Bạn Đang xem Giáo án mầm non lớp 3 tuổi Category
Giáo án tay thơm tay ngoan
Giáo án tay thơm tay ngoan
VĐMH: Tay thơm tay ngoan.
Nghe hát: Thật đáng chê.
TCÂN: Ai đoán giỏi.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Dạy hát:
– Dạy trẻ hát rõ lời, đúng nhịp, nhớ tên bài hát. Trẻ hát được theo cô nhịp nhàng., rõ lời, hiểu nội dung.
ĐỌC THÊM
Giáo án văn học thơ hoa kết trái
Giáo án văn học thơ hoa kết trái
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đồ dùng đồ chơi:
- Phương pháp:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
|
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
|
* Tổ chức lớp:
– Cô cùng trẻ hát vận động” màu hoa” .
– Cô hỏi trẻ :
+ Con vừa hát bài gì?
+Bài hát nói về những màu hoa gì?
– Có một bài thơ nói về vẻ đẹp của các loài hoa kết thành quả, đó là bài thơ: hoa kết trái của tác giả Thu Hà .
* Nội dung:
1. Bé nghe cô đọc thơ:
– Cô đọc lần 1: đọc diễn cảm.
– Bài thơ có tên là gì?
– Bài thơ do ai sáng tác.?
– Khi nghe tên bài thơ’’ hoa kết trái’’ các con liên tưởng đến điều gì?
– Bài thơ hoa kết trải nói về mọt số loại hoa kết thành quả, Miền Nam gọi là trái , miền Bác gọi là quả nên tác giả Thu Hà đặt tên bài thơ là hoa kết trái.
– Cô đọc lần 2: kết hợp với hình ảnh minh họa bài thơ trên máy tính.
2. Bé tìm hiểu bài thơ:
– Trong bài thơ có những hoa gì?
– Cô cho trẻ nhắc lại tên các loại hoa đồng thờ cho trẻ xem hình ảnh trên máy chiếu.
– Cô đọc: Hoa cà tim tím .
– Hoa cà sẽ kết thành quả gì?
– Cô đưa quả cà ra cho trẻ quan sát.
– Con thấy quả cà như thế nào?
– Hoa gì trong bài thơ có màu vàng?
– Tác giả Thu Hà đã dùng từ vàng vàng để nói lên vẻ đẹp dịu dàng của hoa mướp.Hoa mướp sẽ phát triển thành quả gì?
– Hoa lựu chói chang được nhà thơ ví với gì?
– Hoa lựu cũng phát triển thành quả lựu, ăn rất ngon.
– Còn những loại hoa nào nữa.
– Cô giảng giải: Hoa mận rung rinh trước gió là sự chuyển động nhẹ nhàng của hoa mậm trong gió.
– Bài thơ hoa kết trái nói về các màu hoa khác nhau, các loài hoa đều kết thành quả. Mỗi loại hoa có một hương sắc khác nhau.Hoa không những đẹp mà còn cho ta những quả ăn ngon và bổ. Vì vậy ở hai câu cuối của bài thơ tác giả đã khuyên các bạn nhỏ điều gì?
– Giáo dục trẻ: không hái hoa , bẻ cành…
3. Bé đọc bài thơ:
– Cô dạy trẻ đọc bài thơ, nhắc trẻ đọc thể hiện đúng tình cảm của bài thơ và ngắt nghỉ đúng:
– Cô cho cả lớp đọc đồng thanh 2 – 3 lần.
– Cho trẻ đọc theo tiết tấu to nhỏ, nhanh chậm: Khi cô đánh tay cao trẻ đọc nhanh, khi cô đánh tay thấp trẻ đọc nhỏ, khi cô đánh tay ngang người trẻ đọc giọng điệu bình thường .
– Cô cho các tổ thi đua nhau đọc: cô đánh tay về phía tổ nào thì tổ đó đọc, khi cô đánh cả hai tay thì cả lớp cùng đọc.
– Cho các nhóm đọc bài thơ.
– Cô cho một vài cá nhân trẻ đọc bài thơ
– Cô nhận xét về cách đọc bài thơ của trẻ.
