Bạn Đang xem Giáo án mầm non lớp 4 tuổi Category
Đề tài Làm hoa tặng cô nhân ngày 8-3
Đề tài Làm hoa tặng cô nhân ngày 8-3
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
Đề tài: Làm hoa tặng cô nhân ngày 8/3
Chủ đề: Thế giới thực vật
Đối tượng: Mẫu giáo bé
Thời gian: 20 – 25 phút
Số trẻ: 20 – 25 trẻ
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Kiến thức
– Trẻ biết đặc điểm của 1 số bông hoa: hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa tuy líp
– Trẻ biết làm bông hoa tặng mẹ nhân ngày 8/3
– Đối với cháu Nhật: Trẻ biết đặc điểm, hình dạng chi tiết 1 bông hoa hoa cúc.
- Kỹ năng
– Rèn trẻ kỹ năng bôi hồ, quấn giấy, xếp chồng, dán hồ, dán băng dính
– Phát triển sự khéo léo, linh hoạt cuả đôi bàn tay, trí tưởng tưởng, óc thẩm mỹ cho trẻ
– Đối với cháu Nhật: Trẻ có kỹ năng bôi hồ quấn giấy, xếp chồng, dán hồ, dán băng dính có sự hỗ trợ của cô.
+ Nâng cao khả năng tập trung chú ý.
+ Nâng cao khả năng phối hợp mắt-tay
- Thái độ
– Trẻ biết quan tâm đến mẹ trong ngày 8/3, hứng thú làm hoa tặng mẹ
– Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh khi thực hiện
II/ CHUẨN BỊ
- Địa điểm, đội hình
– Trong lớp C3
– Trẻ ngồi theo bàn. 4 trẻ 1 bàn
- Đồ dùng:
- Đồ dùng của cô:
– 1 lẵng hoa cúc bằng giấy nhăn mềm: hoa màu vàng, trắng, xanh non
– 1 bát hoa đồng tiền bằng giấy màu: hoa màu vàng, đỏ, hồng, cam.
– 1 lọ hoa Tuy líp cánh hoa bằng vải dạ màu đỏ, vàng, tím, nhụy bằng len vàng.
– Đĩa nhạc bài: Quà 8/3; Bông hoa mừng cô
– Đầu đĩa, ti vi, que chỉ.
- Đồ dùng của trẻ:
– Ống hút, vỏ thạch, cánh hoa, bông hoa bằng vải dạ, giấy màu, giấy nhăn
– Hộp để đồ dùng
– Đĩa đựng hồ, băng dính, khăn lau tay.
*NDTH: Âm nhạc mầm non “ Quà 8/3; Bông hoa mừng cô”
III/ CÁCH TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ | HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ | HOẠT ĐỘNG TRẺ TỰ KỶ |
1. Ổn định tổ chức
Cô cho trẻ hát bài: “ Quà 8/3“ và trò chuyện về nội dung bài hát: Trong bài hát bạn nhỏ đãlàm gì để tặng mẹ nhân ngày 8/3 ? 2. Nội dung chính: Cho trẻ xem hoa cô làm tặng bà và mẹ a) Quan sát và đàm thoại * Cho trẻ quan sát lẵng hoa cúc: Cô đưa lẵng hoa cúc ra và hỏi trẻ: + Các con nhìn xem cô có lẵng hoa gì đây? + Lẵng hoa cúc có những gì? + Những bông hoa có màu gì? – Cô cho trẻ sờ cánh hoa và hỏi trẻ: + Những bông hoa này được làm bằng gì? + Các con còn nhớ cách làm bông hoa cúc không? =>Cô chốt lại ý của trẻ và nhắc lại cách làm. * Tương tự như vậy với lọ hoa Tuylip và bát hoa đồng tiền b) Hỏi ý định của trẻ: – Mẹ các con sẽ rất vui khi nhận được những món quà nhân ngày 8/3 đấy. + Con thích làm hoa gì để tặng mẹ? + Con sẽ làm bông hoa màu gì? + Con sẽ làm như thế nào c) Trẻ thực hiện: – Cô nhắc trẻ giữ vệ sinh sạch sẽ như: lau tay sau khi bôi hồ,bỏ vỏ băng dính vào hộp. Khi làm xong mang trưng bày cạnh ảnh của mình. – Cho trẻ về bàn, cô bao quát hướng dẫn trẻ thực hiện. – Trong quá trình trẻ làm cô bật nhạc nhẹ nhàng |
Cả lớp hát và trả lời
Cả lớp trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ nói ý định của mình |
-Trẻ hưởng ứng theo lời bài hát.
Khuyến khích trẻ trả lời
Trẻ trả lời có sự hỗ trợ của cô.
Trẻ cùng cô xây dựng ý định làm hoa của mình.
|
d) Trưng bày và nhận xét sản phẩm:
– Cho trẻ đem sản phẩm của mình lên trưng bày. – Cho trẻ giới thiệu về sản phẩm của mình: + Con làm hoa gì? Hoa có màu gì? + Con dùng nguyên vật liệu gì để làm ? + Con làm như thế nào ? – Con thích bài của bạn nào nhất? Vì sao? – Cô nhận xét bài của trẻ,động viên trẻ. Mở rộng hoạt động: Cô phối hợp với cha mẹ cháu Nhật cho cháu thực hiện vận động này tại nhà. 3. Kết thúc – Cô cho trẻ hát bài “ Bông hoa mừng cô” |
Trẻ về bàn và thực hiện
Trẻ giới thiệu
Cả lớp hát
|
Trẻ thực hiện bài tạo hình có sự hỗ trợ của cô. Khuyến khích, cùng trẻ giới thiệu bài của trẻ. Trẻ hưởng ứng bài hát cùng các bạn. |
Kinh nghiệm giáo dục trẻ tử kỷ hòa nhập tại lớp
Đi trong đường hẹp đầu đội bao cát
Đi trong đường hẹp đầu đội bao cát
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC
Đề tài: VĐCB: “Đi trong đường hẹp đầu đội bao cát”
TCVĐ: “Kéo co”
Chủ đề: Tết và lễ hội mùa xuân
Đối tượng: Mẫu giáo bé
Thời gian: 20 – 25 phút
Số trẻ: 20 – 25 trẻ
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Kiến thức
– Trẻ biết tên, cách thực hiện vận động: “Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát”
– Cháu Nhật biết tên, cách thực hiện vận động theo khả năng của trẻ, sự hướng dẫn của cô
- Kĩ năng
– Trẻ có kỹ năng đi thẳng hướng, không chạm vào 2 bên đường kết hợp giữ thăng bằng không làm rơi túi cát khi thực hiện vận động.
– Phát triển cho trẻ khả năng khéo léo, định hướng trong không gian.
– Trẻ có kỹ năng phối hợp tay, chân và sức mạnh toàn thân để tham gia trò chơi: “Kéo co”.
– Đối với cháu Nhật: Cháu có kỹ năng đi thẳng hướng, không chạm vào 2 bên đường kết hợp giữ thăng bằng không làm rơi túi cát khi thực hiện vận động có sự hỗ trợ của cô
+ Phát triển các vận động thô: Đi trong đường hẹp đầu đội bao cát
+ Phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo.
- Thái độ
– Trẻ nghe theo hiệu lệnh của cô, tự tin, hứng thú tham gia luyện tập, tham gia chơi trò chơi.
– Trẻ hợp tác với bạn khi tham gia trò chơi.
– Giáo dục cháu Nhật có ý thức kỷ luật, hứng thú với hoạt động đi trong đường hẹp đầu đội bao cát
II/ CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: trong lớp
- Đồ dùng:
– Trang phục: cô và trẻ gọn gàng.
– Nhạc bài hát: “Sắp đến tết rồi”; “Bé chúc tết”; “Cùng múa hát mừng xuân”; “Mùa xuân đến rồi”.
