẻ được giao tiếp nhiều hơn với cô và với bạn. Việc tổ chức cho trẻ vui chơi cùng nhau có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thông qua hoạt động vui chơi, ngôn ngữ của trẻ dần được hình thành và phát triển. Trẻ nhận thức được thế giới xung quanh, trao đổi ý đồ chơi, giao lưu tình cảm trong lúc chơi, phát triển khả năng tư duy và trí tưởng tượng của trẻ. Tôi đã lựa chọn một số góc chơi như sau:
– Góc chơi “Bé chơi với búp bê”:
Tôi trang trí hình ảnh các bé đang chơi với búp bê như: Mặc quần áo cho búp bê, cho búp bê ăn, ru búp bê ngủ. Với các nguyên vật liệu phế thải như: chai nhựa, hộp sữa, xốp…tôi đã làm ra được một số đồ dùng như: cái làn đi chợ, cái túi, cái mũ, cái xe đạp…và một số món ăn như: trứng rán, bánh gối, bánh ngọt, nem…trẻ rất thích thú tham gia chơi theo ý muốn của mình như là làm mẹ đi chợ, làm người bán hàng…Lúc đầu trẻ chơi còn nhút nhát nhưng sau khi được cô chơi cùng trẻ đã mạnh dạn hơn và giao tiếp với bạn chơi, với đồ vật chơi được tốt hơn rất nhiều.
Ví dụ: Trò chơi sáng tạo “Bế em”, tôi nhập vai làm mẹ búp bê cho búp bê bú sữa bình, cho búp bê ăn, cho búp bê ngủ. Trẻ sẽ bắt chước những từ tôi nói như: Con của mẹ ngoan quá! Ôi con ăn giỏi quá!…. Ôi em bé khóc rồi, nín đi nào em đừng khóc nữa! Ôi em búp bê buồn ngủ rồi, Hát ru cho em ngủ thôi! Và cháu Dung cũng đã nói được theo cô: “Búp bê ngoan”. Cháu Bảo Ngọc cũng nói được theo cô như: “Ôi! Em búp bê nín đi”!
Cứ như vậy trẻ biết hát ru “à ơi”, biết cho em bé ngủ biết nói lời nựng em. Từ đó vốn từ của trẻ cũng được phát triển theo.
nguồn: Giáo án nhá trẻ 24-36 tháng
Trường Mầm non của bé
Trường Mầm non của bé
Đề tài: Bé vui đến trường
I. Mục đích yêu cầu:
– Trẻ tập được các động tác theo cô, đi bình thưòng, chân không chạm vạch trên đường ngoằn ngoèo.
– Phát triển vận động thể lực cho trẻ.
– Tập thở sâu phát triển cơ bắp, rèn luyện khả năng thực hiện bài tập theo cô.
– Trẻ thích thú, vui vẻ chơi trò chơi. đồ chơi mầm non
– Giáo dục trẻ: có ý thức học bài ngoan.
II. Chuẩn bị:
– Mô hình nhà búp bê.
– Mỗi trẻ 1 quả bóng màu đỏ- cô 1 quả.
– Sơ đồ 1 đưòng ngoằn ngèo rộng 35cm, dài 3m.
– Địa điểm: Phòng tập.
II. Tiến Hành:
1. Khởi động:
Cô làm chim mẹ, trẻ làm chim con dạo chơi phòng tập. Đi thành vòng tròn- đi thường- đi bước dài- đi thường- đi nhanh, sau đó chuyển sang chạy chậm dần- đi bình thường- đứng lại thành vòng tròn.
2. Trọng động:
a. BTPTC: “Tập với bóng”.
Cô đưa quả bóng ra đố trẻ:
– Cô có quả gì đây?
– Quả bóng này có màu gì? ( Cả lớp- cá nhân).
Bây giờ cô con mình sẽ cùng tập với những quả bóng này nhé!
* Động tác 1: Thổi bóng
. TTCB: Đứng thoải mái, bóng để dưới chân, 2 tay chụm lại để trước ngực.