– Giáo dục trẻ thông nội dung bài thơ.
* Kết thúc:
– Củng cố nội dung bài học.
– Cô giáo dục trẻ.
– Cho trẻ hát bài: ra vườn hoa.
|
– Hát vận động.
– Lắng nghe
– Quan sát.
– Lắng nghe.
– Vâng ạ.
– Lắng nghe.
– Hoa cà, hoa mướp, hoa lựu, hoa mận, hoa đỗ, hoa vừng.
– Quả cà.
– Hoa mướp.
– Hoa lựu như đốm lửa.
– Không được hái hoa tươi.
– Lắng nghe.
– Đọc đồng thanh.
– Đọc theo tiết tấu.
– Đọc thơ.
– Lắng nghe.
– Hát vận động.
|
Giáo án lớp mầm tết đến rồi
Giáo án lớp mầm tết đến rồi
VĐTN: Vỗ tay theo nhịp
NH: Bé chúc xuân
TCÂN: Ai đoán giỏi
I. Mục đích – Yêu cầu
*Kiến thức – Kỹ năng
– Dạy trẻ hát diễn cảm bài hát, đúng lời, rõ nhịp, nhịp điệu, giọng vui tươi, sôi nổi
– Dạy trẻ biết vỗ tay theo nhịp, kết hợp với bài hát.
– Trẻ nhớ tên bài hát, tên trò chơi, luật chơi.
*Phát triển
– Tai nghe âm nhạc, trí nhớ, ngôn ngữ
– Sự hứng thú, tích cực trong trò chơi
*Giáo dục
– Yêu ngày Tết cổ truyền của dân tộc
– Lòng yêu kính ông bà, cha mẹ
– Dạy hát: PP: BDDC
BP: Luyện tập
– VĐTN: PP: Luyện tập
BP: Sửa sai
– NH PP: BDDC
BP: Giải thích
– TCVĐ PP: Thực hành
BP: Thực hành
1. Dạy hát
– Cho trẻ nghe nhạc vào chỗ ngồi
– Các con ơi, sáng nay cô gặp bạn búp bê, mẹ bạn mới mua cho bạn thật nhiều áo mới để mặc vào ngày Tết. Bạn hát tặng cho lớp mình một bài hát. Bây giờ, cô sẽ hát bài hát nói về tết cổ truyền rất hay. Cô hát cho các con nghe nhé.
– Cô hát mẫu lần 1 + đàn
+ Cô vừa hát cho các con nghe bài gì ?
+ Thưa cô bài “Tết đến rồi”
– Cô hát mẫu lần 2 + đàn
– Bây giờ, các con cùng hát với cô nhé
– Trẻ tấp hát với cô 2-3 lần
+ Mời từng tổ hát + sửa sai
+ Mời 1-2 trẻ khá hát cho cả lớp nghe
+ Sau đó cả lớp hát (nếu còn thời gian).
2. Vận động minh hoạ
– Các con hát rất là hay, để bài hát hay hơn nữa, cô sẽ dạy các con vỗ tay theo nhịp bài “Tết đến rồi” nha !
– Muốn vỗ tay đúng và đẹp, các con nhìn xem cô vỗ tay như thế nào nhé.
+ Cô vỗ mẫu lần 1.
+ Muốn vỗ cho thật hay, đầu tiên cô sẽ vỗ vào chữ “Tết” của bài hát và cứ thế vừa hát vừa vỗ tay cho đến hết bài hát.
+ Vỗ nghỉ, vỗ nghỉ, vỗ nghỉ
+ Cô vỗ mẫu lần 2.
– Cho cả lớp làm lại vỗ nghỉ 2-3 lần
+ Cho cả lớp thực hiện
+ Mời tổ, nhóm, có dụng cụ cho trẻ vỗ.
+ Cả lớp
3. Nghe hát
– Hôm nay, cô thấy lớp mình học ngoan nên bây giờ cô sẽ hát thưởng cho các con 1 bài hát nha! Đó là bài “Bé chúc xuân”
– Cô hát lần 1
+ Cô vừa hát bài gì vậy các con ?