– Đường hẹp làm bằng hộp sữa chua nối vào nhau có trang trí thêm cỏ và hoa. Chiều rộng con đường là 20cm, độ dài đường hẹp từ 2,5 – 3m
– Đối với cháu Nhật chiều rộng con đường có thể 25-30 cm
– 20 – 30 bao cát, xắc xô, dây kéo co, trống con.
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ | HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ | HOẠT ĐỘNG TRẺ TỰ KỶ |
* Ổn định, gây hứng thú
– Giới thiệu khách – Cô chính trò chuyện với trẻ: Các con thấy trang phục của các cô hôm nay như thế nào? + Cô phụ đọc loa: “Loa, loa, loa, loa Các bạn gần xa Về đây dự hội Lễ hội ngày xuân Loa, loa, loa, loa.” – Cô dẫn dắt giới thiệu tổ chức chương trình “vui hội ngày xuân” và hướng trẻ vào phần khởi động. 1. Khởi động – Cô cho trẻ đi vào vòng tròn, đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường sau đó về chấm. 2. Trọng động a/ Bài tập phát triển chung: – Giới thiệu phần chơi thứ 1: “Cùng nhau đua tài”, cho trẻ tập bài tập phát triển chung theo nhạc của các bài hát: + Tay: Hai tay đưa trước lên cao (4 x 4) + Bụng: Đứng cúi người về trước (4 x 4) + Chân: Đứng khuỵu gối (6 x 4) + Bật: Bật tại chỗ (4 x 4) – Cô nhận xét trẻ tập sau đó cho trẻ đứng về 2 hàng ngang quay mặt vào nhau. |
– Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ đi theo nhạc và hiệu lệnh của cô.
– Trẻ tập theo cô
|
Trẻ lắng nghe
– Trẻ đi và làm theo hiệu lệnh sau cô
– Trẻ tập có sự hỗ trợ của cô
|
b/ VĐCB: “Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát” – Cô giới thiệu phần chơi thứ 2 mang tên: “Thi xem ai khéo”, giới thiệu tên vận động: “Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát”. – Làm mẫu: + Lần 1: Không phân tích. + Lần 2 phân tích: Khi có hiệu lệnh “Chuẩn bị” đứng dưới vạch chuẩn và lấy túi cát đặt lên đầu, 2 tay chống hông. Khi có hiệu lệnh “Đi ” thì bước đi đều thẳng hướng trong đường hẹp không chạm vào 2 bên đường, đầu giữ thẳng không làm rơi túi cát, đi hết đường hẹp thì để bao cát vào rổ và đứng về cuối hàng. + Lần 3: Cô mời 1 trẻ lên làm mẫu, cho các bạn nhận xét. Nếu trẻ làm chưa chuẩn thì cô làm mẫu lại và nhấn mạnh vào các điểm chính. – Trẻ thực hiện: Cô gọi lần lượt trẻ ở 2 hàng lên thực hiện vận động. Cô tổ chức cho trẻ thực hiện 2 – 3 lần. Những lần sau, tổ chức dưới hình thức thi đua (Chú ý bao quát, sửa sai, nhận xét, động viên trẻ kịp thời). Nếu cháu Nhật luôn ngọ nguậy chân tay, hay đi lại, quay người hoặc lắc người, cô tạo cơ hội cho cháu tham gia nhiều hơn với các bạn một lần thông qua việc thi đua cá nhân. Nếu trẻ ít giao tiếp mắt, khi cô giải thích hoặc làm mẫu cho trẻ phải đảm bảo rằng trẻ đang nhìn về phía cô hoặc có thể hỗ trợ như sau: Cô đi trước, cháu Nhật đi sau – Củng cố vận động: Cô hỏi cả lớp tên vận động và mời một trẻ lên thực hiện lại. Cô và các bạn nhận xét. Mở rộng hoạt động: Cô phối hợp với cha mẹ cháu Nhật cho cháu thực hiện vận động này tại nhà. |
– Trẻ chú ý lắng nghe
– Trẻ quan sát và lắng nghe cô làm mẫu
– 1 trẻ thực hiện vận động
– Trẻ thực hiện
– Trẻ thực hiện
|
– Trẻ chú ý lắng nghe
– Trẻ quan sát và lắng nghe cô làm mẫu không ngọ nguậy chân tay, không đi lại, quay người
– Trẻ thực hiện Cùng cô, cô đi trước, trẻ đi sau
– Trẻ thực hiện Dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của cô
|
c/ Trò chơi vận động “Kéo co”
– Cô giới thiệu phần chơi cuối cùng mang tên “Chung sức”, giới thiệu tên trò chơi: “Kéo co”. – Mời 1 trẻ nhắc lại cách chơi của trò chơi . – Cô nhắc lại cách chơi và luật chơi: + Cách chơi: 2 đội sẽ đứng thành 2 hàng dọc đối diện nhau dưới vạch chuẩn tay cầm vào dây thừng. Khi có hiệu lệnh “bắt đầu” thì tất cả các con sẽ kéo mạnh dây về phía mình. + Luật chơi: Người đầu hàng của đội nào dẫm vào vạch chuẩn trước là đội đó thua cuộc. – Tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần. Sau mỗi lần, cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ. 3. Hồi tĩnh – Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng vào vòng tròn theo giai điệu bài hát: “Mùa xuân đến rồi”. – Nhận xét chung và trao quà lưu niệm cho 2 đội. Mời đại diện 2 đội lên nhận quà. |
– 1 trẻ lên thực hiện lại vận động
– Trẻ lắng nghe
– 1 trẻ nhắc lại cách chơi – Trẻ lắng nghe
– Trẻ tham gia chơi
– 2 trẻ lên nhận quà. |
– Động viên trẻ cùng 1 trẻ lên thực hiện lại vận động
-Trẻ thực hiện thêm bài tập này tại nhà.
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ tham gia chơi cùng các bạn có sự hỗ trợ của cô.
Động viên, khuyến khích cho trẻ lên nhận quà để trẻ hứng thú với những làm tập tiếp theo. |
Xem sáng kiến kinh nghiệm mầm non tại: https://thietbimamnonhavu.com/kinh-nghiem-giao-duc-tre-tu-ky-hoa-nhap-tai-lop.html
Đề tài Vẽ ngôi nhà tiết kiệm năng lượng
Đề tài Vẽ ngôi nhà tiết kiệm năng lượng
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
Đề tài: Vẽ ngôi nhà tiết kiệm năng lượng
Chủ đề: Gia đình
Đối tượng: Mẫu giáo nhỡ
Thời gian: 25 – 30 phút.
Số trẻ: 25 – 30 trẻ
- MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
- Kiến thức:
– Trẻ biết vẽ ngôi nhà tiết kiệm năng lượng: Nhà có nhiều cửa sổ, nhiều cây xanh, nhà sử dụng năng lượng mặt trời…
- Kỹ năng:
– Củng cố kỹ năng vẽ
– Trẻ phối hợp màu sắc, bố cục cân đối hài hòa
– Trẻ hợp tác chia sẻ với cô và bạn trong quá trình làm.
- Thái độ:
– Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
– Trẻ biết trân trọng, giữ gìn sản phẩm của minh
II/ CHUẨN BỊ:
- Địa điểm, đội hình:
– Địa điểm: Trong lớp
– Đội hình: Trẻ ngồi trên bàn
- Đồ dùng:
– Một đoạn video về các ngôi nhà tiết kiệm năng lượng
– Đĩa hình ảnh về các ngôi nhà tiết kiệm năng lượng : 3 tranh
– Băng nhạc không lời chủ đề gia đình.
– Tivi, đầu video, bút laze, đài.