1. “Thổi bóng”: hít vào thật sau sau đó thở ra từ từ- 2 tay giang rộng.
2. Về TTCB.
* Động tác 2: Đưa bóng lên cao
.TTCB: Đứng tự nhiên, 2 tay cầm bóng để ngang ngực.
1. Đưa bóng lên cao: 2 tay cầm bóng đưa lên cao.
2. Bỏ bóng xuống: về TTCB.
* Động tác 3: Cầm bóng lên cao
. TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, tay thả xuôi, bóng để dưới chân.
1. Cầm bóng lên: Trẻ cúi xuống 2 tay cầm bóng giơ lên cao ngang ngực.
2. Để bóng xuống: Trẻ cầm bóng cúi xuống đặt bóng xuống sàn.
* Động tác 4: Bóng nảy
.TTCB: Trẻ đứng thoải mái, 2 tay cầm bóng.
. TH: Nhảy bật tại chỗ vừa nhảy vừa nói: ” bóng nảy”.
* Cô hỏi lại trẻ tên bài tập?
b.Vận động cơ bản: ” Đi theo đường ngoằn ngoèo”
Nghe tin trường của bạn búp bê có rất nhiều đồ dùng đồ chơi mầm non, đồ chơi đẹp.
Bây giờ cô con mìnhcùng đến thăm ngôi trường thân yêu của bạn nhé!
Nhưng đường đến trường của bạn rất khó đi, các con phải đi qua 1 con đường ngoằn ngoèo, uốn khúc đấy.
Giờ các con hãy xem cô đi trước 1 lần nhé!
* Vận động mẫu: 2 lần.
– Lần 1: Tập trọn vẹn, không phân tích động tác.
– Lần 2: Kết hợp phân tích:
Cô đứng tự nhiên, 2 tay thả xuôi khi có hiệu lệnh 2/3: bắt đầu đi vào đường ngoằn ngoèo.
Khi đi cô chú ý lưng thẳng, chân bước đều không chạm vạch.
* Trẻ thực hiện:
– Cô đi trước, cho trẻ nối đuôi nhau đi theo sau.
– Cho từng tốp 2 trẻ đi.
– Trong khi trẻ đi cô chú ý quan sát, sửa sai, nhắc trẻ đi không được dẫm lên vạch.
– Cho cả lớp đi lại 1 lần đến chào bạn búp bê, bạn búp bê tặng đồ chơi cho các bạn
– Các con vừa vận động bài gì?
– Giáo dục trẻ: Đoàn kết trong khi chơi, không được chen lấn, xô đẩy bạn kẻo ngã.
c. Trò chơi vận động: ” Dung dăng dung dẻ”
Cô hướng dẫn cách chơi và cùng chơi với trẻ.
3. Hồi tĩnh:
Cho trẻ thi xem ai đi khẽ nhất trong phòng tập 1- 2 vòng rồi cho trẻ ra chơi.
Giáo án nhá trẻ 24-36 tháng hoạt động với đồ vật
Giáo án nhá trẻ 24-36 tháng hoạt động với đồ vật
HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
KHÁM PHÁ HỘP GIẤY
I.Mục đích yêu cầu:
_Kỹ năng: Rèn kỹ năng cầm, nắm, đặt ếp, kỹ năng đi, kéo hộp giấy
_Ngôn ngữ: Tập cho trẻ nói các từ, câu ngắn:hộp giấy, ú à, đùng đùng, gấu, xe kéo…
_Giáo dục: Trẻ biết hưởng ứng theo cô.
II.Chuẩn bị:
_Túi vải to
_9 hộp giấy có đục lỗ thủng nhỏ trên các mặt (dành cho trẻ)
_1 hộp giấy to hơn (dành cho cô)
_ Một con gấu bằng nhựa nhỏ
_ Băng, đĩa nhạc
III. Tiến trình hoạt động của trẻ.
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của trẻ |
Hoạt động 1: “Bé khám phá hộp giấy”
Hoạt động 2: “Bé kéo xe chở gấu đi chơi” Cô cho trẻ lấy sợi dây từ hộp giấy ra
Kết thúc: |
Giáo án nhá trẻ 24-36 tháng Đề tài: Xếp cạnh nhau
Giáo án nhá trẻ 24-36 tháng Đề tài: Xếp cạnh nhau
HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
XẾP CẠNH NHAU.