+ Thưa cô bài “Bé chúc xuân”
– Cô hát lần 2 và làm động tác minh hoạ
* Giáo dục: Các con ơi, em bé trong bài hát rất là giỏi nè, bé biết chúc tết mọi người những lời chúc tốt đẹp. À! thế các con có giỏi như bạn không nè ?
4. Trò chơi
– Để thưởng các con, bây giờ cô cho các con chơi trò chơi nhé. “Ai đoán giỏi”
– Hỏi trẻ lại cách chơi, luật chơi.
– Cô nhắc lại.
– Cả lớp cùng chơi 2-3 lần
5. Kết thúc
Nhận xét – Tuyên dương.
I. Mục đích – Yêu cầu
-Trẻ thuộc và hát diễn cảm bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp được.
– Trẻ nhớ nội dung bài hát
– Trẻ say mê nghe cô hát.
– Trẻ chơi thành thạo và hứng thú trong trò chơi đồ chơi trong lớp mầm non.
* Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ, tai nghe, chú ý, tri nhớ, ngôn ngữ
*Giáo dục: Yêu thiên nhiên, lòng kính yêu ông bà cha mẹ
– Đàn, máy Cassette, bộ gõ
* Dạy hát:
– Cô đàn một đoạn nhạc, đố trẻ tên bài hát.
– Cô hát mẫu
– Bắt nhịp cả lớp hát vài lần.
– Tổ, nhóm hát
– Cá nhân
* Nghe hát
+ Hôm nay cô đố các con bài hát nào cô sắp hátnói về em bé giỏi biết chúc tết mọi người ?
+ Thưa cô bài “Bé chúc xuân”
– Cô bddc + đàn lần 1
– Đàm thoại
– Bài hát nói về điều gì ?
– Cô bddc + đàn lần 2
* VĐMH
– Bạn nào biết vỗ tay theo nhịp vỗ như thế nào ?
– Cô vỗ mẫu
– Cô ráp lời bài hát + vỗ tay cho trẻ cùng làm theo vài lần. Cô quan sát, sửa sai.
– Mời tổ, nhóm.
*TCÂN
– Hôm nay cô sẽ cho các con chơi “Ai đoán giỏi”
– 1 trẻ nói luật chơi
– Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
3. Kết thúc
Nhận xét – Tuyên dương.
Chủ đề động vật sống dưới nước tô màu con cá
Chủ đề động vật sống dưới nước tô màu con cá
GIÁO ÁN
CHỦ ĐỀ:ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
ĐỀ TÀI: TÔ MÀU CON CÁ
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
*Kiến thức:
-Trẻ nhận biết một số đặc điểm của con cá
*Kỹ năng;
-Trẻ biết ngồi đúng tư thế và biết cầm bút tô màu
– Rèn luyện kỹ năng tô màu khéo –đẹp
*Thái độ:
-Giáo dục trẻ có ý thức chăm sóc cá, cho cá ăn
II-CHUẨN BỊ
*Cô:
-Tranh mẫu tô màu con cá
-Giấy in hình mẫu con cá
-Bút màu
-Gía treo tranh
-Nhạc không lời bài: “Cá vàng bơi”
*Trẻ:
-Quan sát tranh con cá
-Bút màu
-Giấy vẽ
III-TIẾN HÀNH
- Hoạt động 1:Trò chuyện
-Cô cho trẻ trò chuyện về động vật sống dưới nước
-Cô hỏi trẻ:
- Các con thấy cá sống ở đâu?
- Cá bơi như thế nào?
- Có màu gì?
- Hoạt động 2:Quan sát tranh mẫu
*Cô cho trẻ xem tranh tô màu con cá.Đàm thoại:
- Bức tranh cô có gì?
- Cô tô màu con cá như thế nào?
- Đầu cá cô tô màu gì?
- Mình cá cô tô màu gì?
- Còn đuôi cá –vây cá-vẩy cá cô tô màu gì?