– Giá treo tranh
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Ho¹t ®éng cña c« | Ho¹t ®éng
cña trÎ |
Lu ý |
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
– Cho trẻ hát và vận đông bài: Nhà của tôi – Trò chuyện về bài hát. + Con vừa hát bài hát gì? + Các con biết những kiểu nhà gì? – Dẫn dắt vào bài: Ngoài những kiểu nhà các con vừa kể còn có một loại kiểu nhà rất đặc biệt các con cùng quan sát! 2. Nội dung chính: * Quan sát đàm thoại: – Cô cho trẻ xem một đoạn videoclip về các ngôi nhà tiết kiệm năng lượng + Con thấy các ngôi nhà trong đoan video có gì đặc biệt? => Cô Chốt: Ngôi nhà tiết kiệm năng lượng – Tranh 1: Tranh vẽ về ngôi nhà có nhiều cửa sổ. + Con có nhận xét gì về bức tranh? + Ngôi nhà này có điểm gì khác so với các ngôi nhà khác? + Màu sắc cô tô như thế nào? => Cô chốt: Bức tranh vẽ về ngôi nhà có nhiều cửa sổ, cung cấp nhiều ánh sáng để tiết kiệm điện cho ngôi nhà. Nên gọi là ngôi nhà tiết kiệm năng lượng. – Tranh 2: Tranh vẽ ngôi nhà có nhiều cây xanh. + Xung quanh ngôi nhà ở bức tranh có những gì? + Quanh nhà trồng nhiều cây xanh để làm gì? => Cô chốt: Bức tranh vẽ về ngôi nhà có nhiều cây xanh, cung cấp bóng mát, điều hòa không khí khi trời nóng tạo môi trường cho ngôi nhà thoáng mát, nên được gọi là ngôi nhà tiết kiệm năng lượng. – Tranh 3: Nhà sử dụng năng lượng mặt trời. + Con có nhận xét gì về bức tranh? + Trên mái nhà có điều gì khác? => Cô chốt: Bức tranh vẽ về ngôi nhà có tấm pin thu nạp năng lượng mặt trời để tạo ra điện sử dụng trong gia đình. Nên đây cũng là một ngôi nhà tiết kiệm năng lượng. |
– Trẻ hát – Tập thể, 3- 4 trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ quan sát trên tivi – Tập thể, 3- 4 trẻ trả lời
– Tập thể 3- 4 trẻ trả lời – Tập thể 3- 4 trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Tập thể 3- 4 trẻ trả lời – Tập thể 3- 4 trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe
– Tập thể 3- 4 trẻ trả lời – Tập thể 3- 4 trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe |
|
– Hỏi ý định trẻ:
+ Con thích vẽ ngôi nhà tiết kiệm năng lượng nào? + Con phải vẽ như thế nào? – Trẻ thực hiện: Cô đi bao quát và hướng dẫn thêm cho những bạn vẽ yếu. Nhắc nhở trẻ tư thế ngồi và cách cầm bút. – Cô cho trẻ quan sát và nhận xét bài của bạn. Sau đó cô nhận xét chung 3. Kết thúc: – Cô nhận xét trẻ kết thúc hoạt động.
|
– 3- 4 trẻ trả lời
– Trẻ thực hiện
– Trẻ nhận xét và lắng nghe nhận xét của cô |
Xem thêm: giáo án mầm non
Đề tài Đồ dùng sử dụng điện trong gia đình
Đề tài Đồ dùng sử dụng điện trong gia đình
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài: Đồ dùng sử dụng điện trong gia đình.
Chủ đề: Bé và gia đình.
Đối tượng: Mẫu giáo nhỡ
Thời gian: 25 – 30 phút.
Số trẻ: 25- 30 trẻ
- MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
- Kiến thức:
– Trẻ biết tên công dụng và lợi ích của 1 số đồ dùng sử dụng điện trong gia đình.
– Trẻ biết sử dụng các đồ dùng điện một cách tiết kiệm.
- Kỹ năng:
– Phát triển kỹ năng quan sát, nhận xét và ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.
– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, đủ câu.
– Phát triển kỹ năng hợp tác chơi theo nhóm.
- Thái độ:
– Giáo dục trẻ biết tiết kiệm điện,
II/ CHUẨN BỊ:
- Địa điểm, đội hình:
– Địa điểm: Trong lớp
– Đội hình: Trẻ ngồi thành hình chữ U trên thảm.
- Đồ dùng:
- Đồ dùng của cô:
– Máy chiếu, máy vi tính.
– Nồi cơm điện, bàn là, quạt điện, đèn học, máy vi tính, ti vi, máy sấy bằng vật thật
– Bảng đa năng, bàn ghế, bút.
– Một mảnh vải bị nhàu.
– Nhạc bái hát: Đồ dùng bé yêu.
- Đồ dùng của trẻ:
– Lô tô hình ảnh về các đồ dùng sử dụng điện và các đồ dùng không sử dụng điện có gắn xước dính.
– Bài tập có hình ảnh về các hành vi sử dụng điện tiết kiệm và không tiết kiệm.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ | lưu ý |
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
– Cho trẻ hát: “Đồ dùng bé yêu”. – Các con vừa hát bài gì? – Bài hát nói về những đồ dùng gì? – Những đồ dùng đó dùng để làm gì? 2. Nội dung chính: Trò chuyện về một đồ dùng sử dụng điện: – Chia trẻ thành các nhóm cho trẻ khám phá các đồ dùng điện: Nhóm 1: Bàn là. Nhóm 2: Nồi cơm điện. Nhóm 3: Quạt điện. – Cho trẻ nói hiểu biết của trẻ về những đồ dùng điện vừa khám phá. * Bàn là: – Cô tạo tình huống: Đưa ra một mảnh vải bị nhàu và hỏi trẻ: + Cô có gì đây? Mảnh vải bị làm sao? + Làm thế nào để mảnh vải hết nhàu? – Cô dùng bàn là là mảnh vải sau đó hỏi trẻ: + Mảnh vải bây giờ như thế nào? Vì sao con biết? + Muốn bàn là sử dụng được thì phải làm gì? + Khi cắm điện bàn là sẽ như thế nào? Có được sờ vào bàn là khi đang cắm điện không? Vì sao? + Bàn là là đồ dùng sử dụng gì? Được sử dụng khi nào? => Cô chốt lại: Bàn là là đồ dùng sử dụng điện, khi có đồ bị nhàu và nhăn thì ta mới sử dụng bàn là, khi là xong thì phải rút điện ra để tiết kiệm điện. * Nồi cơm điện: Cô đọc câu đố: Vừa bằng quả bí Nhi nhí hạt cơm Là cái gì? – Nồi cơm điện dùng để làm gì? – Phải làm gì để nồi cơm điện nấu được chín cơm? |
– Trẻ hát – Trẻ trả lời
– Tập thể, cá nhân trả lời.
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
|
– Có được cắm điện khi tay ướt không? Vì sao?
– Nồi cơm điện là đồ dùng sử dụng gì? => Chốt lại: Nồi cơm điện là đồ dùng sử dụng điện, dùng để nấu chín cơm, khi tay ướt thì không nên cầm dây cắm điện vì như vậy rất dễ bị điện giật. * Quạt điện: – Cô có 1 câu đố các con cùng lắng nghe xem câu đố về cái gì? Có cánh mà không biết bay Chỉ quay như chong chóng Làm gió xua cái nóng Mất điện là hết quay Đố bé là cái gì? – Quạt dùng để làm gì? – Phải làm gì để quạt chạy được? – Quạt là đồ dùng sử dụng gì? – Khi không dùng nữa thì phải làm gì? => Chốt lại: Quạt là đồ dùng sử dụng điện, khi có điện thì quạt mới chạy được giúp cho con người có gió mát vào mùa hè nóng bức. * Mở rộng: Ngoài bàn là, nồi cơm điện, quạt điện còn có rất nhiều các đồ dùng khác cũng phải có điện thì mới sử dụng được.( cô cho trẻ xem hình ảnh trên màn hình) * Giáo dục: Tất cả các đồ dùng trên đều là đồ dùng sử dụng điện trong gia đình, các đồ dùng đó đều rất cần thiết đối với cuộc sống của mỗi người. Nếu không có điện thì sẽ không sử dụng được các đồ dùng đó. Vì vậy, điện rất quan trọng đối với cuộc sống con người. Nếu sử dụng điện lãng phí thì nguồn năng lượng sẽ dần bị cạn kiệt như vậy rất ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, nên chúng ta phải biết sử dụng điện một cách tiết kiệm, luôn có ý thức sử dụng tiết kiệm ở mọi lúc, mọi nơi. Khi thấy người nào sử dụng không tiết kiệm thì chúng ta nên nhắc nhở người đó có ý thức hơn. * Ôn luyện củng cố: – Trò chơi 1: Đội nào nhanh nhất + Cách chơi: Chia làm 3 đội, nhiệm vụ của các đội sẽ phải chạy lên trên bàn ở trên này và chọn |
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ quan sát các hình ảnh
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ lắng nghe – Trẻ chơi
|
những lô tô hình ảnh về đồ dùng sử dụng điện gắn lên bảng, đội nào tìm được nhiều hình ảnh đúng nhất sẽ là đội chiến thắng.
+ Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức, trò chơi bắt đầu và kết thức bằng 1 bản nhạc. + Cô tổ chức cho trẻ chơi. – Trò chơi 2 : Ai giỏi nhất + Cô cho trẻ về bàn ngồi + Mỗi bạn sẽ được phát một bài tập trong bài sẽ có hình ảnh về các hành vì biết sử dụng đồ dùng điện tiết kiệm và không tiết kiệm, nhiệm vụ của các con sẽ phải khoanh tròn hành vi tiết kiệm. Bạn nào khoanh đúng nhiều nhất sé là bạn giỏi nhất. + Cô tổ chức cho trẻ chơi => Giáo dục trẻ biết cách sử dụng các đồ dùng điện một cách tiết kiệm. 3 . Kết thúc: – Cô nhận xét trẻ kết thúc hoạt động. |
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ chơi
– Trẻ lắng nghe
|
Nguồn: giáo án điện tử mầm non
Kế hoạch chủ điểm nghề nghiệp
Kế hoạch chủ điểm nghề nghiệp
PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
VẼ QUÀ TẶNG CHÚ BỘ ĐỘI
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Trẻ biết dùng kỹ năng đã học vẽ được quà tặng chú bộ đội
– Trẻ rèn các nét vẽ thẳng ,ngang ,cong để vẻ được quà tặng chú bộ đội đẹp sáng tạo ,tô màu đều không lem ra ngoài
– Giáo dục trẻ yêu thích sản phẩm mình tạo ra, biết yêu thương những cô chú bộ đội ,
II/ CHUẨN BỊ:
Tranh của cô
: – Giấy, bút màu cho trẻ
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
- Hoạt động 1:
– Hát vận động bài “Làm chú bộ đội ” và trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát
– Các chú bộ độ làm nhiệm vụ gì ?
. Hôm nay Cô cháu mình vẽ quà tặng chú bộ đội
- Hoạt động 2: a. Quan sát đàm thoại :
-Trong tranh cô vẽ gì ?
-Bông hoa màu gì ?
-Cánh hoa như thế nào ?
-Cô vẽ bằng nét gì ?
-Cành hao như thế nào ?
-Cô vẽ bằng nét gì ?
-Tương tự cô cho trẻ quan 2 sát tranh Ô tô, lá cờ cùng đàm thoại .
-C/c thích vẽ gì tặng chú bộ đội
-Con vẽ như thế nào
b.Trẻ thực hiện:
-Trẻ đọc thơ “Chú giải phóng quân “ về chỗ vẽ
-Cô nhắc tư thế ngồi ,cách cầm bút
-Cô quan sát trẻ vẽ hướng dẫn động viên kịp thời những trẻ yếu khuyến kích trẻ hoàn thành sản phẩm
-Báo sắp hết giờ
- Đánh giá sản phẩm :
– Cô nhận xét theo nhóm .
-Chọn sản phẩm đẹp trưng bày
-Trẻ nhận xét sản phẩm đẹp
-Cô nhận xét
* Giáo dục Các chú bộ đội vất vả canh giữ bảo vệ tổ quốc cho các con học hành các con phải biết yêu quí kính trọng các chú bộ đội chăm ngoan học giỏi
- Hoạt động 3
– Hát “Chú bộ đội
PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
LỚN LÊN CHÁU LÁI MÁY CÀY
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
– Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, thuộc lời bài hát, giai điệu bài hát
– Nhận giai điệu vui nhộn của bài hát
– Trẻ chơi TCÂN đúng luật, đúng cách
– Trẻ hát đúng.
Trẻ hát đúng cường độ và hát nhịp nhàng theo nhạc bài hát, vận động đúng thể hiện cảm xúc theo nội dung bài hát.
– Trẻ mạnh dạn tự tin, chú ý trong hoạt động
– Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh môi trường
II/ CHUẨN BỊ:
Bài hát: Lớn lên chúa lái máy cày
-Máy tính có bài hát: Lớn lên chúa lái máy cày
-Câu hỏi đàm thoại.
-Mũ múa
– Nơ múa
-Bàn,ghế trẻ ngồi
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
- Hoạt động 1– Cô tổ chức cho trẻ đọc bài thơ : “ Bác nông dân”
– Trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ:
+Các con vừa đọc xong bài thơ gì? Do ai sáng tác?
+Trong bài thơ có nhắc tới ai?
+ Chúng ta có cơm ăn là nhờ vào ai?
+ Bác nông dân làm gì để có được hạt gạo?
-> Giáo dục trẻ yêu quý người lao động, người làm ra hạt lúa, gạo. Biết giữ gìn dụng cụ và tiết kiệm những sản phẩm nghề nông làm ra.
Hát VĐ bài “Lớn lên cháu lái máy cày”
-Cô hát lần 1,giới thiệu tên tác giả
Đề tài: thơ: Chiếc cầu mới
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Chủ đề: Nghề nghiệp
Nhánh 3: Nghề xây dựng
Hoạt động :Văn học- dạy trẻ đọc thơ diễn cảm
Đề tài: thơ: Chiếc cầu mới” St: Thái Hoàng Linh
Đối tượng: 4-5 tuổi.
Thời gian: 20-25 phút.
Ngày soạn: 09/11/2014.
Ngày dạy: 12/11/2014.
Đề tài: thơ: Chiếc cầu mới
I-Mục đích yêu cầu:
1-Kiến thức:
– Trẻ thuộc thơ, cảm nhận vần điệu và nội dung bài thơ, biết thể hiện tình cảm mến yêu của mình với công nhân thông qua việc đọc thơ diễn cảm
2-Kỹ năng:
– Trẻ đọc thơ diễn cảm: Thể hiện được cảm xúc của mình qua giọng đọc cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.
– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rèn khả năng ghi nhớ có chủ định
3- Thái độ :
– Giáo dục trẻ biết lễ phép, kính yêu và nhớ ơn các cô chú công nhân
– Trẻ biết giữ gìn bảo vệ cây cầu, biết giữ ATGT khi đi qua cầu.
– Biết tiền để xây cầu là được trích từ tiền thuế, do nhân dân đóng góp.
II-Chuẩn bị :
-Tranh minh hoạ:
+ Tranh 1: cây cầu.
+ Tranh 2: cảnh tầu xe, người đi lại trên cầu
– Đồ dùng:
+ Khung cảnh sân khấu, chậu cảnh.
+ bài hát cháu yêu cô chú công nhân
– Nội dung tích hợp :
+ Âm nhạc: Hát : “cháu yêu cô chú công nhân”
+ MTXQ: Trò chuyện về nghề xây dựng.
