Biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ Mầm Non
Trong các mặt giáo dục trên thì giáo dục thể chất cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng nhất, vì sức khoẻ là vốn quý giá nhất và có ý nghĩa sống còn với con người, đặc biệt đối với trẻ mâm non. Ở lứa tuổi này cơ thể của trẻ còn non nớt chưa chủ động được, chưa có ý thức đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu dinh dưỡng không đảm bảo được chất lượng thì rất rễ phát triển lệch lạc mất cân đối do vậy trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục một cách hợp lý, khoa học.
Chính vì vậy nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ mầm non có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp GD và ĐT con người. Nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt ra cho chúng ta phải có đội ngũ làm công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục có đủ điều kiện để thực hiện mục tiêu cơ bản trên, trong đó đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng có vai trò then chốt là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non. Cùng với nhiệm vụ phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, hiện nay là vấn đề nâng cao chất lượng làm so để trẻ ăn ngon, đủ lượng, đủ chất và hết suất là mối quan tâm không chỉ riêng phụ huynh mà còn là mối quan tâm của các trường mầm non.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác nuôi dưỡng trong trường mầm non. Là một nhân viên nuôi dưỡng trực tiếp nấu ăn cho trẻ trong nhà trường bản thân thôi thật sự băn khoăn, suy nghĩ làm thế nào để trẻ ăn ngon miệng hứng thú khi đến giờ ăn, ăn hết suất mà đủ chất đủ lượng. Do vậy tôi mạnh dạn quyết định lựa chon đề tài “Một số biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong Trường Mầm Non” làm sáng kiến kinh nghiệm của bản thân năm học 2013 – 2014.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Dinh dưỡng rất cần thiết đối với con người nói chung và trẻ em nói riêng vì trẻ em là tương lai của đất nước. Trẻ em được nuôi dưỡng chăm sóc tốt thì cơ thể mới khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt, không mắc các bệnh, hoặc mắc bệnh thì nhẹ và điều trị chóng khỏi. Cơ thể trẻ em là cơ thể đang lớn và trưởng thành. Khái niệm lớn chỉ sự gia tăng của kích thước, bao gồm sự phát triển về thể chất, khái niệm trưởng thành chỉ sự hình thành về chức năng bao gồm sự phát triển về tinh thần vận động.
Tất cả chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng của việc ăn, uống đây là nhu cầu hàng ngày, một nhu cầu cấp bách, cân thiết không thể không có, không chỉ đơn thuần là giải quyết chống lại cảm giác đói. Mà còn giúp để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, các axit amin, các Vitamin, chất khoáng là những chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể duy trì các tế bào, tổ chức…
Nếu thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng nói trên đều có thể gây bệnh hoặc ảnh hưởng bất lợi cho sức khoẻ. Muốn có một cơ thể khoẻ mạnh cần ăn uống hợp lý và được chăm sóc sức khoẻ đầy đủ. Ở trẻ em tuổi cơ thể đang phát triển mạnh nhu cầu dinh dưỡng rất lớn, nếu thiếu ăn trẻ sẽ là đối tưọng đầu tiên chịu hậu quả các bệnh về dinh dưỡng. Ăn uống là cơ sở của sức khoẻ, ăn uống theo đúng yêu cầu dinh dưỡng thì thể lực và trí tuệ phát triển tốt trẻ em mạnh khoẻ học giỏi thông minh và phát triển một cách toàn diện.
- CƠ SỞ THỰC TIỄN.
- Đặc điểm tình hình chung.
– Trường mầm non B thị trấn Văn Điển nằm trên địa bàn khi tập thể Pin Văn Điển.
– Trường có một khi ở vị trí trung tâm khu vực dân cư, khung cảnh sư phạm xanh – sạch – đẹp có đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Trường có bề dày thành tích, được tặng nhiều bằng khen, nhiều năm liên tục được nhận bằng khen của thủ tướng chính phủ, UBND Thành phố.
– Trường có một khu với 11 lớp trong đó 09 lớp mẫu giáo, 02 lớp nhà trẻ trổng số có 540 học sinh và 57 đồng chí CB – GV – NV.
– Trường được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ thuận tiện cho việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
– Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài tôi thấy có một số thuận lợi khó khăn sau:
- Thuận lợi:
– Đựơc sự quan tâm lãnh đạo của Huyện, Phòng GD và ĐT Huyện Thanh Trì, sự chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường sự quan tâm phối kết hợp của chính quyền địa phương, luôn tạo điều kiện tốt nhất cho việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
– Ban giám hiệu nhà trường nhiệt tình, có kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm cao.