*Cô tô mẫu:
-Cô vừa tô vừa giải thích cách tô
-Cô nhắc lại cách tô màu: Cô đưa bút kéo nét xiên –nét tròn, cô đưa nét dọc nhiều lần theo hình vẽ
- Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
-Con định tô con cá màu gì? Tô như thế nào?
-Cô cho trẻ vào bàn ngồi tô màu- Cô mở nhạc không lời cho trẻ nghe
-Cô quan sát –động viên trẻ vẽ và tô màu sáng tạo
4.Hoạt động 4: Trưng bày và nhận xét sản phẩm
-Trẻ lần lượt đem bài lên cho cô treo lên giá
-Cô mời 1 trẻ lên giới thiệu bài của mình
-Cô mời 2 trẻ lên nhận xét sản phẩm của bạn.Hỏi:
- Tại sao con thích?
-Cô nhận xét tổng quát các sản phẩm, khen những bài đẹp, động viên và hướng dẫn một số bài chưa hoàn thiện
IV-KẾT THÚC
-Hát bài: ‘’Cá vàng bơi”
Xem thêm: Giáo án mầm non lớp 3 tuổi
Phát triển ngôn ngữ phát triển vận động
Phát triển ngôn ngữ phát triển vận động
I. Mục tiêu
đỏ, mầu xanh
Chuẩn bị:
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Hoạt động I:
* Trò chuyện theo chủ đề :
– Các con ơi, hôm nay trời rất đẹp, cô Chữ sẽ thưởng cho lớp mình 1 chuyến đi chơi nhé! Nào chúng ta cùng đi thôi.
– Cho trẻ hát bài : Tập lái ô tô
– Các con yêu quý! Vậy là chuyến đi chơi của chúng mình đã đến điểm tham quan rồi. Chúng ta hãy dừng chân tại đây nhé!
– Các con có biết đây là đâu không ?
– Cô Chữ giới thiệu nhé! Đây là trường mầm non Sao Mai đấy.
– Nào chúng ta cùng chào tất cả các cô các bác trong trường!
+ Các con rất ngoan nên cô sẽ tặng lớp mình 1 món quà đấy!
+ Để biết được món quà gì chúng mình mở món
quà này nhé. * Gọi một trẻ lên mở gói quà
– Đó là món quà gì vậy ? ( Một chuỗi vòng hạt )
– Thật là đẹp đúng không nào?
– Hôm nay cô với các con cùng xâu vòng tặng cho các cô giáo nhé.
2. Hoạt động 2: Nội dung
a. Quan sát – đàm thoại:
– Cô đưa ra chiếc vòng và gọi 1 – 2 trẻ lên mô tả về chuỗi vòng theo gợi ý của cô.
– Chuỗi vòng có nhiều hạt không ?
– Các con có biết hạt được xâu vào cái gì?
– Hạt có những mầu gì thế nhỉ? ( Cô giơ cao chiếc vòng )
– Nào chúng ta cùng đếm nhé ( cô cho cả lớp đọc theo cô )
– Hạt đỏ, hạt xanh, lại đến hạt đỏ, rồi lại đến hạt xanh…
– Các hạt được sen kẽ rất đẹp đúng không nào ( cô cho trẻ nhắc lại mầu đỏ, mầu xanh, lại đến hạt mầu đỏ rồi lại đến
hạt mầu xanh…..) b, Làm mẫu :
+ Cô làm mẫu lần 1
– Bây giờ các con có muốn xâu những chiếc
vòng thật đẹp để tặng các cô các bác trong trường không bây giờ cô Chữ sẽ dậy các con cách xâu vòng từ những hạt có mầu đỏ, mầu xanh này nhé – Các con ạ, muốn xâu được vòng thì tay phải các con cầm dây, tay trái các con nhặt hạt mầu đỏ cầm lên xâu dây vào lỗ hạt mầu đỏ sau đó cô cho hạt rơi xuống cuối dây
– Tiếp tục cô nhặt hạt mầu xanh cô cũng xâu như vậy
– Cô xâu xong hai mầu rôi cô lại tiếp tục xâu ngay từ đầu cô nhặt hạt mầu gì nhỉ ?