+ Tích hợp: Bảo vệ môi trường, CSPL Thuế, ATGT
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
|
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
|
*HĐ1:Trò chuyện, gây hứng thú. Chào mừng các bé đến với hội thi “BÉ YÊU THƠ” Với chủ đề “ cháu yêu cô chú công nhân” hôm nay PHẦN THI THỨ NHẤT: “Cùng khám phá” – Cô và trẻ cùng xem hình ảnh cây cầu – Cô hỏi trẻ nội dung bức tranh? – Cây cầu dùng để làm gì? – Ai đã xây dựng lên cây cầu ? – Khi đi trên cầu chúng mình phải như thế nào? – Các con có biết lấy tiền ở đâu để xây dựng được cây cầu không? – GD trẻ: Để có được những công trình xây dựng cầu đường là nhờ có tiền thuế do cha mẹ chúng mình và nhân dân đóng góp. -> Khi đi trên cầu các con phải tuân thủ luật lệ giao thông, đi đúng phần đường của mình, không vứt rác, vẽ bậy lên cầu. – Nhắc đến cầu cô nhớ có bài thơ cũng nói về cây cầu, cô đố chúng mình biết đó là bài thơ nào? – Cô mời các con cùng đọc bài thơ nào! * HĐ2: NỘI DUNG CHÍNH PHẦN THI THỨ 2: “Lắng nghe tiếng thơ”: – Chúng mình cùng lắng nghe cô đọc thơ để cảm nhận vần điệu, nhịp điệu, nội dung bài thơ nhé! a/Đọc mẫu. */ cô đọc lần 1: Cô đọc diễn cảm thể hiện cử chỉ điệu bộ nét mặt qua giọng đọc nhẹ nhàng – Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác? – Các con biết bài thơ nói về điều gì? (Tóm tắt: miêu tả sự mừng vui, phấn khởi của người dân đi lại trên chiếc cầu mới. Nhân dân đi hai bên, tàu xe chạy giữa, nhân dân hớn hở khen các chú CN tài giỏi) */ Cô đọc lần 2: – Bài thơ này được viết ở thể thơ 4 chữ, bài thơ có 3 đoạn thơ, nhịp thơ đọc theo nhịp 2/2, Đọc thơ vừa phải, nhẹ nhàng, không nhanh, không chậm, – Để hiểu rõ hơn nội dung bài thơ và cảm nhận được nhịp điệu, vần điệu của bài thơ chúng mình cùng lắng nghe cô đọc lại bài thơ lần nữa. (Cô đọc diễn cảm kết hợp sử dụng trình chiếu ảnh minh hoạ)
* Đàm thoại , trích dẫn, giảng nội dung. – Cô vừa đọc bài thơ gì? – của tác giả nào? * Ở phần này cô có 1 trò chơi tặng cho lớp mình có tên: Ô cửa bí mật => Cô sẽ mời 1 bạn lên mở ô cửa ra, bạn nào trả lời được câu hỏi trong ô cửa sẽ được thưởng 1 tràng pháo tay. Ô cửa số 1: trong bài thơ cây cầu mới được xây dựng ở đâu? (Trên dòng sông trắng) – Câu thơ nào thể hiện rằng chiếc cầu xây trên dòng sông trắng? – khi đọc câu thơ này chúng ta đọc như thế nào? – Cô mời 1-2 trẻ đọc: “ trên dòng………………chạy giữa” => Đoạn thơ này nói lên: nhờ có cây cầu bắc qua dòng sông trắng mà mọi người, tàu xe qua lại 2 bên bờ sông rất thuận tiện. Ô cửa số 2: Trong bài thơ những câu thơ nào giúp các con biết người và tàu xe qua cầu rất đông vui ? (Tu tu …………………………….hớn hở) Bạn nào thể hiện thật diễn cảm đoạn thơ này nào!
(Cô hỏi trẻ cách đọc, cho 1-2 trẻ đọc đoạn thơ) => Thể hiện niềm phấn khởi của mọi người, ai cũng hài lòng khi đi trên cầu mới. => Hớn hở: Thể hiện sự vui tươi trên khuân mặt. Ô cửa số 3: Nhân dân đi qua cầu đã nói gì về công nhân xây dựng?
– cô hỏi trẻ cách đọc thơ và cho 1-2 trẻ đọc:
Ô cửa số 4: Chiếc cầu được xây dựng để làm gì? (Để mọi người và tàu xe qua lại)
– GD trẻ: Giữ gìn, bảo vệ các công trình cầu đường, không viết bậy, vẽ bậy vào các công trình công cộng, chấp hành luật an toàn GT.
* Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm. PHẦN THI THỨ 3: BÉ ĐỌC THƠ DIỄN CẢM – Để thể hiện bài thơ thật diễn cảm các con cần thể hiện như thế nào?
– Sau đây là phần thể hiện đọc thơ của lớp MG 4 tuổi TT (Cả lớp 2 L)
+ Xin mời sự thể hiện của tổ hoa hồng (hoa cúc,hoa sen) + Đọc thơ cảm nhận được vần điệu . nội dung, cảm xúc qua giọng đọc là sự kết hợp ăn ý, khéo léo giữa các tổ và ngay bây giờ chúng ta cùng lắng nghe và thưởng thức.(Đọc thơ theo yêu cầu => cô đưa tay về phía tổ nào tổ đó đọc nối tiếp) + Xin mời sự thể hiện của nhóm bạn trai áo kẻ(nhóm bạn gái mặc váy) + Xin mời sự thể hiện của 1 giọng thơ nữ (nam).
– Vừa rồi chúng ta đã trải qua 3 phần thi trong hội thi “BÉ YÊU THƠ” các bạn đã thể hiện rất xuất sắc, cô khen cả lớp….. – Các con có biết sau này khi các chú công nhân xây dựng đã già rồi, thì ai sẽ là người tiếp tục xây những cây cầu mới không? (Đúng rồi) – Hội thi hôm nay còn một trò chơi rất hấp dẫn cho các bé có tên “ Tập làm công nhân” => Cô chia lớp thành 3 đội =>Cách chơi: Hội thi chuẩn bị cho mỗi đội một rổ rất nhiều khối, các đội sẽ dùng khối đó xếp thành hình cây cầu =>Luật chơi: Đội xếp nhanh và đẹp đội đó sẽ giành được phần quà của hội thi. (phần chơi được đánh dấu bằng 2 lần đọc bài thơ “Chiếc cầu mới” ) =>Cô cùng trẻ kiểm tra nhận xét, tuyên dương. * HĐ3:Kết thúc – Cô và các con mừng kết quả của hội thi “Bé đọc thơ diễn cảm” bằng 1 bài hát “cháu yêu cô chú công nhân” và cùng về góc chơi làm các món quà ý nghĩa tặng chú công nhân nhé! |
– Tu tu………………hớn hở – trẻ đọc
2-3 trẻ nói lại cách đọc
– trả lờ – Cả lớp đọc
– Các con
– Trẻ hát và về góc chơi. |
Đề tài – Cùng bé học đo
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Chủ điểm: Nghề nghiệp
Nhánh: Nghề dịch vụ
Môn: Toán
Đề tài: Cùng bé học đo (Đo đối tượng bằng một đơn vị do)
Đối tượng: Trẻ MG nhỡ
-
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
KT:
– Nhận biết mục đích của phép đo: biểu diễn độ dài của kích thước một đối tượng qua độ dài của 1 vật chọn làm đơn vị đo.
– Biết sử dụng đơn vị để đo, nhận biết độ dài của đối tượng bằng phép đo và diễn đạt được mối quan hệ giữa kích thước của đối tượng đo và đơn vị đo.
KN:
– Tập đo độ dài của đối tượng bằng 1 đơn vị đo. Làm quen với thao tác đo.
– Phát triển tư duy so sánh tổng hợp, chú ý có chủ định, sử dụng đúng thuật ngữ toán học.
TĐ: Trẻ có nề nếp học tập, yêu thích học toán.
II. CHUẨN BỊ :
*Cô:
– Giáo án PP, bút dạ, băng xôp bitis, thước đo.
– Các đoạn đường có số 1, 2, 3, 4
*Trẻ:
– Mỗi trẻ một băng xốp bitis, một bút dạ màu
– Que tính.