– Tập thể giáo viên, nhân viên nhà trường đoàn kết nhất trí, yêu nghề mến trẻ
– Bếp được đầu tư trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như bếp ga, tủ cơm ga, tủ sấy bát… và được xây dựng theo quy mô một chiều phù hợp với yêu cầu vệ sinh.
– Đội ngũ cô nuôi khoẻ mạnh, có trình độ trung cấp nấu ăn, có kinh nghiệm chế biến thực phẩm phù hợp với khẩu vị cho trẻ.
– BGH nhà trường đã tạo điều kiện cho cô nuôi đi học lớp cao đẳng nấu ăn do trường cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo mở, để nâng cao trình độ.
– 100% trẻ được ăn bán trú tại trường.
– Nhà trường hợp đồng thực phẩm với các chủ hàng là các công ty đảm bảo chất lượng có uy tín. Các chủ hàng đều có giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận sức khoẻ.
- Khó khăn:
– Giá cả thực phẩm lên xuống không ổn định nên ảnh hưởng đến việc xây dựng thực đơn.
– Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đầu vào còn cao.
– Một số phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến công tác chăm sóc sức khoẻ, kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ mầm non của phụ huynh còn hạn chế.
III. CÁC BIỆN PHÁP.
-> Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên cộng với lòng yêu nghề mến trẻ, bản thân tôi luôn tìm tòi, học hỏi và sáng tạo và đưa ra một số biện pháp nhằm cải tiến nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ như sau:
- Biện pháp 1: Tham mưu với Ban giám hiệu, kế toán xây dựng thực đơn giàu dinh dưỡng cho trẻ.
Nói về tầm quan trọng của việc xây dựng thực đơn. Để nâng cao được chất lượng bữa ăn, trước hết cần phải tham khảo món ăn, kết hợp cùng kế toán xây dựng thực đơn sao cho đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm đảm bảo về lượng và chất. Bên cạnh đó, cần phải biết kết hợp nhiều loại thực phẩm đa dạng phong phú tạo sự hấp dẫn.
Nhận thức được tầm quan trọng chăm sóc dinh dưỡng của trẻ, cùng với lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu thực đơn của nhà trường. Bên cạnh đó, tôi cũng tham mưu phối hợp cùng với hiệu phó nuôi, kế toán nhà trường xây dựng thực đơn của trẻ hợp lý, thay đổi theo ngày, tuần, phù hợp theo mùa, cần đối về dinh dưỡng. Nghĩa là phải đủ chất, đủ lượng, cân đối giữa thức ăn động vật và thực vật, đảm bảo tỷ lệ các chất đầy đủ 4 nhóm thực phẩm sau:
– Nhóm cung cấp chất đạm như, Thịt, Cá, Tôm, Cua, các loại đỗ hạt, đậu tương giúp xây dựng cơ bắp tạo kháng thể đặc biệt là sự phát triển của các tế bào.
– Nhóm cung cấp chất béo (Lipit) như: Dầu, mỡ, lạc, vừng, nhóm vừa cung cấp năng lượng cao vừa làm tăng cảm giác ngon miệng giúp trẻ hấp thu sử dụng tốt các Vitamin trong chất béo như Vitamin A, D, B, K…
– Nhóm cung cấp Vitamin và khoáng chất như, rau quả đặc biệt các loại rau có màu xanh thẫm như rau ngót, rau muống, rau dền, rau cải, mồng tơi…và các loại quả có màu đỏ hoặc vàng như chuối, đu đủ, xoài chín, cam, cà chua, gấc, nhóm cung cấp các loại vi chất dinh dưỡng đóng vai trò là chất xúc tác giữa các thành phần hóa học trong cơ thể.
– Nhóm chất bột, đường (gluxit) như: Bột, cháo, cơm, mỳ… nhóm cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và cơ bắp.
Dựa vào thực tế tôi đó tìm ra một số món mới cho trẻ. Sau đây là một số món ăn mà bản thân tôi đã tự nghiên cứu ra:
STT | Tên món ăn | |
Bữa chính sáng | Bữa phụ chiều | |
1 | – Ngan hầm hạt sen
– Canh cua nấu mồng tơi mướp – Sinh tố xoài |
– Phở bò
– Bánh canxi – Uống sữa Dollac |
2 | – Mực tươi, Thịt lợn sốt cà chua
– Canh bầu nấu thịt lợn – Sữa chua |
– Cháo chim câu hầm hạt sen
– Bánh canxi – Uống sữa Dollac |
3 | – Tôm nõn, Thịt lợn, Trứng vịt, đảo bông
– Canh bí xanh, nấu thịt gà – Nước cam |
– Cháo cá thịt lợn
– Bánh canxi – Uống sữa |
4 | – Thịt bò lúc lắc
– Canh thịt lợn, đậu phụ nấu chua – Thanh Long |
– Cháo ngũ cốc
– Bánh dinh dưỡng – Uống sữa Dollac |
5 | – Cá ba sa, thịt lợn sốt cà chua
– Canh rau củ quả nấu thịt lợn – Sinh tố chanh leo
|
– Súp thập cẩm
– Bánh canxi – Uống sữa Anti |
* Kết quả đạt được:
Ban giám hiệu nhà trường đã tham khảo một số thực đơn của tôi và đưa ra thực đơn của nhà trường phong phú, luôn luôn thay đổi theo mùa, theo tuần, sau đây là một số thực đơn sử dụng trong nhà trường.