– Và đây là hạt mầu gì nào
– Các con được quan sát cô làm mẫu rồi vậy bây giờ các con có nhận xét gì về những hạt cô vừa xâu được xếp thứ tự như thế nào
– Ồ đúng rồi chiếc vòng của cô được xếp theo thứ tự mầu đỏ , mầu xanh sen kẽ nhau rất là đẹp
– Khi các con xâu vòng phải nhặt các hạt xâu giống như cô Chữ nhé bạn nào xâu hạt nhầm sẽ không đẹp đâu
c. Trẻ thực hiện :
– Bây giờ cô mời cả lớp mình cùng xâu nào ( Cô phát rổ hạt và dây cho trẻ )
– Cô mở nhạc cho trẻ nghe
– Cô đi đến từng trẻ, khuyến khích, động viên và giúp những trẻ chưa xâu được cô gợi ý để trẻ xâu đúng theo yêu cầu của cô . Khi trẻ xâu xong cô cho trẻ trưng bầy sản phẩm
– Cô cùng trẻ nhận xét sản phẩm của trẻ
+ Trẻ nhận xét bài của bạn
+ Cô bổ xung ý kiến của trẻ
*Kết thúc: Cho trẻ chơi trò chơi cùng cô
– Ai giỏi nhất
– Cô cho trẻ bật qua chiếc vòng để đến trường tặng các cô các bác trong trường ( Cô đặt hai chiếc vòng…. cho trẻ bước qua )
* Hát vận động theo nhạc bài Cô và mẹ
– Nhận được món quà các cô, các bác rất cám
ơn các con , các con có vui không ? Còn bây giờ chúng mình cùng tạm biệt trường mầm non Sao Mai qua bài hát “ Cô và mẹ” . |
– Trẻ trò chuyện và hát cùng cô.
– Trẻ quan sát và đàm thoại cùng cô
– Trẻ đếm
– Trẻ trả lời
– Quan sát cô làm mẫu
– Trẻ trả lời
– Trẻ thực hiện
– Trưng bày sản phẩm
– Trẻ nhận xét
– Trẻ chơi trò chơi
– Hát đi ra ngoài.
|
Giáo án văn học thơ cây thần dược
Giáo Án Văn Học: Thơ Cây Thược Dược
I. Mục đích yêu cầu: Giáo án văn học thơ cây thần dược
Thời gian
|
Nội dung
|
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
|
1. Ổn định tổ chức
2. Hướng dẫn
3. Kết thúc
|
Cô cho trẻ chơi trò chơi “Trồng cây”
– Cô giới thiệu bài thơ: Cây Thược Dược.
Các con ạ bài thơ Cây Thược Dược nói về một cây Thược Dược mới ra hoa nhưng đã bị một gió to làm cây đổ rạp và đã có một em bé ngoan nâng cây dậy để cây không bị cúi lâu lưng sẽ mỏi, và em bé này, cây Thược Dược này đã cười thật vui vẻ.
* Cô đọc diễn cảm lần 1
– Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
– Bài thơ do ai sáng tác?
* Cô đọc diễn cảm lần2 ( trên powerpoint)
– Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
– Bài thơ do ai sáng tác?
( Đọc trích dẫn: Cây Thược Dược…….. đổ rạp)
– Bài thơ nói về cây gì nhỉ?
– Việc gì đã đến với cây Thược Dược nhỉ?
– Cây Thược Dược bị làm sao?
+ Giải thích từ “đổ rạp” có video minh họa.
( Đọc trích dẫn: Có đau lắm…… lưng sẽ mỏi.)
– Em bé nói gì với Cây Thược Dược?
( Đọc trích dẫn: Tay bé đỡ………..đến hết)
– Em bé đã làm gì?
– Bông hoa vui như thế nào?
– Mắt bé được ví như thế nào?
=> Giáo dục: Các con hãy học tập bạn nhỏ hãy biết yêu thương,chăm sóc để cây nhanh lớn và ra những bông hoa đẹp, các con không được bẻ cành ngắt lá mà cây đau không ra hoa ra quả được đâu.