– Tích hợp: Âm nhạc,
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
|
HĐ CỦA TRẺ
|
HĐ1: Trò chuyện Chào mừng các bạn cùng đến với chương trình “Vui chơi học tập” của lớp 4 tuổi TT Để bắt đầu chương trình xin mời các bạn cùng hát 1 bài nào! – Cho trẻ hát “Cháu yêu cô chú công nhân” – Bài hát vừa rồi nhắc đến những nghề gì? – Chú CN xây nhà, cô CN dệt may áo mới, nghề của các cô chú thuộc nhóm nghề gì? – Có rất nhiều nghề dịch vụ, mỗi nghề lại mang lại cho xã hội những sản phẩm khác nhau, nghề nào cũng rất cần thiết và đáng quý. HĐ2: Nội dung chính. P1: Ôn KT cũ Chương trình “Vui chơi học tập” hôm nay xin mời các bạn cùng tham gia phần thứ nhất “Bé nào giỏi hơn” – Có 4 đoạn đường (Số 1, 2, 3, 4) – ” Bây giờ cô muốn đo các đoạn đường này bằng bàn chân. Đo bằng cách đi nối gót tiến lên, vừa đi vừa >Tại sao đoạn đường số 1 lại ít bước chân hơn đoạn đường số 2? + Gọi 1 trẻ khác lên đi đoạn đường số 3,4 > Tại sao đoạn đường số 4 nhiều bước chân hơn số 3? “Cô nhận xét: đoạn đường có dài hơn sẽ đi được nhiều bước chân hơn; đoạn đường ngắn hơn thì đi được ít bước chân hơn=>Đây chính là cách đo đạc đơn giản ứng dụng trong thực tế, tại sao các thợ may, thợ xây, kỹ sư…lại có thể đo được chính xác như vậy; Ngay bây giờ mời các bạn bước sang phần 2 của chương trình “Trổ tài của bé” P2: Bài mới. Phần thứ 2: “Trổ tài của bé” – Hôm nay các cô chú công nhân nhà máy may đã gởi rất nhiều mảnh vải đến nhờ chúng ta đo giúp họ. – Trước tiên các bạn quan sát cô hướng dẫn cách đo: cô hướng dẫn thao tác KN chính ” Đo chiều dài của băng giấy” =>Đo trên băng vải ( Kỹ năng mới) + Cô lấy một cái thước hình chữ nhật và cầm một bút dạ: “Tay trái cô cầm thước, tay phải cô cầm bút. Cô đặt thước sao cho cạnh dưới của thước sát với mép dưới của băng vải, đầu phía bên trái của thước sát với đầu trái của băng vải. Cô lấy bút kẻ lên băng vải sát mép phải của thước để đánh dấu, rồi nhấc thước ra. Tiếp tục, cô đặt thước sao cho cạnh dưới sát mép dưới của băng =>Cô vừa hướng dẫn để do chiều dài của băng vải chúng ta sẽ do như thế nào? => Ứng dụng máy chiếu cho trẻ quan sát – Cho mỗi trẻ tự lấy một băng xốp bitis, 1 que tính và một cây bút dạ. =>Tại sao khi đo chiều rộng của bàn số lần đo lại nhiều hơn băng vải. =>Chiều rộng của bàn rộng hơn chiều dài của băng vải. Cùng một thước đo khi đo trên các vật có kích thước khác nhau thì KQ đo cũng khác nhau. =>Trong thực tế khi đo có thể cho KQ chẵn 4,5 thước nhưng cũng có thể cho KQ lẻ; vd: hơn 4 hoặc hơn 5. P3: Luyện tập (Cùng chung sức) – Cuối cùng là phần “Cùng chung sức” – Các bạn sẽ chia thành 3 đội thi, một đội là “Chỉ xanh”; “Chỉ đỏ”; “Chỉ vàng”; các đội trưởng là ……………… – Các đội sẽ thi đua đo những chiếc giường giúp các bác thợ may ga đệm. – Thời gian được tính bằng 2 lần bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”. – Đội nào đo xong sẽ chọn thẻ số giơ lên đánh dấu KQ đo của đội mình. Đội nào đo chính xác và nhanh nhất sẽ là đội thắng cuộc. – Tổ chức cho trẻ chơi. – Nhận xét kết quả, đội nào nhanh nhất sẽ được tặng cờ. Động viên trẻ và tặng quà cho cả lớp. HĐ3: Kết thúc: Hướng vào góc chơi |
– Hát cùng cô
– CNXD, nghề May
– Nghề dịch vụ
– Trẻ thực hành đi nối gót
– Trẻ trả lời
– Trẻ so sánh và nói kết quả
-Quan sát
– Đếm nói KQ
– Thực hành đo
– Đo bàn của trẻ
– Trả lời theo ý hiểu
– Cùng tham gia đo theo đội
|
Phân biệt hình vuông, hình tam giác
GIÁO ÁN THAO GIẢNG
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2014
Ngày soạn: 25/10/2014
Ngày giảng: 03/11/2014
Đối tượng: 3 tuổi
Chur đề: Gia đình
Phân biệt hình vuông, hình tam giác
Củng cố biểu tượng các hình : hình vuông, hình tam giác,
– Biết được các đặc điểm của hình vuông và hình tam giác.
– Biết được sự giống nhau và khác nhau của hình vuông và hình tam giác
– Củng cố phân biệt được hình vuông và hình tam giác.
MỞ CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH ( Tuần 1)
- Mục đích yêu cầu.
– Trẻ biết lựa chọn chủ đề theo ý thích của mình.
– Giúp trẻ biết tên những người thân trong gia đình, công việc của mỗi người trong gia đình, địa chỉ gia đình, nhu cầu của gia đình, đưa ra ý kiến xây dựng mạng chủ đề cùng cô.
– Trẻ biết tô màu các thành viên trong gia đình, dán ngôi nhà, nặn các đồ dùng trong gia đình của trẻ để thực hiện chủ đề gia đình. Được cùng cô trang trí để thực hiện chủ đề mới.
– Trẻ biết yêu quý kính trọng những người thân trong gia đình, chia sẻ nhường nhịn những em nhỏ.
– Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động cùng cô và các bạn.
– Trẻ biết tiết kiệm nước khi sử sụng không lãng phí.
- Chuẩn bị.
– Địa điểm: Lớp học sạch sẽ, thoáng mát.
– Đồ dùng của cô: + Một số tranh ảnh về gia đình.
+ Một số đồ dùng gia đình
– Đồ dùng của trẻ: + Tranh in sẵn gia đình, hình cắt sẵn để trẻ dán ngôi nhà .
+ Đất nặn, sáp màu.
Hoạt động của cô
Hoạt động 1: Bé cùng khám phá.
– Cô cho cả lớp hát bài hát: Cả nhà thương nhau.
– Bài hát nói về điều gì?
– Mọi người trong gia đình như thế nào?
– Đúng rồi bài hát chúng ta vừa hát nói về mọi người trong gia đình chúng ta rất là thương yêu nhau đấy.
– Các con ơi các con có muốn nghe cô kể về các thành viên trong gia đình của cô cho các con nghe không?
– Cô kể gia đình cô có bố, mẹ, anh, chị và có cả cô nữa đấy.
– Các con vừa nghe cô kể về gia đình của cô rồi bây giờ cô muốn nghe các con kể về gia đình của các con cho cô nghe đấy nhưng trước khi kể cô có câu đố này cô đố các con xem câu đố nói về ai nhé.
Ai dạy bé hát, chải tóc hàng ngày
Ai kể truyện hay, khuyên bé đừng khóc?
– Cô đố các con đó là ai nào?
– Cháu nào có bố mẹ làm nghề giáo viên không?
– Bây giờ cô có câu đố nữa cô đố các con này.
Hôm nay trời nắng chang chang
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
Ước gì em hóa bóng mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng dâm
– Cô đố các con biết câu đố nói về ai nào?
– Vậy có bố mẹ bạn nào làm nghề nông kể cho cô và các bạn biết nào?
– Các con ạ mọi người trong gia đình chúng ta ai cũng có một công việc riêng
– Vậy các con có biết sau một ngày làm việc vất vả thì mọi người phải về đâu để nghỉ ngơi không nhỉ?