I.Mục đích yêu cầu:
_ Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, biết phối hợp hoạt động mắt và tay, thích thú khi thấy sự chuyển động của đồ vật.
_ Hình thành khái niệm xếp sát cạnh.
II. Chuẩn bị:
_ Gỗ xếp hình
_Mô hình nhà ga
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của trẻ |
Ổn định tổ chức, trò chuyện với trẻ
Hát bài: “Lại đâu với cô”. Vừa hát vừa kéo trẻ lại gần. Cô giới thiệu gỗ xếp hình, cô vừa xếp tàu hỏa cho cháu xem, và hướng dẫn trẻ xếp. Cô cho trẻ chơi xếp tàu hỏa ( vừa xếp vừa đọc thơ: “Con tàu”) Con tàu Xình xịch, xình xịch Đầu tàu đi trước Từng toa tiếp bước Xếp hàng vào ga Xình xịch, xình xịch (Bích Hạnh)
Tìm các đồ vật, con vật để xếp cạnh nhau sau đó đặt tên cho nhóm đồ vật. Khuyến khích trẻ tự đặt tên nhóm đồ vật: (Bộ nấu ăn, đồ dùng gia đình, sách vở…)
3.Trò chơi: Trò chơi: “Xếp hình ô tô” Luật chơi: Cho mỗi trẻ một bộ phận của chiếc ô tô đồ chơi bằng gỗ (bánh xe, khung xe, đầu xe). Khi cô nói tên bộ phận nào thì trẻ nhanh chóng lên xếp các bộ phận đó sát cạnh nhau để xếp thành mô hình ô tô.
4. Kết thúc: Cô khen động viên trẻ |
Trẻ ngồi quay quần bên cô.
Trẻ xếp các khối gỗ, khối xốp, nưhaj thành đoàn tàu.
Cho trẻ lấy các con vật tự xếp cạnh nhau (trẻ chơi theo nhóm nhỏ, cá nhân) |
Chủ đề: Trường Mầm non của bé Giáo án nhá trẻ 24-36 tháng
Chủ đề: Trường Mầm non của bé Giáo án nhá trẻ 24-36 tháng
Chủ đề: Trường Mầm non của bé
Đề tài: Bé vui đến trường
Nhóm lớp: 25-36 tháng
I. Mục đích yêu cầu:
– Trẻ tập được các động tác theo cô, đi bình thưòng, chân không chạm vạch trên đường ngoằn ngoèo.
– Phát triển vận động thể lực cho trẻ.
– Tập thở sâu phát triển cơ bắp, rèn luyện khả năng thực hiện bài tập theo cô.
– Trẻ thích thú, vui vẻ chơi trò chơi mầm non.
– Giáo dục trẻ: có ý thức học bài ngoan.
II. Chuẩn bị:
– Mô hình nhà búp bê.
– Mỗi trẻ 1 quả bóng màu đỏ- cô 1 quả.
– Sơ đồ 1 đưòng ngoằn ngèo rộng 35cm, dài 3m.
– Địa điểm: Phòng tập.
II. Tiến Hành:
1. Khởi động:
Cô làm chim mẹ, trẻ làm chim con dạo chơi phòng tập. Đi thành vòng tròn- đi thường- đi bước dài- đi thường- đi nhanh, sau đó chuyển sang chạy chậm dần- đi bình thường- đứng lại thành vòng tròn.
2. Trọng động:
a. BTPTC: “Tập với bóng”.
Cô đưa quả bóng ra đố trẻ:
– Cô có quả gì đây?
– Quả bóng này có màu gì? ( Cả lớp- cá nhân).
Bây giờ cô con mình sẽ cùng tập với những quả bóng này nhé!
* Động tác 1: Thổi bóng
. TTCB: Đứng thoải mái, bóng để dưới chân, 2 tay chụm lại để trước ngực.