* Cô đọc diễn cảm lần 3: Bằng sa bàn
* Dạy trẻ đọc thơ
– Cả lớp đọc 2-3 lần.
– Mời tổ nhóm, cá nhân đọc.
– Cả lớp đọc lại 1 lần.
Hát bài: Vào rừng hoa( Cầm tay nhau cùng đi chơi đi khắp nơi hái bông hoa tươi.
Vào đây chơi rừng hoa tươi chim líu lo hót nghe vui vui. Vào rừng xem hoa nghe tiếng chim rừng reo ca. Tìm vài bông hoa cùng hái đem về nhà!) |
– Trẻ chơi.
– Trẻ trả lời.
– Tác giả Ngô Quân Miện
– Trẻ trả lời.
– Tác giả Ngô Quân Miện
– 2-3 trẻ trả lời.
– Trẻ trả lời theo ý hiểu
– 2-3 Trẻ trả lời theo ý hiểu.
– 2-3 trẻ trả lời.
– Cả lớp đọc.
– Tổ, nhóm đọc thơ
– Cả lớp đọc lại 1 lần.
– Trẻ hát và vận động.
|
Trường Mầm non của bé
Trường Mầm non của bé
Đề tài: Bé vui đến trường
I. Mục đích yêu cầu:
– Trẻ tập được các động tác theo cô, đi bình thưòng, chân không chạm vạch trên đường ngoằn ngoèo.
– Phát triển vận động thể lực cho trẻ.
– Tập thở sâu phát triển cơ bắp, rèn luyện khả năng thực hiện bài tập theo cô.
– Trẻ thích thú, vui vẻ chơi trò chơi. đồ chơi mầm non
– Giáo dục trẻ: có ý thức học bài ngoan.
II. Chuẩn bị:
– Mô hình nhà búp bê.
– Mỗi trẻ 1 quả bóng màu đỏ- cô 1 quả.
– Sơ đồ 1 đưòng ngoằn ngèo rộng 35cm, dài 3m.
– Địa điểm: Phòng tập.
II. Tiến Hành:
1. Khởi động:
Cô làm chim mẹ, trẻ làm chim con dạo chơi phòng tập. Đi thành vòng tròn- đi thường- đi bước dài- đi thường- đi nhanh, sau đó chuyển sang chạy chậm dần- đi bình thường- đứng lại thành vòng tròn.
2. Trọng động:
a. BTPTC: “Tập với bóng”.
Cô đưa quả bóng ra đố trẻ:
– Cô có quả gì đây?
– Quả bóng này có màu gì? ( Cả lớp- cá nhân).
Bây giờ cô con mình sẽ cùng tập với những quả bóng này nhé!
* Động tác 1: Thổi bóng
. TTCB: Đứng thoải mái, bóng để dưới chân, 2 tay chụm lại để trước ngực.
1. “Thổi bóng”: hít vào thật sau sau đó thở ra từ từ- 2 tay giang rộng.
2. Về TTCB.
* Động tác 2: Đưa bóng lên cao
.TTCB: Đứng tự nhiên, 2 tay cầm bóng để ngang ngực.
1. Đưa bóng lên cao: 2 tay cầm bóng đưa lên cao.
2. Bỏ bóng xuống: về TTCB.
* Động tác 3: Cầm bóng lên cao
. TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, tay thả xuôi, bóng để dưới chân.
1. Cầm bóng lên: Trẻ cúi xuống 2 tay cầm bóng giơ lên cao ngang ngực.
2. Để bóng xuống: Trẻ cầm bóng cúi xuống đặt bóng xuống sàn.
* Động tác 4: Bóng nảy
.TTCB: Trẻ đứng thoải mái, 2 tay cầm bóng.
. TH: Nhảy bật tại chỗ vừa nhảy vừa nói: ” bóng nảy”.
* Cô hỏi lại trẻ tên bài tập?
b.Vận động cơ bản: ” Đi theo đường ngoằn ngoèo”
Nghe tin trường của bạn búp bê có rất nhiều đồ dùng đồ chơi mầm non, đồ chơi đẹp.