– Ngôi nhà con ở là nhà gì? Xung quanh ngôi nhà có gì? Nhà con ở thôn nào?
– Trong ngôi nhà con ở có những đồ dùng gì để uống nước nhỉ? Đồ dùng gì để ăn cơm nhỉ?
Đồ dùng sinh hoạt ?
– Vậy bây giờ các con cùng cô thảo luận xem chúng mình nên mở chủ đề gì nhé.
Hoạt động 2: Bé xây dựng mạng chủ đề.
– Bây giờ các con cùng thảo luận cô sẽ nhờ cô Huyến ghi lại các ý kiến của các con.
– Các con vừa được kể về các thành viên trong gia đình này, ngôi nhà của chúng mình ở, một số đồ dùng đồ chơi ngoài trời, vậy các con chọn chủ đề gì để thực hiện nào? ( Gia đình )
– Chủ đề gia đình cô chia ra làm 3 nhánh:
– Nhánh 1 các con chọn là gì? Gia đình thân yêu của bé
– Nhành 2 các con chọn là gì? Ngôi nhà gia đình bé ở
– Nhánh 3 các con chọn là gì? Đồ dùng gia đình bé
Chủ đề gia đình cô cùng các con vừa xây dựng gồm có 3 nhánh: – Cô nêu 3 nhánh ra
– Vậy tuần này các con chọn chủ đề gì để thực hiện trước nào?
Hoạt động 3: Bé khéo tay chăm chỉ.
* Làm sản phẩm trang trí lớp:
– Để chủ đề của chúng ta hấp dẫn và sinh động hơn các cháu hãy đoàn kết và cùng nhau tạo ra những sản phẩm thật đẹp để trang trí cho chủ đề của mình nhé.
– Cô chia lớp mình thành 3 nhóm các nhóm có nhiệm vụ:
– Nhóm 1: Tô màu tranh gia đình của bé.
– Nhóm 2: Dán tranh ngôi nhà
– Nhóm 3: Nặn một số đồ dùng đồ chơi trong gia đình
– Bây giờ cô mời các con thực hiện nào
– Khi trẻ hoạt động cô động viên khích lệ trẻ hoạt động đoàn kết, tích cực, tạo ra sản phẩm đẹp.
– Cô cho trẻ trang trí lớp bằng những sản phẩm trẻ đã làm được.
* Kết thúc:
Củng cố biểu tượng các hình : hình vuông, hình tam giác,
– Biết được các đặc điểm của hình vuông và hình tam giác.
– Biết được sự giống nhau và khác nhau của hình vuông và hình tam giác
– Củng cố phân biệt được hình vuông và hình tam giác.
Ổn định gây hứng thú: Cô cho trẻ chơi trò chơi
“ Kéo cưa lừa xẻ”
– Cô hỏi các con đang chơi trò chơi gì mà vui thế?
– Vậy à các con có biết kéo cưa lừa sẻ là một nghề gì không?
– Đúng rồi đó là nghề thợ mộc đấy.
– Các con ạ trong xã hội của chúng ta có rất nhiều ngành nghề như nghề họa sỹ cũng là một nghề vẽ ra những bức tranh rất là đẹp đấy hôm nay cô tổ chức triển lãm tranh của bác họa sỹ các con có muốn cùng đến xem triển lãm tranh không?
Hoạt động 1: Bé nhận biết hình vuông, hình tam giác
– Vậy các con cùng cô đến xem triển lãm tranh nào?
– Các con ơi tranh triển lãm vẽ gì đây?
– Cô giáo là nghề gì vậy?cô giáo đang làm gì?
– Cô giáo đang dạy các chị học hình gì vậy các con?
– Còn bức tranh này có gì đây? Ai đã xây nên ngôi nhà này?
– Bác thợ xây còn gọi là nghề thợ xây đấy.
– Bác thợ xây đã xây được ngôi nhà rất là đẹp, khung nhà có dạng hình gì?
– Mái nhà có dạng hình gì?
– Các con ạ ngoài những bức tranh các con vừa xem có nghề giáo viên, nghề thợ xây bố mẹ các con còn làm nghề nông nữa này và còn có rất nhiều các ngành nghề khác nữa đúng không.
Chơi trò chơi: “Chọn hình theo yêu cầu”
– Các con ơi bạn búp bê thấy các con học giỏi bạn búp bê còn tặng cho các con một hộp quà này các con nhìn xem hộp quà có đẹp không?
– Muốn biết bên trong hộp có gì bây giờ cô mời các con cùng lên đây cùng cô mở hộp quà để xem có gì nhé
– Bên trong hộp có gì vậy các con?
– Đúng rồi có rất nhiều hình. Bạn búp bê tặng cho các con mỗi bạn một hình và mang về chỗ ngồi đấy các con hãy nhặt cho mình mỗi bạn 1 chiếc hình và mang về chỗ ngồi nào
– Bây giờ các con hãy cho cô biết bạn búp bê tặng cho con hình gì? (Cô gọi hỏi từng trẻ xem trên tay trẻ có hình gì và đọc tên hình đó)
* Tái tạo hình vuông, hình tam giác.
– Cô giơ hình vuông hoặc hình tam giác lên và nói bạn nào có hình giống hình của cô thì lại đây với cô và cho trẻ đọc tên hình.
Hoạt động 2: Bé phân biệt hình vuông và hình tam giác.
* Các con nhìn xem cô có gì đây?
– Đúng rồi đây là cây hoa trên cây hoa này cô treo rất nhiều hình bây giờ các con sẽ lên đây và mỗi bạn hái cho mình một hình và những bạn nào có hình giống nhau thì về thành một đội và chúng mình cùng thảo luận xem hình đó có cấu tạo như thế nào và đọc câu đố đố đội bạn nhé.
– Cô cho 1 trẻ thay mặt nhóm đố tên hình:
Hình vuông:
– Tên tôi là một loại hình, tôi đố đội bạn tên hình của tôi?
– Cho tập thể đọc, nhóm đọc, cá nhân đọc hình vuông
– Cô cho đại diện trẻ lên giới thiệu đội tôi hái được hình vuông màu vàng, hình vuông có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc
– Hình vuông có mấy cạnh các con? Các cạnh của hình vuông như thế nào?
– Cô cho trẻ nhắc lại HV có 4 cạnh dài bằng nhau và có 4 góc.
=> Cô khái quát: Hình vuông có 4 cạnh dài bằng nhau và có 4 góc đều vuông.
Hình tam giác:
– Tên tôi là một loại hình, tôi đố đội bạn tên hình của tôi?
– Cho tập thể đọc, nhóm đọc, cá nhân đọc hình tam giác
– Cô cho đại diện trẻ lên giới thiệu đội tôi hái được hình tam giác màu xanh, hình HTG có 3 cạnh và 3 góc
– Hình tam giác có mấy cạnh? mấy góc?
– Cô cho trẻ nhắc lại: HTG có 3 cạnh và 3 góc
=> Cô khái quát: HTG có 3 cạnh và có 3 góc
* Tái tạo hình vuông, hình tam giác: Cô cho trẻ lấy dây chun tạo dáng hình tam giác, hình vuông.
* So sánh điểm giống nhau và khác nhau hình vuông với hình tam giác
– Cô cho trẻ so sánh hình vuông và hình tam giác và hỏi:
* Điểm giống:
– Hình vuông và hình tam giác có gì giống nhau?
* Điểm khác:
– Hình vuông và hình tam giác có gì khác nhau?
– Cô cho trẻ khái quát lại: Hình vuông và hình tam giác đều có các cạnh và góc,
khác nhau hình vuông có 4 cạnh và 4 góc, hình tam giác có 3 cạnh và 3 góc.
Hoạt động 3: Bé trổ tài
Trò chơi: “Xếp hình bằng que tính”
– Các con xem trong rổ còn có gì?
– Vậy các con hãy dùng que tính xếp cho cô hình vuông, hình tam giác nào?