1. “Thổi bóng”: hít vào thật sau sau đó thở ra từ từ- 2 tay giang rộng.
2. Về TTCB.
* Động tác 2: Đưa bóng lên cao
.TTCB: Đứng tự nhiên, 2 tay cầm bóng để ngang ngực.
1. Đưa bóng lên cao: 2 tay cầm bóng đưa lên cao.
2. Bỏ bóng xuống: về TTCB.
* Động tác 3: Cầm bóng lên cao
. TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, tay thả xuôi, bóng để dưới chân.
1. Cầm bóng lên: Trẻ cúi xuống 2 tay cầm bóng giơ lên cao ngang ngực.
2. Để bóng xuống: Trẻ cầm bóng cúi xuống đặt bóng xuống sàn.
* Động tác 4: Bóng nảy
.TTCB: Trẻ đứng thoải mái, 2 tay cầm bóng.
. TH: Nhảy bật tại chỗ vừa nhảy vừa nói: ” bóng nảy”.
* Cô hỏi lại trẻ tên bài tập?
b.Vận động cơ bản: ” Đi theo đường ngoằn ngoèo”
Nghe tin trường của bạn búp bê có rất nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp.
Bây giờ cô con mìnhcùng đến thăm ngôi trường thân yêu của bạn nhé!
Nhưng đường đến trường của bạn rất khó đi, các con phải đi qua 1 con đường ngoằn ngoèo, uốn khúc đấy.
Giờ các con hãy xem cô đi trước 1 lần nhé!
* Vận động mẫu: 2 lần.
– Lần 1: Tập trọn vẹn, không phân tích động tác.
– Lần 2: Kết hợp phân tích:
Cô đứng tự nhiên, 2 tay thả xuôi khi có hiệu lệnh 2/3: bắt đầu đi vào đường ngoằn ngoèo.
Khi đi cô chú ý lưng thẳng, chân bước đều không chạm vạch.
* Trẻ thực hiện:
– Cô đi trước, cho trẻ nối đuôi nhau đi theo sau.
– Cho từng tốp 2 trẻ đi.
– Trong khi trẻ đi cô chú ý quan sát, sửa sai, nhắc trẻ đi không được dẫm lên vạch.
– Cho cả lớp đi lại 1 lần đến chào bạn búp bê, bạn búp bê tặng đồ chơi cho các bạn
– Các con vừa vận động bài gì?
– Giáo dục trẻ: Đoàn kết trong khi chơi, không được chen lấn, xô đẩy bạn kẻo ngã.
c. Trò chơi vận động: ” Dung dăng dung dẻ”
Cô hướng dẫn cách chơi và cùng chơi với trẻ.
3. Hồi tĩnh:
Cho trẻ thi xem ai đi khẽ nhất trong phòng tập 1- 2 vòng rồi cho trẻ ra chơi.
Xem thêm: giáo án mầm non
Chủ đề đồ dùng đồ chơi của bé
CHỦ ĐỀ: ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI CỦA BÉ
Thời gian thực hiện: 2 tuần (Từ 06/10 đến 17/10/2014)
LĨNH VỰC
PHÁT TRIỂN
|
MỤC TIÊU
|
NỘI DUNG |
GHI CHÚ
|
PHÁT TRIỂN
THỂ CHẤT
|
* Phát triển vận động:
– Trẻ nhìn và tập theo cô
cácđộng tác trong bài thể dục sáng. – Phát triển một số vân động
cơ bản: Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng, đi có mang vật trên tay, Đi bước qua gậy kê cao, Bước qua vật cản ném bóng qua dây. – Phát triển sự linh hoạt,
khéo léo của bàn tay, phối hợp cử động của bàn tay, ngón tay trong các hoạt động: di màu, mở sách, xâu vòng, gắn dính, vò giấy. * Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:
– Trẻ tiếp tục làm quen với
chế độ ăn ở trường và trẻ tập tự xúc cơm ăn. – Bước đầu trẻ biết cất dọn
đồ chơi khi chơi xong dưới sự giúp đỡ của cô giáo. – Trẻ làm quen với việc được