Bây giờ cô con mìnhcùng đến thăm ngôi trường thân yêu của bạn nhé!
Nhưng đường đến trường của bạn rất khó đi, các con phải đi qua 1 con đường ngoằn ngoèo, uốn khúc đấy.
Giờ các con hãy xem cô đi trước 1 lần nhé!
* Vận động mẫu: 2 lần.
– Lần 1: Tập trọn vẹn, không phân tích động tác.
– Lần 2: Kết hợp phân tích:
Cô đứng tự nhiên, 2 tay thả xuôi khi có hiệu lệnh 2/3: bắt đầu đi vào đường ngoằn ngoèo.
Khi đi cô chú ý lưng thẳng, chân bước đều không chạm vạch.
* Trẻ thực hiện:
– Cô đi trước, cho trẻ nối đuôi nhau đi theo sau.
– Cho từng tốp 2 trẻ đi.
– Trong khi trẻ đi cô chú ý quan sát, sửa sai, nhắc trẻ đi không được dẫm lên vạch.
– Cho cả lớp đi lại 1 lần đến chào bạn búp bê, bạn búp bê tặng đồ chơi cho các bạn
– Các con vừa vận động bài gì?
– Giáo dục trẻ: Đoàn kết trong khi chơi, không được chen lấn, xô đẩy bạn kẻo ngã.
c. Trò chơi vận động: ” Dung dăng dung dẻ”
Cô hướng dẫn cách chơi và cùng chơi với trẻ.
3. Hồi tĩnh:
Cho trẻ thi xem ai đi khẽ nhất trong phòng tập 1- 2 vòng rồi cho trẻ ra chơi.
Bé và chú bộ đội
Bé và chú bộ đội
Đề tài: Bé và chú bộ đội
I. Mục đích yêu cầu:
– Bé nhận biết hình ảnh các chú bộ đội, biết công việc cảu chú bộ đội., chân.
– Tình cảm yêu thương của bé với chú bộ đội.
– Phát triển vận động toàn thân cho trẻ.
II. Chuẩn bị:
– Tranh chú bộ đội đang hành quân.
– Súng và hoa làm từ giấy thủ công
– Bài hát: “em thích làm chú bộ đội”
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Chú bộ đội ơi!
Cô và trẻ cùng đi “tàu hỏa” đến thăm chú bộ đội
Cô và trẻ cùng vận động theo nhạc “đoàn tàu tí xíu”
Đoàn tàu đi đến bức tranh, hướng dẫn trẻ quan sát tranh và trò chuyện cùng trẻ.
Đây là hình vẽ ai?
Chú bộ đội mặc đồ màu gì vậy?
Nhìn thấy các chú bộ đội đang làm gì vậy?
Lớp mình cùng hành quân với chú bộ đội nhé!
2. Hoạt động 2: Bé đi 1…2
Cô để sẵn các cây sung ở mỗi góc, cô yêu cầu trẻ tự chọn cho mình sung và đeo trên lưng.
Cô mở nhạc: “em thích làm chú bộ đội” cô và trẻ cùng vận động đi 1…2 theo nhịp bài hát.
Cho trẻ thực hiện 1-2 lần.
3. Hoạt động 3: Hoa tặng chú bộ đội.
Cô hướng dẫn trẻ làm các vòng hoa để tặng chú bộ đôi nhân ngày 22/12.
Cô chuẩn bị cho mỗi trẻ một rổ đựng hoa và dây ruy băng, hướng dẫn trẻ cách xâu vòng hoa.
Để trẻ thực hiện. Cô quan sát trẻ làm.
Kết thúc giờ học, cô giúp trẻ cột hoa lại thành vòng và cho trẻ treo lên tường.
Kết thúc.
Những chiếc vòng xinh xắn
Những chiếc vòng xinh xắn
Đề tài: Những chiếc vòng xinh xắn
I. Mục đích yêu cầu: Những chiếc vòng xinh xắn
– Nhằm phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, rèn luyện sự khéo léo đôi tay cho trẻ.
– Rèn luyện sự phối hợp giữa mắt và tay, biết 1 tay cầm hạt để hở lỗ, 1 tay cầm dây, xâu dây đúng vào lỗ của hạt, chọn hạt.