– Khi trẻ xếp xong cô hỏi các con xếp hình vuông bằng mấy que tính? HTG = mấy que tính?
Trò chơi: Kết bạn
– Muốn chơi được các con chú ý lắng nghe cô phổ biến luật chơi và cách chơi.
Dạy trẻ đọc thơ: Chú Hải quân
Dạy trẻ đọc thơ: Chú Hải quân
GIÁO AN: PTNN
>>> 100 bài thơ truyện mầm non hay nhất
HOẠT
ĐỘNG CỦA CÔ |
HOẠT
ĐỘNG CỦA TRẺ |
1.
Ổn định lớp – Cô cho trẻ hát và vận động bài hát: Cháu yêu chú Bộ Đội.
– Cô hỏi: Cô cho các con hát bài hát nào?( 5t)
– Chú Bộ Đội làm nhiệm vụ gì?( 4t)
* GD:
biết kính yêu chú bộ đội 2. Tiến trình bài giảng
2.1. Giới thiệu bài
– Có một bài thơ rất hay nói về chú Hải quân làm nhiệm vụ canh giữ nơi hải đảo xa sôi của tổ quốc.
– Cô đọc thơ diễn cảm lần 1( Đọc thơ diễn cảm)
– Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
– Cho trẻ đọc tên bài thơ
– Cô đọc lần 2 kết hợp tranh minh họa
– giới thiệu cách lật tranh, cách chỉ chữ
– Hỏi trẻ các hình ảnh trong tranh ( Trong tranh thơ vẽ hình ảnh gì?
– Khám phá lần lượt từng tranh
– Cô đọc diễn cảm lần 3 giảng nội dung bài thơ:
– Bài thơ “ Chú Hải Quân” với mỗi câu thơ 5 tiếng nói về chú Hải Quân làm nhiệm vụ
canh giữ nơi hải đảo xa sôi của tổ quốc, không cho quân thù xâm phạm bờ cõi. Mặc cho nắng, mưa chú vẫn chắc tay súng đứng gác hiên ngang gữ mây trời. Khi nhìn thấy hình ảnh của Chú Hải Quân, bạn nhỏ mong lớn lên trở thành người lính giống Chú hải quân. + Trích dẫn giảng giải từ khó:
– Trứng sáo, Vời hải đào, Vùi thây
* Đàm thoại:
– Cô đọc cho các con nghe bài thơ gì? ( 3t)
– Chú Hải Quân làm nhiệm vụ gì? ( 4t)
– Chú đứng Canh gác như thế nào? (5t)
– Bạn nhỏ mong ước điều gì?
– Có bạn nào mong ước làm Chú Hải Quân như bạn nhỏ trong bài thơ không? Vì sao?
=> GD: Luôn yêu thương, kính trọng, lễ phép với các chú hải quân
2.2.
Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm – Cô dạy trẻ đọc diễn cảm từng câu thơ
– Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm 2 -3 lần
– Luân phiên các tổ
– Thi đua giữ các bạn trai và bạn gái
– Thi đọc nối tiếp từng câu thơ
– Thi đọc to, đọc nhỏ
– Từng nhóm, cá nhân lên đọc thơ
– Cô quan sát sửa sai, đọc ngọng, đọc thiếu câu cho trẻ
2. 3. Trò chơi: chuyển hàng ra hải đảo
– Cô nêu cách chơi, luật chơi
+ Cách chơi: cho trẻ bật chum chân qua 2 vòng lấy một vật dụng của đất liền chuyển lên thuyền ra hải đảo xa sôi dành tặng cho các chú Hải quân
+ Luật chơi: Mỗi 1 lượt chỉ được 1 bạn lên chơi và chỉ được lấy 1 vật dụng
– Tổ chức cho trẻ tham gia chơi
– Kiểm tra kết quả của 2 đội
3. Kết thúc
– Củng cố, giáo dục.
– Nhận xét – tuyên dương
|
– Hát và vận động theo nội dung bài hát
– Cháu yêu chú bộ đội
– Bảo vệ tổ quốc
– Trẻ chú ý lắng mghe
– Chú Hải Quân
– Trẻ chú ý lắng nghe
– Chú Hải Quân
– Canh giữ nơi đảo xa
– Canh ngày, canh đêm.
– Cầm chắc tay súng.
– Giơ tay
– Tham gia đọc thơ diễn cảm
– Đứng 2 hàng dọc tham gia trò chơi
|
Link tải: https://tinyurl.com/m94lqeq
Đề tài: Đọc thơ cho trẻ nghe: Bài thơ: “Nắng bốn mùa”
GIÁO ÁN LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC
Chủ đề: Các hiện tượng tự nhiên
Đề tài: Đọc thơ cho trẻ nghe: Bài thơ: “Nắng bốn mùa”
Đối tượng: 4-5 tuổi
Thời gian: 25-30 phút
- Mục đích- yêu cầu
- Kiến thức
- Trẻ nhớ được tên bài thơ, tên tác giả
– Trẻ nắm được nội dung chính của bài thơ
– Trẻ nghe và cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ
- Kĩ năng
- Phát triển tư duy, trí nhớ, cảm xúc, ngôn ngữ cho trẻ
- Thái độ
- Giáo dục cảm xúc thẩm mỹ và yêu thích thơ
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên.
- Chuẩn bị
- Giáo viên đọc thuộc thơ diễn cảm
- Giáo án điện tử giáo án mầm non
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, trò chuyện chủ đề
+ Lớp mình vừa hát bài gì? Bài hát nói về cái gì?
Hoạt động 2: Cô đọc thơ cho trẻ nghe
– Lần 1: Cô đọc kết hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. – Lần 2: Đọc thơ kết hợp với tranh minh họa
* Cô đọc 4 câu đầu. Trong 4 câu đầu có xuất hiện 2 mùa, đó là mùa nào nhỉ các con?
=> Các con biết không nắng mùa xuân thật là dịu dàng và ấm áp. Mùa xuân là mùa cho muôn hoa đua nở đấy như hoa đào, hoa mai….và cũng là khởi đầu của một năm mới đấy các con ( cô cho trẻ xem tranh ảnh về hoa đào, hoa mai)
=> Mùa hè với ánh nắng thật là oi bức nóng nực nên các con khi đi ra nắng các con nhớ phải đội mũ, nón, mặc đồ mát, uống nhiều nước nhé . ( cô cho trẻ xem tranh ảnh mùa hè). * Cô đọc 4 câu cuối.
=> À! Nắng mùa thu thì vàng hoe, nắng của mùa thu thì yếu. + Mùa thu thì có lễ hội gì đặc biệt nhỉ các con? + Đúng rồi! Mùa thu có Tết Trung thu, các bạn nhỏ được đi rước đèn, phá cỗ đấy.
=> Mùa đông rất là lạnh vì không có mặt trời sởi ấm. Vì vậy các con hãy mặc thật ấm để cơ thể không bị lạnh nhé.( Cô cho trẻ xem tranh ảnh về mùa đông).
Giáo dục: Qua bài thơ cho chúng ta thấy một năm có 4 mùa: xuân, hè, thu, đông. Khi thời tiết chuyển mùa các con nhớ mặc quần áo phù hợp với từng mùa nhé.
Mùa gì cho lá xanh cây Cho bé thêm tuổi hây hây má hồng?
Mùa gì phượng đỏ rực trời Ve kêu ra rả rộn ràng khắp nơi?
Mùa gì bé đón trăng rằm Rước đèn, phá cỗ, chị Hằng cùng vui?
Mùa gì gió rét căm căm Đi học bé phải quàng khăn, đi giày?
Hoạt động 3: Kết thúc
|
|
Bài thơ: Nắng bốn mùa
Dịu dàng và nhẹ nhàng
Vẫn là chị nắng xuân
Hung hăng hay giận giữ
Là ánh nắng mùa hè
Vàng hoe như muốn khóc
Chẳng ai khác nắng thu
Mùa đông khóc hu hu
Bởi vì không có nắng.
(Mai Anh Đức)