cô giáo rửa tay, lau miệng trước và sau khi ăn. |
* Phát triển vận động
1 . Thể dục sáng: Trẻ tập đi
vào vòng tròn kết hợp các kiểu đi: + Hô hấp: Tập hít vào thở ra
+ Tay: Giơ cao, đưa ra phía
trước, đưa sang ngang + Chân:Ngồi xuống, đứng lên
+ Lưng, bung, lườn: Cúi người
phía trước, nghiêng người hai bên. + Bật : Bật cao tại chỗ
2. Vận động cơ bản:- Đi có
mang vật trên tay.TC: Đuổi bóng – Bò thẳng hướng có mang vật
trên lưng. TC: Đuổi bóng
– Đi bước qua gậy kê cao. TC:Ai đi nhẹ hơn
– Thông qua các hoạt động:
Xâu vòng, di màu, gắn dính, mở sách… * GDDD& SK
– Làm quen chế độ ăn cơm và
các loại thức ăn khác nhau. – Trẻ cất dọn đồ chơi khi
chơi xong. – Có một số thói quen tốt
trong sinh hoạt: ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn, lau mồm, uống nước sau khi ăn. Tự xúc cơm, uống nước. |
|
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
|
– Trẻ nhận biết, gọi tên một
số đồ dùng, đồ chơi như: đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống, đồ dùng cá nhân, đồ chơi ở lớp, đồ chơi ngoài trời. – Trẻ chỉ, nói tên các đồ
dùng, đồ chơi mầu đỏ theo yêu cầu của cô. |
– Nhận biết: Tên , đặc điểm
nổi bật, công dụng và cách sử dụng đồ dùng đồ chơi. +Đồ dùng đồ chơi ở lớp của
bé: Tên gọi, đồ chơi ở các góc,cộng dụng. + Đồ dùng để ăn, đồ dùng để
uống : Tên gọi đặc điểm công dụng. + Đồ dùng của bé: những đồ
dùng bé mang đến lớp: đặc điểm công dụng của những đồ dùng đó. – Nhận biết phân biệt:
Màu xanh, đỏ. |
|
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
|
– Trẻ nghe và hiểu được nội
dung bài thơ, câu truyện cổ tivh1 việt nan ngắn đơn giản. – Trẻ đọc, hát theo cô các
bài thơ, bài hát, bài đồng dao, ca dao trong chủ điểm. – Bước đầu trẻ biết chào cô,
chào bố mẹ khi đến lớp và khi ra về. |
– Bé
cùng các bạn nghe cô giáo kể chuyện, trả lời được các câu hỏi của cô. – Đọc
thơ: Đi dép, Chổi ngoan, Cái mũ, Bập bênh… –
Truyện: Chào buổi sáng, Bi bi không gọn gàng, Ngôi nhà ngọt ngào.Quả bóng. – Trẻ
chào cô, chào bố mẹ khi đến lớp |
|
PHÁT TRIỂN
TC-XH- THẨM MỸ
|
– Biết thể hiện một số hành vi xã hội đơn
giản qua trò chơi giả bộ: Bế em, khuấy bột cho em, vắt nước cam. – Trẻ biết hát và vận động
theo cô các động tác đơn giản của một số bài hát, bản nhạc quen thuộc trong chủ điểm. – Thích xé giấy, xếp hình,
xem tranh, di mầu hình ảnh các loại đồ dùng, đồ chơi mầm non. |
– Trẻ chơi bón bột cho em,
cho em ăn, ru em ngủ… – Dạy hát: Đôi dép, Kéo cưa
lừa xẻ. – T/C: Nghe âm thanh đoán tên
nhạc cụ, .- Vận động theo nhạc: đi một
hai. – Tô màu đồ dùng đồ chơi trong lớp, đồ dùng để ăn, để
uống, đồ dùng của bé, tô màu cái bát. |
Nhấn vào đây để tải về : http://www.mediafire.com/download/8imc1mu8uo1ibbf/2436+THANG+DO+DUNG+DO+CHOI+CUA+BE.doc