– Trẻ nhận biết được tên gọi và công dụng của một số đồ dùng đồ chơi mầm non trong nhóm lớp.
– Giáo dục trẻ: học bài ngoan, yêu ca hát. Hình thành ở trẻ tình cảm yêu quý cô giáo.
II. Chuẩn bị:
– Mỗi trẻ: 10 hạt màu đỏ – 2 hạt màu xanh – dây xâu hạt.
– Rổ đựng hạt, chiếu trải, đồ dùng đồ chơi mầm non có màu đỏ.
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Cô và mẹ
Cô và trẻ cùng hát và vận động theo nhạc bài hát: Lời chào buổi sáng.
Trò chuyện với trẻ về bài hát.
Trò chuyện về cô giáo dạy bé ở lớp.
Hình thành ở trẻ tình cảm yêu thương với cô giáo.
2. Hoạt động 2: Những vòng tay xinh xắn.
Cô và mẹ đều yêu thương các con, hôm nay các con sẽ làm những chiếc vòng thật xinh để tặng cô và mẹ.
Cô cho trẻ xem một số vòng đã được xâu sẵn.
Giới thiệu với trẻ cách xâu hạt và các bước xâu hạt.
Trò chuyện với trẻ về các vật liệu xâu hạt, màu sắc hạt.v.v..
Tổ chức cho trẻ thực hiện:
Trong khi trẻ xâu cô quan sát và hướng dẫn trẻ xâu đúng, nhắc trẻ muôn xâu được vòng màu đỏ cô chỉ xâu hạt màu đỏ thôi, chú ý nhắc trẻ cách cần dây, cầm hạt.
Trẻ nào xâu xong cô giúp trẻ buộc 2 đầu dây lại thành vòng và phát tiếp hạt và dây cho trẻ xâu. Cô hỏi trẻ:
– Con đang làm gì?
– Vòng có màu gì?
– Con tặng vòng đỏ cho ai?
3. Hoạt động 3: Vòng tay tặng cô và mẹ
Sauk hi trẻ xâu xong, trò chuyện với trẻ về những chiếc vòng trẻ vừa xâu.
Hướng dẫn trẻ treo lên giá để chiều tặng mẹ.
kết thúc
Thông Tư Ban Hành Đồ dùng – Đồ chơi – Thiết bị dạy học
Những con vật đáng yêu
Những con vật đáng yêu
I. Mục đích yêu cầu:
– Trẻ lắng nghe và vận động nhịp nhàng theo bài hát.
– Trẻ gọi tên và nhận biết được đặc điểm đặc trưng của con vịt, có khả năng lắp ráp các bộ phận của con vịt cho hoàn chỉnh.
– Trẻ nghe và hiểu lời nói của cô, nói được câu trọn vẹn
– Trẻ lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của cô.
II. Chuẩn bị:
– Đĩa CD có hình ảnh con vịt
– Tranh con vịt, trứng vịt
– Các con vịt tách rời các bộ phận để trẻ ráp
– Băng nhạc bài hát: “một con vịt”
II. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Con gì kêu thế?
Cô và trẻ cùng chơi trò chơi: “Nghe tiếng kêu đoán tên con vật”
Hỏi trẻ về con vịt (theo sự hiểu biết của trẻ)
Cho trẻ xem tivi
Cho xem tranh để củng cố lại các bộ phận và đặc điểm đặc trưng của con vịt: Đầu, mình, chân có màng nên bơi được dưới nước, tiếng kêu, đẻ ra trứng…
2. Hoạt động 2: Vịt con dạo chơi
Cô hỏi trẻ vịt đi như thế nào?
Cô và trẻ cùng giả làm vịt đi dạo chơi, mở nhạc và cho trẻ vận động theo bài hát “ Một con vịt”
3. Hoạt động 3: “Nào ta cùng làm”
Cô cho trẻ xem một bức tranh có thiếu các bộ phận của con vịt, nhờ trẻ dán thêm cho hoàn chỉnh.
kết thúc