- Biện pháp 2: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
– Cho dù thực phẩm có tươi ngon đến đâu. Nhưng trong quá trình chế biến không tuân thủ quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm thì cũng dễ dẫn đến ngô độc thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Vì vậy đảm bảo vệ sinh trong chế biến luôn là điều đầu tiên
– Khi vệ sinh: Đối với dụng cụ như dao, thớt khi chế biến thực phẩn sống và chín để riêng, đối với mùa hè các dụng cụ thường xuyên được phơi nắng.
– Vệ sinh lau sàn bếp tôi chỉ đạo tổ sử dụng nước nóng già để lau sàn nhà để diệt vi khuẩn và bốc hơi nhanh giúp cho sàn nhà luôn khô sạch.
– Khâu chia thức ăn phải thực hiện đúng nguyên tắc.
– Đồ dùng dụng cụ thiết bị nhà bếp mầm non phải gọn gàng, ngăn nắp, đúng khoa học để tiện cho việc sử dụng trong chế biến.
– Khi làm việc phải mặc bảo hộ lao động, mũ, khẩu trang, găng tay. Với đặc thù làm việc đều là chị em nên mọi người rất tiết kiệm đối với găng tay nilông chỉ sử dụng một lần nhưng mọi người đã giặt và sử dụng lại. Tôi đã mạnh dạn đề xuất chỉ sử dụng găng tay một lần rồi bỏ không tái sử dụng.
– Đối với giẻ rửa bát, cọ xong, khăn lau tay, lau sàn…cuối buổi được giặt sạch bằng sà phòng và ngâm nước nóng già, sau đó phơi khô.
– Trong sơ chế và chế biến thực phẩm phải luôn thực hiện nội quy “Làm đâu sạch đấy, đứng dậy sạch ngay”.
– Sơ chế thực phẩm: Thực phẩm phải được sơ chế tại nơi đảm bảo vệ sinh thoáng mát, đúng quy định của bếp một chiều. Các loại rau quả tươi phải được ngâm kỹ và rửa ít nhất 3 lần nước sạch hoặc được rửa sạch dưới vòi nước chảy. Các loại thực phẩm sau khi rửa sạch phải để ráo nước, sau đó làm nhỏ theo yêu cầu món ăn.
– Khi chế biến: Không dùng các phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất ngọt tổng hợp không nằm trong danh mục phụ gia thực phẩm do Bộ y tế qui định. Các món ăn phải được nấu chín hoàn toàn, thực hiện “ăn chín, uống sôi”.
– Khi thức ăn đã nấu chín phải đựơc đậy vung cẩn thận trên bàn chia ăn – Tuyêt đối không dùng khăn vải để che đậy, phủ trực tiếp lên thức ăn. Khi nấu xong phải cho trẻ ăn ngay 1 – 2 giờ: Sau 2 giờ phải đem nấu lại trước khi cho trẻ ăn.
– Bên cạnh đó cần phải thực hiện nghiêm túc quy định về lưu mầu thức ăn. Thức ăn phải được lưu 24 giờ có miên phong, ghi rõ ngày, giờ, tháng có nắp đậy, mẫu thức ăn lưu có cả sống và chín, nhưng được đựng riêng từng hợp đảm bảo vệ sinh.
* Kết quả đạt được:
– Nhà trường đã ký hợp đồng với các chủ hàng tin cậy, các nhà hàng đều có giấy phép chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Hàng tháng tôi thực hiện tốt khâu giao nhận thực phẩm có đủ thành phần và ghi rất cụ thể vào sổ giao nhận.
– Bếp ăn nhà trường thực hiện tốt nội quy, quy chế, sơ chế, chế biến và bảo quản thực ăn cho trẻ theo dúng dây chuyền bếp 1chiều bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, không có hóc sặc, ngộ độc xảy ra trong trường.
– Bếp ăn được chứng nhận đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và được ban kiểm tra y tế học đường đánh giá cao
Theo: sáng kiến kinh nghiệm mầm non
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/dinhduongchotremamnon
in SKKN mầm non
Th513
0